Trẻ sơ sinh bị táo bón làm thế nào để khắc phục nhanh?
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Trẻ Em

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón và cách chữa trị

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón là việc dễ gặp phải khi có con nhỏ. Đừng vội bối rối vì các chia sẻ dưới đây sẽ cực kỳ hữu ích cho bé của bạn!

Tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón cũng khiến các bố mẹ khó tìm được cách trị cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về bệnh và hỗ trợ các bé thoát khỏi nỗi khó chịu mang tên "táo bón".

Dấu hiệu nhận biết khi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị táo bón

Táo bón ở trẻ sơ sinh là điều thường gặp; nhưng không phải ai cũng đủ hiểu biết để nhận biết tình trạng này ở con trẻ. Dưới đây là 3 dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh ở trẻ.

Trẻ sơ sinh quấy khóc, lười ăn

quấy khóc là một biểu hiện của trẻ bị táo bón
Trẻ sơ sinh bị táo bón thường hay quấy khóc 

 

Khi trẻ bỗng dưng quấy khóc vô cớ, biếng ăn và hay có biểu hiện nhăn nhó khó chịu là một dấu hiệu của bệnh táo bón. Do thức ăn nạp vào cơ thể bé không được hấp thụ; đào thải thậm chí có nguy cơ hấp thụ ngược trở lại. Điều này khiến bé cảm thấy đầy bụng, khó chịu, mệt mỏi nên hay quấy khóc vô cớ, ngủ không sâu giấc. Thức ăn trong cơ thể không được tiêu hóa, đào thải nên trẻ biếng ăn.

Trẻ sơ sinh đi ngoài ít hơn bình thường

Bình thường trẻ sơ sinh bú sữa mẹ từ 8-12 tháng đi vệ sinh trung bình khoảng 1-2 lần/ngày. Còn với những bé đã dùng sữa ngoài thì số lần đi ngoài sẽ giảm. Nếu mẹ theo dõi thấy trẻ có biểu hiện đi ngoài ít hơn bình thường, khoảng 1-2 ngày mới đi một lần; phân bón cục rắn và trẻ đi có biểu hiện rặn rất khó khăn. Đặc biệt trẻ phải dùng rất nhiều sức để đẩy phân ra khiến mặt bé nhăn nhó, đỏ bừng. Với dấu hiệu này chứng tỏ trẻ đã mắc bệnh táo bón.

Trẻ em đi ngoài ra máu tươi có nguy hiểm không?

Trẻ bị đầy bụng, khó tiêu

Khi mẹ sờ bụng bé thấy bụng lúc nào cũng trong tình trạng phình to và sờ thấy cứng. Điều này chứng tỏ bé bị khó tiêu, đầy bụng. Đây là dấu hiệu của bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh.

Quan sát phân của bé

Màu sắc và hình dạng phân của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào tuổi của bé. Phân của trẻ sơ sinh từ 0 đến 3 ngày tuổi sẽ có màu tối, dạng sệt như hắc ín, gọi là phân su. Sau vài ngày bú mẹ hoặc uống sữa công thức, phân của bé sẽ mềm hơn, màu sáng hơn. Phân của trẻ bú mẹ thường ít nặng mùi hơn và mềm hơn so với phân của bé bú sữa công thức.

Từ 2 – 6 tuần tuổi, các bé thường sẽ đi tiêu 2 – 5 lần trong 24 giờ. Một vài bé có thể sẽ đi nhiều hơn so với số này, trong khi số khác lại đi ít hơn.

Nếu em bé dưới sáu tháng tuổi và đi tiêu dưới 2 lần/ngày vẫn được coi là bình thường.

Nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón

Phân khô và rắn hơn bình thường khiến việc đi đại tiện của trẻ gặp khó khăn và có thể bị đau rát, chảy máu khi đi tiêu. Nếu phân không được đào thải khỏi cơ thể khiến trẻ bị đau vùng bụng và bỏ ăn. Tùy vào độ tuổi và chế độ ăn mà có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ.

trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi có nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón

Do chế độ ăn uống của mẹ

Do trẻ sơ sinh còn ít tháng tuổi nên hầu như vẫn đang trong tình trạng bú sữa mẹ. Vì thế chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng rất lớn tình trạng bệnh lý của con. Việc mẹ ăn nhiều đồ cay nóng, đồ khó tiêu, ít chất xơ, nhiều đạm và ăn uống thiếu dinh dưỡng, chế độ ăn ngủ không hợp lý khiến các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể bé cũng khiến bé dễ bị táo bón.

Để bé không bị táo bón, mẹ nên chú ý ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh hay các loại củ quả tươi. Đây là những loại thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, việc bổ sung sữa chua thường xuyên cũng khiến lợi khuẩn của mẹ tốt hơn.

Do trẻ sơ sinh dùng sữa ngoài

dùng sữa ngoài có thể làm bé táo bón
Trẻ dùng sữa công thức sớm sẽ dễ bị bệnh táo bón

Táo bón ở trẻ sơ sinh còn do mẹ cho bé dùng sữa ngoài quá sớm. Sữa công thức kết hợp nhiều chất mà dạ dày bé phát triển chưa hoàn thiện sẽ khó mà tiêu hóa được. Đồng thời đây cũng là loại sữa được coi là khó tiêu hóa và nếu mẹ cho bé uống pha không đúng công thức thì khả năng bé bị táo bón là rất cao.

Do bệnh lý

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan bên ngoài thì việc bé bị táo bón đôi khi là do bệnh lý xuất phát từ chính cơ thể bé. Do tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa hoặc các dị tật bẩm sinh như: đại tràng bị phình to (bệnh Hipschsprung), bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme) khiến trẻ bị táo bón sớm.

Chỉ số bmi cho trẻ em bao nhiêu là phù hợp?

Trẻ sơ sinh bị táo bón có nguy hiểm không?

Không phải tất cả trường hợp trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón đều đáng lo. Tốt nhất, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân làm bé cưng khó chịu, sau đó mới tìm cách xử lý phù hợp nhất. Hiện tượng này rất thường gặp vì việc 3-4 ngày bé mới đi đại tiện; có thể vì bé cần thời gian để chuyển hóa tất cả những gì bú vào cơ thể. Nếu bé chỉ có vấn đề này mẹ cũng đừng nên quá lo lắng.

Trẻ sơ sinh bị táo bón, đặc biệt là trẻ dưới 1 tháng tuổi thường xuất hiện những dấu hiệu như: Khó chịu, đầy bụng, chán ăn, xì hơi nặng mùi. Khi đi đại tiện, trẻ phải rặn, phân rắn có khi thành viên như phân dê. Trẻ thường khóc ré lên vì đau do nứt rách hậu môn. Đây là những dấu hiệu mẹ có thể quan sát thấy ở trẻ.

Táo bón có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần nhưng cũng có những trường hợp trẻ bị táo bón kéo dài đến vài tháng. Táo bón nếu không được điều trị sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe trẻ như biếng ăn, ăn khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, chậm lớn, suy dinh dưỡng. Những chất độc hại trong phân nếu không được thải ra ngoài hàng ngày; nếu tích tụ lại trong ruột lâu ngày có thể bị hấp thụ trở lại vào máu gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Thực đơn gì cho trẻ bị táo bón?

Trong 6 tháng đầu đời trẻ hoàn toàn bú sữa mẹ. Nếu trẻ bị táo bón mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân để có hướng xử lý kịp thời bằng những nguồn thực phẩm dưới đây:

  • Việc đầu tiên mẹ cần làm khi trẻ sơ sinh bị táo bón là cho bé uống nhiều nước. Lẽ ra bé chỉ được bú sữa mẹ trong khoảng thời gian này nhưng vì bé bị táo bón. Mẹ nên cho bé uống một ít nước, khoảng 100-200ml nước/ngày.
  • Song song đó, mẹ cần cải thiện chế độ dinh dưỡng của mình. Mẹ phải uống nhiều nước, khoảng 2,5-3 lít nước lọc mỗi ngày. Thực đơn mỗi bữa ăn cần có nhiều rau xanh, hoa quả chín có tính chất nhuận tràng. Một số loại rau tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ và bé như: Rau khoai lang, rau dền, mồng tơi, chuối, đu đủ,… Ngoài ra, hàng ngày mẹ có thể ăn thêm sữa chua.
  • Trong thời gian cho con bú, mẹ không được dùng thực phẩm nóng, có chất kích thích. Trẻ có thể hấp thụ những chất này thông qua nguồn sữa mẹ. Và điều này hoàn toàn không tốt cho hệ tiêu hóa cũng như sự phát triển của bé.
  • Ngoài các chế độ chăm sóc, trẻ bị táo bón nên bổ sung một số loại bột; thực phẩm dinh dưỡng trong giai đoạn táo bón để mau chóng chấm dứt tình trạng này.

Cách trị táo bón hiệu quả cho trẻ sơ sinh 

Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Đối với trẻ nhỏ còn đang bú sữa mẹ thì cải thiện chế độ ăn uống của mẹ trước tiên; vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng mà mẹ đã nạp vào cơ thể trẻ. Bên cạnh đó, với các bé đã có thể nhai thì bạn có thể kết hợp các thực phẩm nhiều chất xơ để hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa.

Nhưng đối với các bé đang trong giai đoạn ăn dặm thì sẽ càng dễ dàng hơn trong việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé. Các món ăn có nhiều chất xơ, giàu khoáng chất cùng việc kết hợp cho bé uống thật nhiều nước sẽ khiến phân trong cơ thể bé mềm ra. Như vậy làm cho việc đi ngoài của bé trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Ngâm hậu môn của bé với nước ấm

Nếu bé lười ăn, bạn có thể dùng biện pháp này để thay thế. Nước ấm có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn làm bé dễ đi ngoài hơn. Thực hiện việc ngâm hậu môn vào nước ấm khoảng 1-2 lần/ngày; mỗi lần từ 5-10 phút sẽ cho kết quả tốt nhất!

Massage cho bé

massage bé thường xuyên sẽ giúp bé dễ đi ngoài
Massage bụng giúp bé kích thích đi ngoài

 

Thực hiện massage là cách mà mẹ có thể giúp việc đi tiêu của bé trở nên dễ dàng. Mẹ có thể áp dụng những cách massage sau:

  • Massage bụng: Mẹ chỉ cần dùng 3 ngón tay giữa chụm lại, đặt lên vùng bụng xung quanh rốn. Làm như vậy sẽ mau chóng khiến thức ăn khó tiêu còn trong bụng bé mềm ra và dễ dàng đi xuống hậu môn. Thực hiện mỗi lần 3 phút như thế lặp đi lặp lại để kích thích trẻ đi ngoài.
  • Massage theo khung đại tràng: Dùng 2 ngón tay trỏ và ngón giữa đặt lên bụng; chỗ gần với rốn của bé, ấn nhẹ và xoay theo chiều kim đồng hồ từ phải sang trái. Mỗi lần thực hiện khoảng 200 cái; mỗi ngày thực hiện 3-4 lần cách nhau giữa 2 bữa ăn để kích thích làm tăng nhu động ruột.
  • Massage động tác đạp xe đạp: Nắm lấy hai cổ chân của bé; di chuyển hai chân theo động tác đẹp xe đạp nhẹ nhàng. Động tác này giúp chuyển động kích thích nhu động ruột, giúp việc đi đại tiện trở nên dễ dàng.
  • Co duỗi gối: Đây cũng là một động tác dễ dàng và vui với bé. Mẹ nắm hai cổ chân của bé, đẩy về phía bụng để hai gối gập lại, giữ lại trong vài giây. Sau đó, nhẹ nhàng kéo chân bé duỗi thẳng trở lại. Lặp lại động tác trong khoảng 10 phút bé sẽ thoát khỏi tình trạng đầy hơi.

Hãy dành thời gian massage cho bé hằng ngày để cải thiện tình trạng. Không những thế, massage còn giúp bé phát triển tốt hơn về chiều cao. Mẹ cũng nên đảm bảo cho bé bú đủ sữa; vì sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của bé.

Dùng nước ép hoa quả

Nước ép hoa quả sẽ cải thiện hệ tiêu hóa giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Nhờ những dưỡng chất bổ ích có trong hoa quả tươi nên các mẹ sẽ cực kì yên tâm khi áp dụng phương pháp này nhé.

Trên đây là những thông tin cần biết về táo bón ở trẻ sơ sinh. Hi vọng rằng với những gì chúng tôi vừa chia sẻ ở trên sẽ giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm khi trẻ sơ sinh bị táo bón. TuThuoc24h xin chúc cho các bố mẹ cải thiện được thành công tình trạng tiêu hóa ở trẻ nhỏ nhé!

TuThuoc24h