Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh thế nào là đúng cách?
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Mẹo Hay Mẹo Vặt

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh thế nào là đúng cách?

Nhắc đến mùa hè chúng ta thường nghĩ ngay đến thời tiết nóng ôi bức, nhiệt độ cao, ánh sáng chói chang,… Chính những yếu tố đó cũng là điều kiện tốt để các loại vi khuẩn sinh sôi, phát triển nhanh chóng, đặc biệt là đối với thực phẩm.

Nhắc đến mùa hè chúng ta thường nghĩ ngay đến thời tiết nóng ôi bức, nhiệt độ cao, ánh sáng chói chang,… Chính những yếu tố đó cũng là điều kiện tốt để các loại vi khuẩn sinh sôi, phát triển nhanh chóng, đặc biệt là đối với thực phẩm. Vậy các bạn đã biết cách bảo quản thực phẩm an toàn trong mùa hè chưa? Chúng mình sẽ chia sẻ cho các bạn một vài bí quyết trong bài viết dưới đây. Cùng khám phá những bí quyết đó nào!

Cách tốt nhất là chúng ta nên cố gắng ước lượng và mua vừa đủ lượng thức ăn cần thiết cho mỗi bữa ăn của gia đình mình để tránh những trường hợp dư thừa quá nhiều, vì thời tiết nóng như mùa hè thì việc đồ ăn dư thừa sẽ nhanh bị hư hỏng, ôi thiu, nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, nếu có lỡ dư thì chúng tôi cũng có một vài biện pháp giúp các bạn có thể bảo quản thực phẩm an toàn như:

1. Đối với thực phẩm tươi sống

Khi mua thì ta nên lựa chọn những loại thưc phẩm tươi, có nguồn gốc rõ ràng, còn hạn sử dụng, cần lựa chọn những cửa hàng có đầy đủ điều kiện bảo quản tốt (đối với các thực phẩm nhưu thịt, cá,…) thì như thế sẽ giúp cho thời gian bảo quản sau này của thực phẩm đó được lâu hơn, và ít bị hư, mất chất dinh dưỡng.  Khi mua về thì ta nên sơ chế, phân chia và bao gói vào các đơn vị nhỏ, đủ dùng cho từng bữa ăn rồi sau đó bỏ vào ngăn đá của tủ lạnh. Đối với mỗi loại thực phẩm thì nó có ghi những nhiệt độ bảo quản phù hợp thì chúng ta nên xem ở đó và điều chỉnh nhiệt độ theo đúng để hạn chế tối thiểu các tình trạng nhiễm khuẩn, hao hụt chất dinh dưỡng quá nhiều.

  • Với các loại rau xanh: Sau khi mua về chúng ta nên rửa sạch, nhặt bỏ bớt những lá sâu, úng, để nơi khô ráo, thoáng mát hoặc ngăn mát tủ lạnh. Nếu chưa ăn ngay thì chúng ta có thể rửa nhưng phải chờ rau khô ráo rồi mới bỏ vào tủ lạnh hoặc tốt nhất là không nên rửa hoặc ngâm nước vì nước làm rau mau úng và chất bẩn có thể ngấm vào rau khiến rau mau hư hơn.
  • Với bông cải, cải bắp: chúng ta có thể bỏ vào tủ lạnh để bảo quản hoặc có thể dùng giấy báo bọc kín, để nơi thoáng mát.
  • Với trái cây: Mua về rửa sạch để chỗ mát. Với trái cây: Khi mua về chúng ta nên bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo hoặc bỏ vào ngăn mát tủ lạnh. Đối với các loại trái cây chẳng hạn như dưa hấu, dưa gang thì khi mua nên lựa những trái cho vừa đủ số người ăn trong gia đình để khi cắt ra có thể ăn hết. Nếu chẳng may bị dư thì nên bảo quản bằng cách đậy miếng ni lông lên mặt dưa đã cắt để hạn chế tình trạng dưa bị bị khô và mất ngon. 

Lưu ý: 

  • Với các loại rau củ: Để nơi mát mẻ có thể bảo quản từ 2-3 ngày tùy loại, hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh, bảo quản được từ 5-7 ngày.
  • Với thịt gia cầm, trứng, hải sản chế biến… mua về sau khi sơ chế thì cần cho ngay vào tủ lạnh càng sớm càng tốt.Chỉ nên để tối đa một giờ trong thời tiết nóng gắt và nhiệt độ cao từ 32 độ C trở lên.               

Cá mua về cần được rửa sạch, để thật ráo nước, bỏ mang, ruột trước khi bảo quản trong tủ lạnh. Sau khi sơ chế thì nên chia ra thành các phần nhỏ vùa đủ mỗi bữa ăn để tiện cho việc bảo quản và tránh phải rã đông nhiều lần vì nếu rã đông quá nhiều sẽ khiến thịt, cá không còn giữ được nhiều chất dinh dưỡng và tệ hơn có thể bị hư. Nếu cần, sau khi rửa sạch, tẩm ướp và cho vào ngăn tủ lạnh. Đối với các loại hải sản như tôm, cua, sò, ốc… chỉ nên chọn loại còn sống, được chế biến ngay sau khi mua về từ 3-5 giờ đồng hồ và dùng trong ngày.

2. Đối với thực phẩm đã được nấu chín

Nếu thời tiết mát mẻ, các loại thức ăn đã qua chế biến có thể để được từ 4-6 giờ, nhưng vào mùa nóng thì thực phẩm dễ ôi thiu nên cần phải bảo quản ngay sau khi chế biến nếu dùng còn dư.

  • Với cơm, tốt nhất vẫn là nên ước lượng vừa đủ mỗi lần ăn, nấu bữa nào dùng hết bữa nấy. Nếu chẳng may còn dư, thì nên lấy rổ thưa đậy lại và để ở nơi khô ráo, thoáng mát hoặc cho vào ngăn mát của tủ lạnh để tránh bị hư, ôi thiu. Lưu ý, khi ăn thì hạn chế để thức ăn dính vào cơm, tốt nhất nên sử dụng một chiếc vá riêng lấy cơm.     
  • Thức ăn nấu xong thì nên ăn ngay để đảm bảo độ tươi, ngon của món ăn. Nhưng nếu còn lại phải cho ra bát để riêng và cho vào ngăn mát của tủ lạnh. Những món tái nên hạn chế trong thực đơn ngày nóng.

Ngày nay khi điều kiện sống của mỗi gia đình đều nâng cao thì việc sử dụng tủ lạnh để bảo quản thức ăn đã ngày càng phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách, như vậy rất nguy hiểm vì không những không bảo quản được mà còn gây ra các bệnh về ngộ độc thực phẩm. Dưới đây là một vài lưu ý khi chúng ta bảo quản bằng tủ lạnh:

  • Tủ lạnh không nên chứa quá đầy thực phẩm vì nó sẽ chặn luồng không khí lạnh lưu thông khiến nhiệt độ bảo quản không được như mong muốn.
  • Thực phẩm cần nên phân loại thành thực phẩm tươi sống hoặc thực phẩm đã qua nấu chín và nên đậy kín để tránh các trường hợp ô nhiễm chéo, gây nhiễm khuẩn thực phẩm.
  • Ngoài ra, cần phải thường xuyên vệ sinh tủ lạnh để đảm bảo an toàn tốt nhất.

Trên đây là những bí quyết cũng như một vài lưu ý nhỏ để giúp các bạn có thể bảo quản thực phẩm an toàn trong mùa hè. Mong là nó sẽ hữu ích đối với các bạn và hãy áp dụng ngay vào mùa hè sắp tới các bạn nhé!

TuThuoc24h.net