Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên trong nhiều trường hợp bé vẫn cần được bú bình lý do như vì nhu cầu của bé hoặc do điều kiện của mẹ. Cùng Tủ Thuốc 24h tham khảo một số kỹ thuật để tập cho bé bú bình đúng cách mà vẫn đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cho bé.
1. Những trường hợp phải lựa chọn bú bình vì nhu cầu của trẻ
- Trẻ sinh non, nhỏ con hơn so với tuổi thai hoặc không khỏe trong giai đoạn sơ sinh có thể cần được bú bình trong một thời gian ngắn trong khi chưa thể cho bú sữa mẹ.
- Trẻ buồn ngủ hoặc có lượng đường trong máu thấp cũng có thể cần được bú bình nếu bữa ăn cho trẻ cần bổ sung thêm calo.
- Đôi khi, mẹ chưa kịp sản sinh ra sữa thì bú bình sẽ giúp bé qua cơn đói.
- Tương tự như vậy, nếu trẻ bị sút cân, thì bú bình có thể rất cần thiết.
- Bé bị sứt môi hoặc vòm miệng, nuốt hoặc hít thở khó khăn, có vấn đề với phản xạ khi hút/nuốt thì cũng có thể được bú bình.
Nhưng nếu mẹ muốn nuôi con bằng sữa mẹ thì điều này sẽ hơi buồn nhưng không có nghĩa là sẽ không thể nuôi con bằng sữa mẹ nữa. Tùy thuộc vào việc phương pháp nào cần hơn vào thời điểm đó, bú bình thường là giải pháp thời điểm, còn bú sữa mẹ là giải pháp lâu dài. Bạn có thể nói chuyện với bác sĩ và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe rằng bạn đang muốn nuôi con bằng sữa mẹ. Họ có thể hỗ trợ và hướng dẫn bạn làm thế nào để vắt sữa và kích thích ngực sản sinh ra sữa. Có thể mất ba ngày hoặc lâu hơn sau khi sinh để sữa mẹ "xuống". Trong thời gian này, việc kích thích thường xuyên bằng tay hoặc vắt sữa sẽ giúp bạn sản sinh ra sữa. Thậm chí nếu bạn chỉ có được một vài giọt sữa, lượng sữa này vẫn rất tốt cho bé.
2. Vì sao mẹ chọn lại tập cho con bú bình
- Đôi khi bú bình trở nên cần thiết khi mẹ quay lại với công việc sau khi sinh.
- Nếu người mẹ bị ốm và bé không thể bú sữa mẹ.
- Nếu người mẹ cần dùng thuốc được chống chỉ định với bà mẹ đang cho con bú thì bú bình là lựa chọn thay thế duy nhất.
- Một số ông bố muốn chia sẻ trách nhiệm nuôi con thì cả bố và mẹ có thể chia sẻ với nhau công việc này. Các bà mẹ có thể vắt sữa và các ông bố có thể cho bé bú. Đối với các bà mẹ mệt mỏi và cần nghỉ ngơi thì bú bình là một sự lựa chọn tốt.
- Các bà mẹ muốn đi ra ngoài nhưng không thể cho con bú ở nơi công cộng thì có thể cho bé bú bình, tùy thuộc vào bé mà thay đổi giữa bú bình và bú mẹ.
- Khi bé và mẹ không ở gần nhau, bình sữa mẹ được vắt ra hoặc sữa bột sẽ trở nên cần thiết. Hãy đảm bảo rằng bạn thực hiện đúng các hướng dẫn về bảo quản, hâm nóng và chuẩn bị cho bé bú.
3. Các kỹ thuật cho bé bú bình
- Khi cho bé bú bình có thể chỉ dùng sữa mẹ hoặc cũng có thể pha sữa mẹ với sữa bột.
- Tốt nhất là cho bé bú bình với sữa mẹ được vắt ra trước và sau đó có thể cho bú thêm sữa bột nếu cần thiết.
- Sữa mẹ vắt ra (EBM) sẽ có phần tách bơ khi để lắng một lúc. Chất béo trong sữa sẽ tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt. Sau khi lắc đều, chất béo sẽ hòa tan với các phần còn lại của sữa tạo thành màu trắng/vàng hơn so với trước. Hâm nóng sữa mẹ cũng giống như hâm nóng sữa bột. Bạn không nên sử dụng lò vi sóng để tránh gây bỏng cục bộ hoặc hâm nóng sữa không đều.
- Trẻ sơ sinh không đặc biệt thích một dạng núm vú nhất định nào cả. Có trẻ thích núm vú cao su dạng hàm răng, có trẻ lại thích những núm vú dài tới gần chỗ giao nhau giữa phần trước và sau của vòm miệng. Bạn có thể cho bé thử một số loại núm vú khác nhau để xem bé thích loại nào.
- Thường sẽ có sự thay đổi số lần bú khi trẻ chuyển từ bú mẹ sang bú bình. Hàm lượng đạm trong sữa mẹ thường thấp hơn so với sữa bột vì vậy bạn có thể kết hợp cả sữa mẹ và sữa bột cùng nhau, bạn sẽ thấy bé không thường xuyên thấy đói nữa.
- Phân của trẻ bú sữa mẹ cũng khác với bú sữa bột. Một số trẻ có thể bị táo bón khi chuyển sang sữa bột. Bạn nên hỏi bác sĩ nếu thấy lo lắng.
- Nếu trẻ chưa uống hết sữa trong bình, bạn nên bỏ phần thừa đi. Hâm nóng lại sữa mẹ và sữa bột không tốt và trẻ dễ bị đau bụng. Cần bảo quản sữa mẹ và sữa bột đúng cách, để ở ngăn đông của tủ lạnh chứ không nên để ở cánh tủ lạnh.
- Sữa mẹ có thể được bảo quản 3-5 ngày trong tủ lạnh ở ngăn tiệt trùng và kín.
- Sữa mẹ khi vắt ra có thể bảo quản ở ngăn đông lạnh 3 tháng.
- Sữa mẹ khi vắt ra để ở ngăn đông lạnh với nhiệt độ cực thấp có thể bảo quản từ 6-12 tháng.
4. Nếu có thể thì duy trì cho bé bú mẹ khi chuyển sang bú bình
- Trẻ đang bú bình không có nghĩa là không cho trẻ bú mẹ giữa, trước và sau khi bú bình.
- Bạn có thể thấy trẻ thích ngậm một bên vú hơn so với bên kia. Tuy nhiên, bạn nên cho bé bú đều cả hai bên.
- Áp bé vào ngực bạn khi cho bé bú bình.
- Trẻ vẫn thích bú ngay cả khi lượng sữa sản sinh ra không nhiều. Việc cho trẻ bú sẽ giúp kích thích sản sinh sữa và cung cấp đủ lượng sữa cần thiết cho trẻ.
- Nếu bạn vắt sữa, hãy vắt đồng thời cả hai bên. Điều này giúp tăng kích thích sản sinh sữa.
- Khi mẹ "xuống sữa" và sữa đang chảy, việc vắt sữa trở nên đơn giản hơn. Hãy nghĩ về bé, ôm bé, ôm bé gần với bạn, tập trung vào thư giãn và ngửi mùi da bé trước khi vắt sữa sẽ giúp bạn tạo phản xạ xuống sữa.
- Máy hút sữa khá phổ biến, bạn có thể mua, thuê hoặc mượn. Chi phí ban đầu có thể cao nhưng so sánh với chi phí mua sữa bột, bạn sẽ thấy sữa mẹ vẫn là sự lựa chọn rẻ hơn về lâu dài.
- Nếu bạn ít sữa, bạn có thể cho bé bú sữa mẹ trước, sau đó dùng sữa vắt và/hoặc sữa bột. Chuẩn bị sẵn sàng trước khi cho bé bú để không bị gián đoạn giữa bú mẹ và bú bình bổ sung. Cho bé bú lâu hơn 1 giờ sẽ ảnh hưởng đến việc cho bú và bé sẽ bị mệt.
- Việc bú bình hay bú sữa mẹ có ảnh hưởng như thế nào đến sự thành công của việc cho con bú vẫn đang gây tranh cãi. Khuyến nghị chung là tránh bú bình và chỉ cho bú mẹ. Núm vú cao su cũng có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú và nên tránh sử dụng trong sáu tuần đầu tiên cho đến khi bé quen bú mẹ.
- Nhầm lẫn núm vú có thể xảy ra với trẻ sơ sinh khi chuyển từ núm vú mẹ sang núm vú cao su và ngược lại. Tuy nhiên, nhiều trẻ quá say sưa bú nên không nhận thấy sự khác biệt này. Bạn có thể tìm thêm thông tin chi tiết về trường hợp của bạn ở các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Chúc bé khỏe bé ngoan gia đình hạnh phúc.