Bệnh gai cột sống hiện tượng lắng đọng canxi khiến hình thành gai xương, do cơ thể bù đắp lại những tổn thương ở sụn khớp. Tuy nhiên, nếu chữa trị kịp thời và áp dụng các biện pháp sau, sẽ giúp bạn trở lại cuộc sống sinh hoạt vốn có. Hãy cùng TuThuoc24h tham khảo cách trị gai cột sống dưới đây nhé!
Khái quát về bệnh gai đốt sống cổ
Bệnh gai cột sống có tên khoa học Spondylosis là một dạng của căn bệnh thoái hóa cột sống. Bệnh xuất hiện hiện tượng các phần xương thừa mọc ra như gai chín xuất hiện ở phần cột sống, vì thế mà người ta gọi đây là căn bệnh gai cột sống.
Sự lắng động của Canxi ở vị trí các mỏm cột sống, phần đốt sống, là nguyên nhân chính của bệnh, khiến các gai này đè lên các rễ thần kinh gây ra những cơn đau nhức ảnh hưởng đến quá trình làm việc và sinh hoạt của người bệnh rất nhiều.
Những đối tượng dễ mắc phải căn bệnh gai cột sống thường là nam giới, những người có tiểu sử bị bệnh thoái hóa cột sống hoặc những người có cường độ công việc cao, ngồi lâu tại một vị trí.
Cách chữa trị bệnh gai đốt sống
1. Chữa bệnh gai cột sống bằng phương pháp bảo tồn
Phương pháp này không can thiệp trực tiếp vào cột sống, mà sử dụng các loại thuốc Tây y hoặc các bài thuốc nam tùy vào sự tư vấn của bác sĩ.
Dưới đây là một số bài thuốc nam người bệnh có tham khảo:
Bài thuốc từ lá lốt
Cách 1: Uống nước lá lốt
Nguyên liệu bao gồm: 500g lá lốt, 3 bát nước lọc, 50-70g lá cây đinh lăng.
Lá lốt và lá cây đinh lăng đem rửa sạch rồi đem đun sôi với khoảng 3 bát nước. Tiếp tục đun sôi cho đến khi nước trong ấm chỉ còn lại khoảng 1 bát thì chắt ra, để nguội. Dùng để uống sau bữa ăn tối, tốt nhất nên uống khi thuốc vẫn còn ấm để có tác dụng tốt hơn.
Đây là một phương pháp rất đơn giản, người bệnh có thể áp dụng thường xuyên để cảm nhận sự khác biệt sớm.
Cách 2: Đắp lá lốt
Nguyên liệu: 30g lá lốt, 10g hy thiêm hào, 25g ngải cứu.
Dùng lá lốt, hy thiêm hào, ngải cứu đem rửa sạch, để ráo rồi giã nát, cho thêm 1 ít muối hạt to vào giã cùng. Tiếp đó cho vào một cái túi vải sạch. Người bệnh nằm sấp xuống, dùng túi thuốc đắp lên vùng bị gai cột sống, ngày đắp 2 lần vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Kiên trì sử dụng và kết hợp uống nước lá lốt trong khoảng 1 tuần – 10 ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
Cách 3: Lá lốt kết hợp thịt bò
Nguyên liệu: 100g lá lốt, 200g thịt bò, hành khô, hành lá, ớt, tiêu, mắm và một số gia vị khác.
Sơ chế:
Hành khô, tỏi bóc vỏ, rửa sạch say nhuyễn;
Thịt bò rửa sạch sau đó thái mỏng tẩm ướp với tỏi và hành khô + 1/2 thìa nước nắm, 1 thìa bột ngọt, 1 thìa dầu ăn tẩm ướp trong vòng 10 phút;
Lá lốt, ớt rửa sạch và thái mỏng.
Chế biến: Làm nóng chảo với dầu ăn, sau đó phi thơm hành, tỏi băm nhỏ còn thừa vào. Trút thịt bò và lá lốt vào xào trong khoảng 4-5 phút, đảo đều tay đến khi chín đều thì tắt bếp. Cho ra đĩa, có thể rắc thêm một chút hạt tiêu lên để tăng thêm mùi thơm cho món ăn.
Bài thuốc trị gai cột sống bằng ngải cứu
Cách 1: Uống ngải cứu
Bài thuốc 1:
Nguyên liệu: 300g ngải cứu, 20ml mật ong.
Cách làm:
Rửa sạch cây ngải cứu, để ráo, cho vào cối giã nhuyễn.
Hỗn hợp đã say nhuyễn cho ra bát, thêm mật ong vào trộn đều pha thêm chút nước. Sau đó vắt nước chia thành 2 phần uống vào sáng và tối.
Thực hiện phương pháp trên trong khoảng thời gian 2 tuần, sẽ thấy tình trạng bệnh được thuyên giảm.
Bài thuốc 2:
Nguyên liệu: Vỏ của 2 quả bưởi, 0,5- 1kg chanh bỏ hạt và phơi thật khô, 200g ngải cứu rửa sạch và phơi khô, 02 lít rượu trắng, 200g đường kính.
Cách làm: Trộn đều ngải cứu, vỏ bưởi và chanh. Đem hỗn hợp sao vàng, rồi tiến hành phơi khô. Sau đó, đem chúng bỏ chung ngâm với rượu trắng và đường kính. Mỗi ngày sử dụng một ly nhỏ, các triệu chứng gai cột sống sẽ giảm đáng kể sau 2 tuần sử dụng.
Cách 2: Đắp thuốc sử dụng ngải cứu
Bài thuốc 1
Nguyên liệu: Ngải cứu, dấm, mảnh vải mềm (hoặc túi lọc)
Cách làm: Ngải cứu rửa sạch, sau đó để ráo nước, thái nhỏ và giã nhuyễn. Dấm đem đun thật nóng. Sau đó, dùng mảnh vải gói liều thuốc ngải cứu, nhúng vào dấm nóng, xoa dọc theo sống lưng. Nên áp dụng biện pháp vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Chú ý luôn giữ nóng khi sử dụng (có thể hâm nóng hoặc đặt trong nước sôi để giữ nóng). Người bệnh nên kiên trì thực hiện trong 1 đến 3 tháng.
Bài thuốc 2
Chuẩn bị: 300g ngải cứu và 100g muối
Cách làm: Ngải cứu rửa sạch, sau đó để ráo. Sau khi đem trộn với 100g muối mang sao khô trên chảo nóng. Tiếp đấy chuẩn bị một tấm vải mỏng, mềm, sạch, bọc hỗn hợp vừa sao khô, đem đắp lên vị trí bị gai cột sống. Áp dụng phương pháp vào buổi tối trước khi đi ngủ, thực hiện liên tục trong vòng 2 tháng để cảm nhận hiệu quả.
Cách chữa trị bằng hạt đu đủ
Bước 1: Lấy 1 ly nhỏ hạt đu đủ chín (cao khoảng 5cm, miệng rộng khoảng 2cm - 3cm), dùng hạt chín (hạt chín thường có màu đen đen).
Bước 2: Bỏ hạt chín vào miếng vải, bóp nhè nhẹ tay cho dập màng nước. Bỏ lớp màng đó đi, giữ lại hạt đen thuần túy, sau đó thấm bớt nước, nhưng nhớ để hạt hơi ẩm ẩm chứ đừng không nên để hạt khô quá.
Bước 3: Cho hạt đu đủ vào giã nát. Nằm úp sấp và đặt 1 miếng vải lên chỗ đốt sống lưng bị gai (nên chụp X-Quang để biết chính xác mình bị ở đốt sống lưng thứ mấy, nếu người nào không chụp X-Quang thì đặt hạt đu đủ ở chỗ bị đau). Đặt hạt đu đủ lên đúng vị trí đó, lấy thêm một mảnh vải dài cột chặt xung quanh vị trí để định vị không cho rơi rớt.
Chú ý:
Để khoảng 15 phút, sau đó đắp lớp thứ 2. Khi đắp người bệnh sẽ có cái cảm giác bứt rứt ở da do nước hạt đu đủ thấm vào da, nên không có gì đáng lo ngại.
Đắp liên tục như vậy hàng ngày trong khoảng 1 tháng. Sau đó tùy theo tình hình bệnh mà tiếp tục thêm vài ngày hoặc ngưng hẳn.
Trị gai cột sống bằng hạt đười ươi
Người bệnh có thể dễ dàng mua hạt đười ươi tại các hiệu thuốc về đông y. Cách chọn hạt đười ươi là nhìn hạt mẩy màu vàng, có độ bóng là những hạt có chất lượng tốt nhất.
Cách làm: Đun nước sôi vừa đủ rồi để hơi ấm, không để nguội hẳn, sau đó bỏ khoảng 20-30 hạt đười ươi vào ngâm trong nước khoảng từ 2 – 3 tiếng. Hạt đười ươi sau khi ngâm vào nước và trở nên mềm hơn, tiến hành bỏ hạt, loại bỏ những phần gân sơ. Chọn những phần cơm đười ươi có hình dạng giống như cùi nhãn để lấy. Sau đó pha cùng với nước, thêm chút đường uống thay nước lọc hàng ngày.
2. Kết hợp với các bài tập chữa gai cột sống
Việc kết hợp các bài tập bổ trợ cũng là phương pháp tác động an toàn, giúp kéo giãn cột sống, đả thông kinh lạc, giảm đau hiệu quả, một số bài tập chữa gai cột sống hiệu quả như:
Tư thế cánh cung: Nằm sấp xuống sàn, thả lỏng hông. Gập 2 chân, 2 tay nắm 2 mắt cá chân. Hít vào, nâng ngực và chân lên khỏi mặt sàn. Giữ tư thế 15s và hạ xuống.
Bài tập hỗ trợ điều trị gai cột sống với khăn tắm: Cuộn tròn và đặt khăn tắm xuống dưới cổ/thắt lưng, nằm thư giãn 30s giúp giảm đau nhanh.
Động tác ngọn núi: Đứng thẳng, tay đặt bên hông, lòng bàn tay hướng ra ngoài. Giữ cơ thể thả lỏng, 2 tay từ từ đưa lên cao, mặt hướng theo tay. Hít vào thở ra nhẹ nhàng.
3. Tác động cột sống
Với người bệnh gai cột sống khi áp dụng các liệu pháp bảo tồn Đông Y như vật lý trị liệu, kéo giãn cột sống, châm cứu… cũng góp phần làm giải phóng chèn ép, giảm đau hiệu quả, an toàn và lưu thông máu đi nuôi dưỡng cột sống.
4. Xung điện
Đây là một phương pháp tác động giúp giảm đau rõ rệt, thư giãn các cơ nhờ cơ chế tự sản sinh Endorphin.
5. Phẫu thuật gai cột sống
Biện pháp này được áp dụng khi sau 2-6 tháng sử dụng các phương pháp bảo tồn mà không đem lại hiệu quả, các bác sỹ sẽ khám và tái đánh giá mức độ bệnh gai cột sống của bệnh nhân có nguy hiểm không. Từ đó đưa ra quyết định xem người bệnh có phải sử dụng đến phương pháp phẫu thuật hay không.
Phương pháp này sẽ giúp cắt bỏ các gai cột sống mọc lên ở xung quanh cột sống. Song, nhiều bệnh nhân phản hồi rằng đây không phải là phương pháp loại bỏ hoàn toàn, bởi nhiều trường hợp người bệnh thấy các gai cột sống phát triển lại gần như lập tức sau khi tiến hành cắt bỏ.
Cách phòng ngừa bệnh gai đốt sống
1. Tư thế sinh hoạt
Sử dụng điện thoại vừa tầm mắt
Thông thường khi sử dụng điện thoại, chúng ta hay đặt điện thoại ở dưới tầm mắt. Việc duy trì lâu tư thế cúi xuống này ảnh hưởng khá là nghiêm trọng đối với phần xương cột sống của cơ thể nhưng ít ai chú ý tới.
Do đó áp lực lên sụn, xương dưới sụn, đặc biệt là ở các phân đoạn c5-c6 và c1-c2, cũng tăng lên đáng kể.
Ngồi đúng tư thế
Việc ngồi sai tư thế khi làm việc với máy tính trong thời gian dài sẽ đem đến những hậu quả khôn lường. Phần cột sống chính là bộ phận phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ hành động xấu trên.
Pic7: ngoi-thang-lung
Tư thế chuẩn khi làm việc là máy tính trên bàn, ngồi thẳng lưng, căng chân và đùi tạo thành góc 90 độ, bàn chân tiếp xúc với mặt đấttuyệt đối không ngồi dựa về phía sau. Đồng thời, cẳng tay và bắp tay cũng tạo thành một góc 90 độ, cổ thẳng.
Các tư thế khi ở trên giường
Loại bỏ tất cả các thói quen dành nhiều giờ đồng hồ trước khi đi ngủ để đọc sách, chơi game, xem tivi, hay lướt web. Hãy nhớ rằng giường là nơi để nghỉ ngơi, không nên thực hiện các hoạt động giải trí khi nằm, chỉ khi nào bạn sẵn sàng cho một giấc ngủ chất lượng thì hãy lên giường nhé.
2. Chế độ dinh dưỡng
Thực phẩm nên bổ sung
Thực phẩm giàu canxi
Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình người bệnh cần bổ sung thêm rau xanh, các loại hải sản như cá hồi, tôm, cua, các loại sữa và các chế phẩm làm từ sữa để cung cấp lượng canxi thiết yếu cho cơ thể.
Thực phẩm giàu vitamin D
Các thực phẩm chứa vitamin D như ngũ cốc, đậu nành, trứng, nấm, sữa, v.v khi được bổ sung vào cơ thể sẽ giúp bệnh nhân tăng hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể, giúp bảo vệ hệ xương khớp.
Ngoài việc bổ sung vitamin D bằng thực phẩm thì người bệnh cũng có thể lựa chọn giải pháp bổ sung vitamin D bằng phương pháp tắm nắng, thời gian lí tưởng để tắm nắng là trước 9h sáng.
Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C
Các loại rau củ chứa nhiều vitamin C tốt cho người bệnh gồm rau cải, ớt chuông, cà chua, v.v Đặc biệt một cốc nước ép bưởi hoặc cam mỗi ngày sẽ là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào cho cơ thể giúp hạn chế sự phát triển của gai xương.
Những thực phẩm cần hạn chế
Hạn chế ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, v.v vì trong các loại thực phẩm này chứa nhiều đạm làm tăng axit uric trong máu. Khi hàm lượng axit uric trong quá cao sẽ không tốt cho xương khớp và khiến các cơn đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn.
Đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ hay đường, muối như khoai tây chiên, thịt xông khói, xúc xích, hăm bơ gơ, v.v với lượng calo cao nhưng không có mấy giá trị dinh dưỡng sẽ gây thừa cân, béo phì. Từ đó làm ảnh hưởng tới độ bền vững của cột sống, gây thiếu chất dinh dưỡng chuyển hóa nuôi cơ thể, làm cho gai xương mọc nhiều và khó kiểm soát hơn.
Tuyệt đối không sử dụng đồ uống chứa nhiều cồn như rượu, bia, café, v.v và các chất kích thích đặc biệt là thuốc lá, v.v vì chúng sẽ khiến các gai xương mọc nhanh hơn.
Có rất nhiều phương pháp chữa trị gai cột sống tại gia đơn giản, dễ làm. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên đi khám bác sĩ để nhận tư vấn và pháp đồ điều trị hợp lý, cũng như kết hợp nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ để có hiệu quả tốt nhất.
TuThuoc24h.net