Triệu chứng của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Triệu chứng của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa

Bệnh tiểu đường là căn bệnh phổ biến, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn gây ra những biến chứng nguy hiểm

Bệnh tiểu đường là căn bệnh “dư đường”, là nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat. Khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao.

Nhiều yếu tố quyết định bệnh tiểu đường như môi trường, do gen, hay do vấn đề ăn uống của mỗi người, lười vận động thể lực, stress…Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc cơ thể giảm đáp ứng với tác dụng của insulin (đề kháng với insulin).

 

                                         

Nhiều yếu tố quyết định đến bệnh tiểu đường như do môi trường, gen hay do vấn đề ăn uống
Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hoá cacbohydrat

1. Một số dấu hiệu hay gặp nhất 

  • Bị khát nước thường xuyên là dấu hiệu nhận biết cơ bản của bệnh tiểu đường:

Khi vừa mới bắt đầu bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường), đây là một trong những triệu chứng cơ bản nhất dễ nhận biết được bệnh. Bạn sẽ thấy khát nước nhiều hơn bình thường và luôn muốn bổ sung lượng nước cho cơ thể. Tuy nhiên đôi lúc cũng có thể bị nhầm lẫn với vấn đề mất nước của cơ thể do mệt mỏi hay sự thay đổi của thời tiết. Vì thế cần kết hợp xem xét với các triệu chứng khác để có thể đưa ra kết luận đúng hơn.

  • Hay đi tiểu nhiều lần là triệu chứng bệnh tiểu đường thường xuyên gặp:

Việc đi tiểu thường xuyên chắc chắn là một vấn đề về sức khỏe cá nhân của mỗi người và thường là sẽ liên quan đến thận, có thể là do chế độ ăn uống không tốt, uống nhiều rượu bia, thiếu chất,... Nhưng nếu bạn đi tiểu nhiều lần trong ngày và bạn để ý thấy lượng nước thải ra nhiều hơn bình thường thì bạn nên xem xét đi kiểm tra vì nguy cơ rất cao bạn đã mắc tiểu đường tuýp 2. Đối tượng thường mắc tiểu đường tuýp 2 thường là những người béo phì, lười vận động.

  • Bỗng dưng bị giảm cân đột ngột bạn cần phải nghĩ ngay đến triệu chứng tiểu đường:

Một số bệnh nhân được tư vấn mới biết rằng khi bị tiểu đường, chất glucose trong máu không thể vận chuyển đến nuôi các tế bào nên thay vào đó mỡ sẽ được lấy ra làm năng lượng thay thế để nuôi cơ thể dẫn đến việc sụt cân bất chợt. Đa số các người bị bệnh tiểu đường đều nghĩ mình giảm cân là do ăn uống không điều độ hoặc sau những cơn sốt. Đây là một trong những triệu chứng phổ biến mà các bạn nên chú ý đến vì khả năng cao đã mắc bệnh tiểu đường.

  • Thường xuyên bị mệt mỏi:

Trong giai đoạn đầu vừa mới bị tiểu đường, do sự thay đổi lượng đường trong máu tăng lên sẽ khiến cho bệnh nhân bị mệt mỏi thường xuyên, hay khó chịu, dễ cáu. Đây có thể xem là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh vì rất dễ phát hiện khi cơ thể bị mệt mỏi hơn bình thường. Các bạn nên xét nghiệm máu ngay để biết chỉ số đường huyết khi gặp tình trạng này vì đây là một dấu hiệu ở mức cảnh báo.                              

Bệnh tiểu đường gây ra mệt mỏi
Bệnh tiểu đường có thể gây ra mệt mỏi

2. Một số triệu chứng khác cần lưu ý

  • Tầm nhìn của mắt bị giảm sút là cách nhận biết dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Thường khi bị mờ mắt nhiều người sẽ nghĩ là do mình làm việc bị đuối sức hoặc do nhìn quá nhiều các thiết bị điện tử. Tuy nhiên, trong trường hợp bình thường không làm việc quá sức và hằng ngày vẫn sử dụng điện thoại, máy vi tính bình thường nhưng lại bị mờ mắt nhiều, thị lực giảm sút nhanh chóng mọi thứ không được rõ nét như trước đây nữa. Đây là một triệu chứng cần lưu ý kĩ vì nó là một dấu hiệu bạn đã bị tiểu đường.

  •  Những dấu hiệu lạ trên da.

Da của bạn bị khô, ngứa cũng là một trong các dấu hiệu báo động của bệnh tiểu đường (đái tháo đường). Hai vùng thường gặp là ở cổ hoặc nách là những vùng kín, thường bệnh nhân sẽ nghĩ rằng do bị hầm ở các vùng này nên bị nổi lăng ben, mẫn đỏ ngứa, nhưng bạn hãy để ý những vết ngứa không màu và phần da đó lại khô thì đó là triệu chứng của bệnh.

  • Vết thương lâu lành.

Bạn sẽ thấy rất rõ những vết thương bị chảy máu của chúng ta bị nhiễm trùng, máu chảy nhiều, bầm tím và lâu lành. Nguyên nhân chính là do hệ thống miễn dịch bị tổn thương, mạch máu bị hư hỏng dẫn đến các vết thương ngoài da sẽ lâu lành. Khi phát hiện bắt đầu có dấu hiệu này bạn cần đi khám để có kết quả đúng nhất.

  •  Bị nhiều các vết thâm nám.

Tiểu đường là căn bệnh xuất phát từ bên trong dần dần sẽ ảnh hưởng ra bên ngoài cơ thể. Bệnh sẽ bộc phát rất phức tạp, nhưng theo dân gian ngày xưa luôn chuẩn đoán bệnh thông qua làn da có màu gì? Có nổi gì không? Thật đúng vậy, khi bị tiểu đường trên da của chúng ta sẽ xuất hiện các vết thâm nám, tối sẫm ở một số vùng. Khác với triệu chứng khô, ngứa ở trên, dâu hiện da sẫm màu thường ở các vị trí da có nếp gấp hay những vết nhăn như nách, khuỷu tay, đầu gối,...              

3. Một số dấu hiệu đặc trưng ở người phụ nữ khi mắc bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường ở người phụ nữ thường xuất hiện ở thời điểm thai kì vào tuần thứ 24-28 và phụ nữ thường hay bị tiểu đường tuýp 1,2. 

Ngoài ra ở nữ giới thường có những dấu hiệu đặc trưng riêng khác với nam giới nên các bạn hãy lưu ý nhé.

Các triệu chứng được biểu hiện như:

  • Nhiễm nấm ở vùng miệng và vùng âm đạo.
  • Nhiễm trùng đường tiết liệu.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang.

Các bạn nữ hãy luôn chú ý, quan tâm đến cơ thể của mình nhé để nhận biết được các dấu hiệu từ đó tìm ra được cách chữa trị.                             

Bệnh tiểu đường ở phụ nữ thường xuất hiện thời điểm tuần thứ 24 -29
Những dấu hiệu đặc biệt ở nữ giới khi mắc bệnh tểu đường

 4. Biến chứng bệnh tiểu đường

                                

Bệnh tiểu đường có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu như không chữa trị kịp thời
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường
  • Biến chứng tiểu đường ở chân

Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường là bệnh về chân. Chỉ cần những vết xước nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả đoạn chi.

Biến chứng tiểu đường ở chân thường xảy ra khi người bệnh bị tổn thương thần kinh. Các biến chứng tiểu đường ở chân rất nhiều và khó để chúng ta kiểm soát được như một vài ví dụ dưới đây:

Chai cứng chân: Xảy ra ở đầu xương bàn chân với biểu hiện da có màu vàng, da dày, sờ thấy cộm lên nhưng bóp không đau. Chai cứng chân nếu không làm mềm hoặc cắt tỉa thường xuyên sẽ dày dần lên rồi vỡ ra, tạo thành vết thương hở (vết loét).

Loét chân: Hiện tượng loét chân xuất hiện ở các vùng da dưới ngón chân cái và mu bàn chân. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là do mang giày chật, không vừa với kích cỡ bàn chân. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng.

Đoạn chi: Là hậu quả cuối cùng của bệnh lý về bàn chân (là một trong những biến chứng bệnh tiểu đường nguy hiểm nhất). Một số trường hợp chỉ bị nhiễm trùng bàn chân nhưng phải cắt cụt đến đầu gối là bị tắc hẹp động mạch ở các đoạn cẳng chân hoặc đùi.

  • Biến chứng về tim mạch

Bệnh tiểu đường có khả năng gây nên những tổn thương sớm cho tế bào nội mạc và gây rối loạn chức năng của chúng.

Khi lớp nội mạc bị tổn thương tạo điều kiện cho các phân tử cholesterol chui qua lớp nội mạc một cách dễ dàng, cũng như tăng cường khả năng kết dính và xuyên thành của tế bào bạch cầu vào trong lớp nội mạc. Đây chính là nguyên nhân xuất hiện các mảng xơ vữa động mạch. 

Các mảng xơ vữa động mạch phát triển nhanh dẫn đến hẹp dần lòng mạch, là biểu hiện lâm sàng của bệnh thiếu máu cục bộ mạn tính ở các bộ phận trong cơ thể. Ngoài ra, khi lớp nội mạc mạch máu bị tổn thương, các huyết khối trong lòng mạch xuất hiện làm tắc mạch cấp tính (nguyên nhân là do sự co mạch kết hợp với sự kết dính các tế bào tiểu cầu), gây nên các biến chứng như nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu não...đe doạ đến tính mạng của bệnh nhân.

  • Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường

Đau thần kinh là một biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường. Khi lượng đường trong máu cao sẽ gây nên những tổn thương cho sợi thần kinh khắp cơ thể, thường xuyên đau sẽ gây thiệt hại cho dây thần kinh ở chân và bàn chân. Các triệu chứng có thể kể đến như đau và tê tay chân cho đến các vấn đề với đường tiết niệu, hệ thống tiêu hóa, tim và mạch máu. Ở những trường hợp người bệnh có các triệu chứng đều nhẹ, nên thường chủ quan vì vậy mà, bệnh tiểu đường đau thần kinh có thể bị đau, vô hiệu hóa và thậm chí gây tử vong.

  • Biến chứng tiểu đường ở thận

Biến chứng tiểu đường ở thận là khái niệm mô tả các vấn đề về thận gây ra bởi căn bệnh tiểu đường. Thận có vai trò lọc máu và loại bỏ các chất thải trong cơ thể ra bên ngoài theo đường nước tiểu. Ở những người bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu cao nên khi đào thải ra cùng nước tiểu sẽ làm tổn thương các mạch máu nhỏ trong các Nephron (đơn vị lọc máu với nhiệm vụ điều hòa, nước, muối, urê, photpho và các khoáng chất) và làm chúng bị mất dần khả năng lọc. Sau một thời gian, protein bị rò rỉ qua thận vào nước tiểu làm cho chức năng của thận bị suy giảm. Sau cùng dẫn đến thận bị mất chức năng hoàn toàn, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh đái tháo đường.


                                 

Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh tiểu đường co thể gây ra ảnh hưởng tới thận
Bệnh tiểu đường có thể gây ra ảnh hưởng đến thận
  • Biến chứng tiểu đường tăng huyết áp

Tăng huyết áp và tiểu đường có mối liên hệ với nhau, tiểu đường có thể dẫn đến hiện tượng tăng huyết áp và ngược lại tăng huyết áp góp phần làm tăng mức độ nặng của bệnh tiểu đường. Có thể gọi tăng huyết áp là biến chứng tiểu đường.

Biến chứng tiểu đường tăng huyết áp là một sát thủ thầm lặng vì nó xuất hiện mà không có triệu chứng. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mạch máu như tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, tắc mạch chi, bệnh lý thần kinh…

 

5. Phòng ngừa bệnh tiểu đường

  • Đi bộ càng nhiều càng tốt:  

Vận động giúp cơ thể sử dụng hormone insulin hiệu quả hơn bằng cách tăng số lượng cơ quan thụ cảm insulin vào tế bào. Insulin giúp vận chuyển đường máu vào tế bào, địa chỉ cần đến để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng, nếu không nó sẽ quẩn quanh trong mạch máu, bám dính vào thành mạch máu dần dần sẽ sinh ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

  • Kết hợp hoạt động và nghỉ ngơi hợp lý:

Bắt đầu ngày mới với yoga, tập thiền hay đi bộ. Trước khi bắt tay vào hoạt động nào đó như trả lời điện thoại, khởi động xe, cho con ăn, hãy hít sâu và thở ra thật chậm 3 lần. Chủ nhật, hãy dành trọn ngày để nghỉ ngơi, vui vẻ cùng gia đình, tránh dành cả ngày vào những việc lặt vặt như mua sắm, làm thêm hay dọn dẹp nhà cửa…

  • Ngủ ngon cũng là cách ngăn ngừa đái tháo đường:

Một nghiên cứu của Đại học Yale, Mỹ đối với 1.709 nam giới phát hiện những ai thường chợp mắt chưa đầy 6 tiếng mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh cao gấp hai lần bình thường. Khi mất ngủ, hệ thống thần kinh bị rối loạn sẽ tác động tới hormone kiểm soát lượng đường huyết. Để ngủ ngon, tránh uống cà phê buổi tối, xem tivi quá khuya và hãy gác công việc lại.


                                     

Xây dựng giờ giấc khoa học để có giấc ngủ ngon, từ đó có thể tránh được bệnh tiểu đường
Ngủ ngon giấc để tránh bệnh tiểu đường
  • Xây dựng mối quan hệ tốt và tránh căng thẳng:

Bệnh tiểu đường thường tấn công phụ nữ sống độc thân với tỷ lệ cao hơn 2,5 lần so với những người sống cùng bạn đời hay con cái. Điều này xuất phát từ vai trò của tình trạng hôn nhân – gia đình đối với quá trình rối loạn khả năng chuyển hóa glucose dẫn tới đái tháo đường. Riêng tình trạng căng thẳng mạn tính sẽ làm cho lượng đường huyết tăng đột ngột. Khi bị stress, cơ thể sẽ có phản ứng tức thì, thể hiện ở chỗ tim đập nhanh hơn, nhịp thở nhanh, dạ dày thắt lại, đặc biệt nếu tế bào ở dạng đề kháng insulin, đường sẽ bị dồn ứ trong máu nên lúc nào cũng ở mức cao. 

Vì thế, tránh căng thẳng là một liệu pháp quan trọng để kiểm soát lượng đường trong máu.

  • Chế độ ăn lý tưởng: 

Một nghiên cứu của Đại học bang Arizona, Mỹ cho thấy, những người bị đái tháo đường loại 2 và những người bị tiền đái tháo đường sẽ có mức đường huyết thấp hơn nếu họ dùng khoảng 2 thìa giấm trước khi ăn bữa chính. Lý do là giấm chứa axit axetic có thể khử một số enzym tiêu hóa tinh bột, làm chậm quá trình hấp thu carbohydrate. 

Vì thế, món rau trộn ít dầu và giấm rất có lợi cho sức khỏe, là món ăn lý tưởng để khai vị. Ngoài ra, cần cân nhắc món thịt đỏ và thức ăn qua chế biến như xúc xích, thịt xông khói bởi hàm lượng cholesterol trong các loại thực phẩm này có thể liên quan đến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Nếu có thể, năng sử dụng món ăn có hương vị quế, bởi các nhà khoa học Đức đã chứng minh quế rất có tác dụng kiểm soát đường huyết.

Một xét nghiệm máu đơn giản về đường huyết sẽ giúp con người ta biết được những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường, từ đó có những thay đổi về chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý.

Bạn nào đang đọc bài viết này và cảm thấy gặp phải những triệu chứng trên nên chủ động đến các trung tâm y tế hay tự mình cũng có thể mua máy thử đường huyết về đo cho chính mình. Không chỉ một lần mà hãy kiểm tra định kì và nhớ đo vào những lúc đói. Chỉ số bình thường là tầm 99-100mg/dL, từ 100-125mg/dL là bạn đang ở giai đoạn tiền tiểu đường. Cùng với đó hãy thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh hơn để có một sức khỏe thật tốt nhé.

TuThuoc24h.net