Folihem - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Folihem

Tra cứu thông tin về thuốc Folihem trên Tủ thuốc 24h, bao gồm: công dụng, liều lượng, tác dụng phụ, tương tác thuốc...

Thông tin cơ bản thuốc Folihem

Số đăng ký

VN-9550-10

Nhà sản xuất

Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Anh

Dạng bào chế

Viên nén

Quy cách đóng gói

Hộp 3 vỉ Alu-PVC x 10 viên

Thành phần

Sắt fumarat 310mg; Acid Folic 0,35mg

Điều kiện bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh ánh sáng.

Tác dụng thuốc

Sắt là khoáng chất thiết yếu của cơ thể, cần thiết cho sự tạo Hemoglobin và quá trình oxid hóa tại các mô 

Acid folic là một loại vitamin nhóm B (vitamin B9) cần thiết cho sự tổng hợp nucleoprotein và duy trì hình dạng bình thường của hồng cầu

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

- Điều trị và dự phòng các loại thiếu máu do thiếu sắt, cần bổ sung sắt. 
- Các trường hợp tăng nhu cầu tạo máu: phụ nữ mang thai, cho con bú, thiếu dinh dưỡng, sau khi mổ, giai đoạn hồi phục sau bệnh nặng. 

Chống chỉ định

- Tiền sử mẫn cảm với các thành phần của thuốc. 
- Bệnh gan nhiễm sắt. 
- Thiếu máu huyết tán. 
- Bệnh đa hồng cầu.

Liều dùng và cách dùng

Liều dùng theo chỉ định của bác sĩ hoặc dùng liều trung bình cho người lớn là: 
- Dự phòng: 1 viên/ngày. 
- Điều trị: theo hướng dẫn của bác sĩ; 
- Uống sau khi ăn.

Thận trọng

- Người có lượng sắt trong máu bình thường tránh dùng thuốc kéo dài. 
- Ngưng thuốc nếu không dung nạp.

Tương tác với các thuốc khác

  • Folat và sulphasalazin: Hấp thu folat có thể bị giảm.
  • Folat và thuốc tránh thai uống: Các thuốc tránh thai uống làm giảm chuyển hóa của folat và gây giảm folat và vitamin B12 ở một mức độ nhất định.
  • Acid folic và các thuốc chống co giật: Nếu dùng acid folic để nhằm bổ sung thiếu folat có thể do thuốc chống co giật gây ra thì nồng độ thuốc chống co giật trong huyết thanh có thể bị giảm.
  • Acid folic và cotrimoxazol: Cotrimoxazol làm giảm tác dụng điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ của acid folic.

Tác dụng phụ

- Đôi khi có rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, đau bụng trên, táo bón hoặc tiêu chảy. 
- Phân có thể đen do thuốc.

Dược động học/Dược lực

Dược động học

Thuốc giải phóng nhanh ở dạ dày và hấp thu chủ yếu ở đoạn đầu ruột non. Acid folic trong chế độ ăn bình thường được hấp thu rất nhanh và phân bố ở các mô trong cơ thể. Thuốc được tích trữ chủ yếu ở gan và được tập trung tích cực trong dịch não tủy. Mỗi ngày khoảng 4 - 5 microgam đào thải qua nước tiểu. Uống acid folic liều cao làm lượng vitamin đào thải qua nước tiểu tăng lên theo tỷ lệ thuận. Acid folic đi qua nhau thai và có ở trong sữa mẹ.

Dược lực

Acid folic là vitamin thuộc nhóm B. Trong cơ thể, nó được khử thành tetrahydrofolat là coenzym của nhiều quá trình chuyển hóa trong đó có tổng hợp các nucleotid có nhân purin hoặc pyrimidin; do vậy ảnh hưởng lên tổng hợp DNA. Khi có vitamin C, acid folic được chuyển thành leucovorin là chất cần thiết cho sự tổng hợp DNA và RNA. Acid folic là yếu tố không thể thiếu được cho tổng hợp nucleoprotein và tạo hồng cầu bình thường; thiếu acid folic gây ra thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ giống như thiếu máu do thiếu vitamin B12. Acid folic cũng tham gia vào một số biến đổi acid amin, vào sự tạo thành và sử dụng format.

Quá liều và cách xử trí

Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.