Acid Folic hay chính là vitamin B9, có vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh. Thiếu acid folic ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhất là mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Cùng Tuthuoc24h.net tìm ngay những dấu hiệu nhận biết bạn đang thiếu hụt acid folic và các thực phẩm có thể giúp bạn bổ sung cho việc thiếu hụt acid folic nhé.
Dấu hiệu thiếu acid folic khi đang mang thai
1. Khó tập trung, hay quên, cáu gắt
Acid folic đóng một vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh trung ương nên việc thiếu acid folic có thể dẫn đến một số biểu hiện như: dễ quên, khó tập trung vào bất cứ chuyện gì, tâm trạng dễ cáu gắt và đôi lúc có thể dẫn đến trầm cảm. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì rất dễ dẫn đến tình trạng rối loạn thần kinh nghiêm trọng như chứng mất trí hoặc bệnh Alzheimer.
2. Làm da mẹ bầu nhợt nhạt
Homoglobin - Đây là một loại protein giàu chất sắt nằm trong những tế bào hồng cầu có vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển oxy từ phổi đến các bộ phận khác trong cơ thể. Khi mẹ bầu thiếu acid folic sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất các tế bào hồng cầu để cung cấp đến những cơ quan bên trong đủ lượng oxy cần thiết. Do đó, cơ thể sẽ dần dần bị mệt mỏi, thường tê ở bàn tay và chân, yếu cơ và da thường bị nhợt nhạt.
3. Khó thở thường xuyên
Mẹ bầu bị khó thở ngay cả khi không nằm ngửa thì nguy cơ cao là mẹ bầu đã thiếu oxy trong máu. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu acid folic nên không sản sinh đủ tế bào hồng cầu cho cơ thể. Chưa hết, thiếu acid folic có thể kèm theo các triệu chứng khác như chóng mặt, nhịp tim tăng nhanh.
Việc thiếu acid folic có thể gây ra những vết loét ở miệng, làm giảm vị giác của các mẹ bầu. Nguyên nhân là do những thụ thể vị giác không thể gửi thông tin đến não thông qua hệ thần kinh.
5. Đau nhức cơ thể
Thiếu acid folic dẫn đến việc cơ thể bị thiếu máu, thiếu lượng oxy lên não nên động mạch não bắt đầu đau nhức, sưng tấy, tê tay chân khi mang thai. Bạn cũng sẽ cảm nhận cơn đau ở các bộ phận khác, đặc biệt là vùng ngực và chân trong khi đi lại và nghỉ ngơi.
6. Các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa
Cơ thể thiếu acid folic sẽ có các triệu chứng như: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,... Đối với những mẹ bầu thiếu acif folic nặng có thể bị sụt cân nhanh chóng và cảm thấy chán ăn.
Các thực phẩm giàu acid folic
1. Bông cải xanh, súp lơ, bắp cải
2. Bí đao
3. Nấm
4. Đậu và các loại cây họ đậu
5. Mùi tây
6. Hoa quả và nước ép trái cây
7. Rau diếp, xà lách
8. Nhóm thực phẩm dạng hạt tăng cường như: mì ống, ngũ cốc, bánh mì, ngũ cốc dùng cho buổi sáng,...
9. Sữa bầu
10. Sử dụng thực phẩm chức năng
Lưu ý khi sử dụng thuốc chứa acid folic
- Tránh dùng thuốc với liều lớn hoặc lâu hơn so với chỉ định và nên uống acid folic cùng với nhiều nước.
- Nếu dùng thuốc chứa acid folic và chứa sắt, thì không nên uống với nước trà (chè) vì sẽ cản trở quá trình hấp thu sắt mà nên uống với nước lã đun sôi để nguội
- Không nên uống chung với thuốc kháng axit trong khi điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng với thuốc chứa acid folic và chứa sắt (sắt không được hấp thu), không uống chung acid folic với kháng sinh nhóm tetracyclin (tetracyclin bị giảm hấp thu).
- Chú ý sau khi uống thuốc chứa acid folic và chứa sắt, phân đi ngoài có màu đen (do màu của sắt chứa trong thuốc, đây là dấu hiệu không đáng ngại).
Các mẹ bầu nên đến bệnh viện để thăm khám để xác định tình trạng thiếu acid folic và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Bài viết tham khảo nguồn: Viện dinh dưỡng Quốc gia