Bị nhiệt miệng uống gì hay ăn gì để chữa trị có hiệu quả không?
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Bị nhiệt miệng uống gì và ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Làm thế nào để khắc phục hiện tượng nhiệt miệng thường xuyên, dưới đây là lời giải đáp cho người bị nhiệt miệng nên uống gì và ăn gì để chữa trị hiệu quả.

Bị nhiệt miệng thường gây đau đớn khi ăn uống do thức ăn gây kích ứng chỗ bị loét. Thế nhưng tình trạng sẽ nhanh chóng khỏi nếu bạn biết nhiệt miệng uống gì và ăn gì qua bài viết dưới đây.

Bị nhiệt miệng nên uống gì để mau khỏi

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiệt miệng như do virut tấn công, do suy giảm miễn dịch ở vùng niêm mạc miệng và lưỡi; đôi khi còn đến từ nguyên nhân là tác động mạnh gây tổn thương làm trầy trong miệng lúc đánh răng hoặc va chạm; nhiệt miệng còn do tình trạng stress lo lắng, tình trạng dị ứng của cơ thể. 

Nhiệt miệng là một hiện tượng thường gặp và không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại đem lại khó chịu trong việc ăn uống, khi bị nhiệt miệng bạn có thể tham khảo một số thức uống có thể áp dụng sau đây để nhanh khỏi bệnh.

Uống nước ép cà chua

Trong cà chua chứa hàm lượng cao vitamin C có vị ngọt nhẹ, thanh mát giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc hữu hiệu. Khi bị nhiệt miệng bạn có thể biến tấu cà chua với nhiều món ăn thì các loại nước ép vừa giúp giải khát vừa cung cấp cho cơ thể gần như giữ được nguyên vẹn lượng vitamin C có trong loại quả này.

Uống nước ép cà chua khi bị nhiệt miệng
Uống nước ép cà chua khi bị nhiệt miệng

Mỗi ngày, đều đặn có thể uống từ 2 – 4 cốc liên tục trong vòng từ 3 – 4 ngày để giúp nhanh chóng khỏi bệnh nhiệt miệng.

Nước chanh hương sả hạt chia

Chanh luôn là một loại quả được ưa chuộng sử dụng để giải nhiệt cơ thể mỗi khi cảm sốt hoặc trời trở nên nóng. Vậy nên đây cũng là thức uống trị nhiệt miệng mang lại hiệu quả cao bởi trong chanh chứa hàm lượng cao vitamin C, kèm theo là rất nhiều các khoáng chất có lợi cho việc đẩy lùi vi khuẩn tác nhân gây nên các vết lở hay mụn nước trong miệng. Đồng thời nó cũng giúp kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt.

Uống nước chanh sả hạt chia khi bị nhiệt miệng
Uống nước chanh sả hạt chia khi bị nhiệt miệng

Sự kết hợp giữa nước cốt chanh với sả và hạt chia góp phần giúp cho công dụng của loại nước này được tăng hơn nữa vì sả cũng đem lại tác dụng diệt khuẩn, còn hạt chia chứa các chất tốt cho việc làm lành vết thương và thanh nhiệt cơ thể hiệu quả.

Cách làm loại nước này cũng rất nhanh chóng, bạn chỉ cần cắt sả thành khúc, sau đó cho vào nồi nước nấu với chút đường phèn. Kế đến vắt thêm nước cốt của 1-2 quả chanh và cuối cùng thêm hạt chia vào, khuấy thật đều là có thể uống được rồi đó. Hương sả thơm lừng cùng chanh chua chua ngọt ngọt, hạt chia sần sật dễ uống sẽ giúp bệnh nhiệt miệng của bạn nhanh chóng được đẩy lùi.

Nước sâm rong biển

Khi thời tiết trở nên nóng gắt, và là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng thì nước sâm là một trong những thức uống được ưa chuộng để giải nhiệt, để tránh cái nóng đổ lửa, đem lại cảm giác dễ chịu, dịu đi những cơn đau do bệnh nhiệt miệng gây ra và giúp nhanh chóng khỏi bệnh.

Thành phần chính của nước sâm rong biển gồm rong biển tươi, hoa cúc, la hán quả, lá thuốc, cây mã đề, râu bắp. Tất cả những nguyên liệu này được đem đi nấu chung với nhau để tiết ra các chất mang công dụng của những vị thuốc nam như tính mát, giúp thanh nhiệt, trị viêm sưng, lở miệng. Nguyên liệu để nấu nước sâm đều có đủ ở các chợ truyền thống, và siêu thị. Khi bị nhiệt miệng bạn hoàn toàn có thể áp dụng món nước này để đẩy lùi bệnh lý thường gặp này.

Nước trà xanh

Trong trà xanh chứa hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa, có thể hỗ trợ để tinh thần sảng khoái, gây ức chế khả năng phát tán siêu vi, khả năng kháng viêm, giảm tình trạng viêm nhiễm, ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng lan rộng. 

Khi mắc phải tình trạng nhiệt miệng nên nghĩ ngay đến uống trà xanh, cách nấu nước trà xanh cũng rất dễ dàng và đơn giản chỉ cần mua từ 1-2 bó trà xanh ngoài chợ, sau đó nấu với một lượng nước thích hợp. Cuối cùng để nguội và uống vào buổi sáng giúp tinh thần tỉnh táo, hưng phấn, không nên uống trà vào chiều tối dễ gây mất ngủ. Kiên trì uống trong vòng 1 tuần thì tình trạng nhiệt miệng của bạn sẽ nhanh chóng biến mất.

Bột sắn dây chữa nhiệt miệng

Bột sắn dây là thực phẩm chứa nhiều thành phần vitamin, khoáng chất rất tốt cho sức khỏe. Bột sắn dây được sử dụng khá phổ biến trong việc điều trị hiệu quả bệnh nhiệt miệng.

Bột sắn dây có thể sử dụng để pha với nước uống trực tiếp hoặc đem nấu chín rồi ăn rất thanh mát. Mùa hè sử dụng thường xuyên loại thực phẩm này thì bạn sẽ phòng ngừa và không còn lo lắng về vấn đề nhiệt miệng nữa.

​​​​​​​Nước rau má

Rau má là một loại rau, một thảo dược mang tính mát, có vị ngọt đem lại tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chứa các dưỡng chất tốt cho gan. Rau má cũng chứa rất nhiều loại khoáng chất có công dụng gây ức chế vi khuẩn phát triển, kháng viêm hiệu quả. Là loại rau thông dụng trong việc chữa trị nhiệt miệng bằng cách ép nước dùng để uống trực tiếp.

Uống nước rau má khi bị nhiệt miệng
Uống nước rau má khi bị nhiệt miệng

Cách làm loại nước ép này cũng rất đơn giản, chỉ cần cho một lượng rau má khoảng 300g cùng với một chút nước xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố, sau đó lọc lấy nước cốt rau má, cho thêm một chút đường để dễ uống. Với công dụng đặc trưng là giải nhiệt việc uống nước ép rau má thường xuyên khi bị nhiệt miệng sẽ nhanh chóng giúp tình trạng của bạn giảm đi nhanh chóng.

Bị nhiệt miệng nên ăn gì để mau khỏi?

Bên cạnh việc uống các loại nước ép, thì thông qua việc chế biến các món ăn cũng là cách hữu hiệu để bạn nhanh chóng thoát khỏi các vết lở trong miệng. Cùng tham khảo một số món ăn sau đây để có thể áp dụng:

​​​​​​​Ăn đậu giúp trị nhiệt miệng nhanh chóng

Các loại đậu trong đó đặc biệt là đậu xanh và đậu đen có chứa hàm lượng cao chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Đồng thời các loại đậu có tính mát nên sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc công hiệu. Nhờ đặc tính này, khi bạn ăn sẽ giúp giảm tình trạng nhiệt miệng và nhanh chóng khỏi bệnh.

 

Mỗi ngày bạn chế biến đậu thành các món ăn như chè, cháo, súp. Những món ăn này cũng rất mềm thích hợp khi bạn bị nhiệt miệng có nhiều vết lở, giúp việc ăn uống dễ dàng hơn.

​​​​​​​Món canh bí đao nấu tôm 

Bí đao là loại trái có tính mát, vị ngọt, tác dụng đặc trưng là thanh nhiệt, giải khát, giải độc gan. Bí đao nấu canh tôm là sự kết hợp giúp thanh nhiệt rất tốt cho người bị nhiệt miệng. Bạn có thể tham khảo cách làm dưới đây:

Ảnh: canh bí đao nấu tôm

Chuẩn bị:

  • 100 g tôm sú đã giã nhuyễn và ướp gia vị
  • ½ trái bí đao cắt khoanh bỏ ruột
  • Hành lá rửa sạch cắt khúc

Chế biến:

  • Dồn thịt tôm sú đã giã nhuyễn vào từng khoanh bí đao đã bỏ ruột;
  • Đun nước đến sôi thì cho khoanh bí vào nấu trong khoảng 10 phút;
  • Nhìn thấy bí chín thì nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp.

Múc khoanh bí đao dồn tôm ra tô, rắc thêm một chút hành lá cho dậy mùi và thưởng thức.

​​​​​​​Canh rau má nấu hến

Rau má và hến là hai thực phẩm tính hàn, đem lại công dụng giải nhiệt rất cao. Đối với rau má có rất nhiều cách chế biến ngoài việc xay lấy nước đã hướng dẫn ở trên, thì nấu canh cũng là một cách chế biến khác cho người bị nhiệt miệng có thể tham khảo. Rau má kết hợp với hến rất thích hợp cho ngày hè nóng bức, cơ thể thiếu nước và nhiệt miệng.

Canh rau má nấu hến
Canh rau má nấu hến

Chuẩn bị:

  • 500 g hến luộc lấy nước nấu canh, tách lấy ruột.
  • 200 g rau má

Chế biến:

  • Ruột hến sau khi tách riêng cho vào chảo dầu xào qua với tỏi hành cho thơm, nêm gia vị cho thấm;
  • Chắt lọc nước luộc hến sau khi đã loại bỏ phần sạn, cát bụi cho vào nồi đun sôi lại;
  • Nước sôi lại cho rau má vào đảo nhanh trong 2 phút, thử nêm nếm lại cho vừa ăn và tắt bếp.

Canh rau ngót nấu mọc

Rau ngót - một trong những loại rau xanh có tính mát, vị ngọt nên nó là một vị thuốc có tác dụng giúp thanh nhiệt cơ thể, làm mát, giải độc. Hàm chứa nhiều chất dinh dưỡng nên nấu canh rau ngót với mọc sẽ bổ sung cho cơ thể một lượng vitamin C, chất xơ, các khoáng chất như canxi, photpho và chúng sẽ giúp chữa nhiệt miệng rất hiệu quả.

Cách nấu món canh rau ngót với mọc cũng rất đơn giản nhanh chóng như sau:

Canh rau ngót nấu mọc
Canh rau ngót nấu mọc

Chuẩn bị:

Rau ngót: 1 bó lặt lấy lá và rửa thât sạch để riêng;

Mọc: mua giò sống, nấm mèo và hành tím bằm nhuyễn, sau đó trộn tất cả nguyên liệu lại với nhau cùng một chút gia vị rồi vo thành từng viên mọc vừa ăn.

Chế biến:

  • Bắt nồi nước lên bếp đợi sôi,
  • Cho mọc vào nấu trước đến khi sôi lại thì thả rau ngót vào, lưu ý có thể vò rau ngót trước khi cho vào;
  • Nêm nếm gia vị vừa miệng và tắt bếp.

Canh khổ qua nhồi thịt

Với tinh chất đắng và tính mát của khổ qua, loại trái này giúp thanh nhiệt hiệu quả, thải độc nhanh, nguồn vitamin A dồi dào. Khi cơ thể nổi nhiệt miệng chỉ cần chế biến món canh khổ qua nhồi thịt và dùng thường xuyên thì tình trạnh nhiệt miệng sẽ nhanh chóng biến mất.

Chuẩn bị:

  • Khổ qua: 3 trái móc bỏ phần hột bên trong, rửa sạch, để ráo nước;
  • Thịt bằm: 200 g trộn cùng nấm mèo xắt sợi, bún tàu cắt khúc vừa ăn, nêm nếm gia vị;
  • Nhồi thịt vào trái khổ qua.

Chế biến:

  • Bắt một nồi với lượng nước vừa đủ đun cho đến sôi;
  • Cho khổ qua đã nhồi thịt vào và hầm đến khi mềm;
  • Nêm nếm thêm gia vị cho nước dùng vừa miệng và tắt bếp khi khổ qua đã mềm.

Cháo cá lóc

Cá lóc vốn là một loài cá sông, lành tính, tính mát giúp cơ thể giải nhiệt hiệu quả. Vậy nên dùng cá lóc chế biến thành món ăn giúp trị nhiệt miệng tự nhiên, thêm vào đó là bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể khi bị đau và không ăn được do các vết lở nhiệt miệng.

Ngoài ra khi trời trở nóng thì nấu một nồi cháo cá cũng là cách giải nhiệt và phòng ngừa tình trạng nhiệt miệng hữu hiệu.

Chuẩn bị:

  • 500g cá lóc
  • 1/2 chén gạo tẻ
  • 200g nấm rơm
  • 200g rau đắng
  • 200g giá đỗ

Sơ chế các nguyên liệu chuẩn bị cho việc nấu như cá lóc làm sạch; nấm rửa sạch, cắt nhỏ; rau đắng và giá đỗ rửa sạch.

Cách thực hiện:

  • Đem cá lóc luộc chín và gỡ bỏ xương;
  • Ướp thịt cá với nước mắm, muối, đường, hạt nêm, hành tím băm và tiêu trong thời gian 10 phút;
  • Cho nửa chén gạo đã vo sạch vào nồi;
  • Đổ phần nước luộc cá vào và canh mức nước cao hơn một lóng tay và đun sôi;
  • Khi đã sôi, tiếp tục nấu và thêm nước cho đến khi cháo nhừ;
  • Phi thơm hành tím băm với dầu ăn rồi xào qua nấm rơm khoảng 2 phút;
  • Cho cá cùng nấm vào nồi cháo, nấu sôi và nêm nếm lại là được;
  • Khi dùng nên cho thêm rau đắng và giá đỗ để dậy mùi thơm và trọn vị.

Như vậy, qua lời giải đáp cho câu hỏi người bị nhiệt miệng uống gì và ăn gì để mau khỏi, hi vọng mọi người đã có được bí quyết nho nhỏ khắc phục tình trạng nhiệt miệng này. Những món ăn và đồ uống này đều rất dễ dàng trong việc thực hiện và thời gian chế biến cũng rất nhanh chóng. Hãy vào bếp ngay để có được những đồ ăn, thức uống vừa ngon lành bổ dưỡng này nhé!