Hiện tượng đau xương cụt đang ngày càng phổ biến, không những gây ra nhưng bất tiện trong cuộc sống, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Vì thế, bài viết hôm nay sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh này và cách điều trị thích hợp.
Bệnh đau xương cụt là gì?
Đốt sống cụt là phần xương thấp nhất với các đốt sống nhỏ trong hệ thống xương cột sống của cơ thể. Xương cụt được tạo nên từ 4 đến 6 đốt sống cụt dính lại với nhau, là hình tháp gồm 4 mặt là mặt chậu hông (lõm), hai mặt bên và mặt lưng (lồi), có một nền quay lên trên và khớp với đỉnh trên cùng. Hai xương cụt nối với hai xương cùng bằng một dây chằng.
Bệnh đau xương cụt là tình trạng viêm các mô liên kết của xương cụt, gây đau nặng khi ngồi.
Nguyên nhân dẫn đến đau xương cụt
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau xương cụt, cụ thể có 2 nhóm chính:
Đau xương cụt do bị ngã
Bệnh xảy ra do bị ngã rơi vào các trường hợp sau:
- Không cẩn thận bị ngã trong những hoạt động di chuyển, sinh hoạt hàng ngày.
- Ngã trong lúc tập các môn thể thao vận động mạnh và có xu hướng ngã đập xương cụt xuống đất như: trượt patin, trượt ván, đi xe cân bằng – những loại xe điện 2 bánh, điều khiển bằng tư thế đứng và chân. Ngoài ra, các môn thể thao khác như các món thể thao điền kinh (chạy vượt rào, nhảy xa, nhảy cao), bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, tennis, các môn thể thao điền kinh cũng có nguy cơ khi ngã ảnh hưởng đến phần xương cụt rất lớn.
- Ngã khi đang làm việc, thường xảy ra với những người lao động chân tay hơn những người hoạt động trong những lĩnh vực khác. Trường hợp tai nạn giao thông, ngã đau xương cụt lúc làm việc có mức độ nguy hiểm khá lớn.
- Ngã do tại nạn giao thông cũng ảnh hưởng đến xương cụt. Hầu hết những trường hợp này đều ngã trong tình trạng đau đớn, ảnh hưởng tới những phần xung quanh.
- Đau do ngồi, nằm trong tư thế sai cách, xương cụt bị đè nén thời gian dài. Đặc biệt trong lúc nghỉ ngơi cũng cần tránh những tư thế ảnh hưởng đến phần xương cụt.
Đau xương cụt thứ phát
Trường hợp tự đau xương cụt này có thể do nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân sinh lý:
Nguyên nhân bệnh lý
Bệnh xương khớp
Đau xương cụt cũng có thể biểu hiện của các bệnh lý về cột sống và đĩa đệm như: thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp dạng thấp… Tuy theo từng nguyên nhân mà người bệnh sẽ có kèm các triệu chứng khác như cơn đau lan xuống mông và chân, tê bì chân tay, hạn chế khả năng vận động…
Viêm âm đạo
Viêm âm đạo có thể gây đau xương cụt kết hợp đau buốt vùng thắt lưng, đau lưng, bụng dưới xuất hiện hiện tượng khó chịu hoặc bị trướng, sốt nhẹ, mệt, chán ăn. Cơn đau đặc biệt sẽ tăng lên khi làm việc quá nhiều, sau khi quan hệ tình dục hoặc trước kỳ kinh nguyệt.
Vị trí tử cung bất thường
Thông thường tử cung sẽ hơi ngả về phía trước, nhưng trường hợp đau xương cụt xuất hiện có thể tử cung ngả quá ra phía sau. Nguyên nhân khiến tử cung bị sai lệch do quá bận rộn, sinh đẻ nhiều hoặc đã từng làm phẫu thuật tử cung.
Khối u
Khi có các khối u xuất hiện như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u ở cột sống thắt lưng phát triển to dần chèn ép lên dây thần kinh gây đau vùng xương cụt.
Bệnh đường tiết niệu
Các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu như viêm thận mãn, viêm thận cấp, viêm đường tiết niệu, sỏi thận có thể là nguyên nhân gây đau xương cụt. Ngoài ra, nếu trong hệ tiết niệu có sỏi kết hạch hay khối u cũng có thể gây ra đau ở xương cụt.
Nguyên nhân sinh lý
Tuổi tác
Tuổi tác ảnh hưởng rất lớn đến sự thoái hóa xương khớp, đặc biệt là người trung niên, cao tuổi. Lúc này dù không chịu nhiều tác động từ ngoại lực, xương cụt cũng tự thoái hóa và đau đớn.
Hơn nữa, phụ nữ tuổi càng cao phần dây chằng nối với tử cung bị giãn ra sẽ khiến cho dây tử cung bị hạ thấp và dẫn đến tình trạng đau nhức.
Giới tính
Theo một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học tại một trường đại học Hoa Kỳ, nữ giới đau xương cụt chiếm tỉ lệ lớn hơn ở nam giới rất nhiều. Nhất là phụ nữ trong thời kỳ bị kinh nguyệt cũng thường xuyên bị đau (tuy nhiên hiện tượng trong trường hợp này sẽ tự khỏi trong vài ngày). Hơn nữa, phụ nữ lúc mang thai hoặc lúc đặt vòng tránh thai cũng rất hay xảy ra tình trạng đau xương cụt.
Đau xương cụt có nguy hiểm không?
Mức độ đau xương cụt nguy hiểm hay không phụ thuộc vào mức độ đau, tình trạng sức khỏe, tuổi tác, giới tính và nguyên nhân gây ra.
Nếu người bệnh đau xương cụt do các chấn thương vật lý gây ra không cần quá lo lắng, chỉ cần hạn chế vận động, nghỉ ngơi đúng cách. Sau một thời gian, triệu chứng sẽ tự khỏi. Trường hợp người bệnh đau xương cụt do một số bệnh lý (xương khớp, phụ khoa…) cần phải thăm khám ngay lập tưc vì có thể gây ra không nguy hiểm tính mạng, và phát sinh những biến chứng như: đau nhức kéo dài, hạn chế vận động, teo cơ, liệt chi dưới…
Làm gì khi bị đau xương cụt
- Hơi ngả người về trước khi ngồi.
- Ngồi nghỉ trên gối hay nệm hình chữ V, hạn chế tiếp xúc xương cụt trực tiếp với đêm cứng.
- Chườm nóng hay lạnh vào khu vực đau kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng.
- Sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm không steroid.
- Nghỉ ngơi trong thời gian đau, tránh nằm hoặc ngồi quá lâu.
- Kết hợp với một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và hợp lý.
Trường hợp cơn đau không cải thiện và biến thành mạn tính, người bệnh cần thăm khám bác sĩ ngay để tiến hành chụp X-quang và chụp cộng hưởng từ. Từ đó, bác sĩ sẽ chuẩn đoán chính xác nguyên nhân tổn thương như gãy nứt xương hay khối u đè lên xương.
Những phương pháp điều trị
Vật lý trị liệu
Thực hiện các kỹ thuật giảm đau như hít thở sâu và thư giãn hoàn toàn khung xương chậu, giảm các cơn đau thường bộc phát khi bạn đi tiểu hoặc đại tiện.
Vận động
Thực hiện các thao tác xoa bóp các cơ gắn với xương cụt thông qua trực tràng để làm giảm đau.
Dược phẩm
Sử dụng các loại thuốc trầm cảm hoặc trị động kinh hay tiêm thuốc gây tê cục bộ vào xương cụt có thể làm giảm đau một thời gian.
Phẫu thuật
Tiến hành phẫu thuật cắt bỏ xương cụt nếu tất cả các liệu pháp trên đều không hiệu quả.
Cao dán
Trong cao dán có các thành phần thảo dược được đặc chế từ Đại Hồi, Quế Chi, Địa liền. Khi dán cao, các vị thuốc sẽ thẩm thấu qua da, tác động trực tiếp giúp giảm đau tức thì.
Các bài thuốc dân gian
Lá ngải cứu
Trong Đông y, lá cây ngải cứu chứa nhiều chất kháng khuẩn và tinh dầu như hoạt chất Cineol, Tricosanol, Tetradecatrilin… rất có ích trong việc giúp giảm đau hiệu quả, đặc biệt giảm cơn đau thần kinh nhanh chóng.
Cách thực hiện: Ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng với muối. Đổ vào túi vải sạch, chườm nóng trực tiếp lên vùng xương cụt 5-10 phút. Khi ngải cứu nguội có thể sao lại và tiếp tục chườm. Thực hiện 2 lần/ngày, kéo dài 2-3 ngày để giảm đau nhức, khó chịu.
Dây đau xương
Dây đau xương có tác dụng chữa các triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương, đau người. Đồng thời, đôi khicây còn được dùng làm thuốc bổ.
Cách thực hiện: Rửa sạch thân cây dây đau xương, thái nhỏ, sao vàng, sau đó ngâm với rượu theo tỷ lệ 1:5. Uống 3 lần/ 1 ngày, mỗi lần chỉ uống 1 chén nhỏ. Trường hợp không uống được rượu, có thể sắc với nước uống sử dụng liên tục trong 15 ngày.
Một số bài tập yoga
Tư thế con mèo
Thực hiện tư thế này, rất có lợi đối với lưng, bụng, là bài tập tốt khi đau xương cụt. Điều này giúp lưng và bụng gia tăng sức mạnh, hỗ trợ cột sống.
Các bước thực hiện
- Đặt tay và gối trên sàn, giống như tư thế bò.
- Hai tay bằng vai và hai gối cách nhau một khoảng bằng hông.
- Hít sâu vào và võng lưng xuống.
- Thở hết hơi ra và gù lưng lên, cúi đầu và gập cằm.
- Lặp lại khoảng 5 đến 10 lần.
Tư thế rắn hổ mang
Tư thế rắn hổ có ảnh hưởng rất lớn đối với cột sống và các cơ xung quanh. Động tác này tạo lực, giúp xương chắc khỏe và giúp kéo giãn lưng tuyệt đối.
Cách thực hiện:
- Nằm sấp. Đặt hai tay chạm sàn cạnh vai. Hít sâu, nâng hai vai và ngực lên, sao cho phần bụng và hông đặt trên sàn, giúp tư thế gia tăng súc mạnh bằng cách sử dụng cơ bụng
- Mở rộng ngực. Nhìn thẳng và không nhướn cổ về trước
- Giữ khoảng 5 nhịp thở. Trong lần thở ra, hãy nằm áp xuống sàn. Thực hiện 5 lần.
Tư thế cúi gập
Tư thế yoga này chữa trị đau xương cụt rất hiệu quả. Trọng lượng cơ thể sẽ làm dài cột sống và đè áp lực lên xương cụt, đồng thời cũng sẽ kéo dài gân khoeo.
Cách thực hiện:
- Bắt đầu tư thế ngọn núi với hai chân dang rộng bằng hông, đặt hai tay hai bên người
- Hít vào, nâng hai cánh tay hướng lên trần và nhìn lên trần
- Cong xương bả vai sao cho lưng thẳng
- Thở ra, thả hai tay xuống
- Tiếp đến, gập người sao cho ngực bằng với đùi
- Chạm hai tay vào cổ chân hay miếng thảm
- Giữ tư thế khoảng 10 đến 15 giây, hít thở nhịp nhàng.
Vặn mình
Động tác này giúp giảm căng lưng dưới và gia tăng sức mạnh cột sống, ngực và thân mình.
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa. Hai chân đặt trên sàn, gập hai gối
- Mở rộng hai cánh tay theo hình chữ T
- Xoay hai gối hướng về ngực bên phải
- Giữ hai gối ép chặt vào nhau
- Sau 10 giây, xoay gối về vị trí cũ. Lặp lại với bên còn lại.
Như vậy, bệnh đau xương cụt tuy không quá nguy hiểm, nhưng có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của một bệnh lý hay tổn thương nào đó. Vì thế, việc phát hiện và đối phó với tình trạng đau xương cụt càng sớm trước khi bệnh tiến triển thành mạn tính là điều rất quan trọng. Chúc bạn khỏe mạnh để tận hưởng cuộc sống!
TuThuoc24h