Những nguyên tắc kiêng cữ khi mang thai mẹ bầu nên nắm rõ
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Mẹ Bầu

Tại sao cần kiêng cữ khi mang thai và nguyên tắc kiêng cữ cho mẹ bầu?

Kiêng cữ khi mang thai là điều hoàn toàn dễ hiểu, bởi lẽ như vậy vừa tốt sức khoẻ cho cả mẹ và bé. Vậy mẹ bầu nên kiêng cữ, nên làm gì và không nên làm gì?

Kiêng cữ khi mang thai là điều rất cần thiết mà bất kỳ mẹ bầu cũng cần thực hiện. Tuy nhiên, nên làm gì và cần tránh gì sao cho an toàn và khoa học, ít mẹ bầu nào biết, nhất là những chị em lần đầu mang thai. 

do mẹ bầu cần kiêng cữ khi mang thai 

Theo thống kê, cứ khoảng 100 thai nhi sẽ có 3 đến 5 bé gặp các vấn đề về phát triển. Nhất là trong 3 tháng đầu – giai đoạn cần đặc biệt quan tâm do thai nhi còn nhỏ và mẹ bầu chưa quen với những biến đổi của cơ thể. Chỉ cần một hành động sai sót, cả mẹ và bé có thể gặp nguy hiểm. Vì thế, kiêng cữ là điều rất quan trọng để giúp mẹ an toàn vượt qua 3 tháng đầu.

Quan hệ khi mang thai vấn đề nhạy cảm nhưng được rất nhiều mẹ bầu quan tâm, liệu quan hệ khi mang thai tốt hay không tốt?

Những việc nên làm khi mang thai 

Uống vitamin tổng hợp

Chế độ ăn uống cân bằng, giàu vitamin và khoáng chất là cách tốt nhất để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Tuy nhiên, ăn uống đôi khi cũng không đủ chất dinh dưỡng cho thai kỳ, mẹ cũng cần bổ sung thêm vitamin như canxi, sắt, axit folic, DHA,…

Sử dụng các loại vitamin tổng hợp có thể hỗ trợ thai nhi phát triển tốt hơn, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh và phát triển trí não. Mẹ nên tham khảo tư vấn của các chuyên gia để có liều lượng và loại vitamin hợp lý cho cơ thể mình. 

Ngủ nhiều

Thay đổi hormone và lo lắng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ bầu. Vì thế hãy cố gắng chợp mắt bất kể khi nào thấy mệt mỏi. Đồng thời, mẹ hãy thiết lập thời gian ngủ và thực hiện theo, ngủ đủ 7 – 9 tiếng mỗi đêm. 

Vận động

Việc vận động không chỉ tốt cho mẹ và bé mà còn giúp giải quyết nhiều vấn đề trong thời kỳ mang thai như mất ngủ, đau cơ, tăng cân quá mức,… 

Hãy chọn các bài tập yoga, đi bộ nhẹ nhàng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để liệu trình hợp lý và an toàn cho bản thân. 

Tập yoga nhẹ nhàng để tinh thần thoải mái và tràn đầy năng lượng
Tập yoga nhẹ nhàng để tinh thần thoải mái và tràn đầy năng lượng

Ăn hải sản

Trong hải sản có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, đặc biệt Omega-3 tốt cho tim và sức khỏe cả mẹ và bé. Tuy nhiên, hải sản cần được nấu chín, mẹ tuyệt đối ăn đồ tươi sống vì có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao mẹ nhé! Nhớ không ăn quá 340g cá mỗi tuần.

Quan hệ tình dục

Nếu mẹ bầu không có các nguy cơ biến chứng như nhau điền đạo, thai ngoài tử cung,… việc quan hệ tình dục khi mang thai là điều bình thường, có thể giúp mẹ dễ dàng sinh nở. Tốt nhất nên hỏi trực tiếp bác sĩ về vấn đề này để nắm rõ nguyên tắc. 

Tiêm phòng cúm

Tiêm ngừa cúm trước khi mang thai hoặc tiêm trong lúc mang thai nếu không có chống chỉ định từ nhà sản xuất. Thuốc tiêm này không phải virus giống, nên khi mẹ bị nhiễm cảm cúm, vacxin có thể bảo vệ hai mẹ con an toàn và phát triển khỏe mạnh. 

Tăng cân hợp lý

Ăn quá nhiều cũng không phải quá tốt cho cả mẹ và bé. Tăng cân nhiều khi còn gây hại nhiều hơn. Vì thế, mẹ nên đề xuất kế hoạch cụ thể những món mẹ có thể ăn, ăn bao nhiêu là đủ. 

Ví dụ, trong ba tháng đầu, mẹ chỉ cần bổ sung 100 calo mỗi ngày. Vào tam cá nguyệt thứ ba, lượng calo tăng lên 300 mỗi ngày. 

Tăng cân hợp lý khi mang thai là như thế nào?

Chú ý sức khỏe răng miệng

Trước khi mang thai mẹ cần kiểm tra răng miệng định kỳ, bởi vì nếu có vấn đề về răng miệng trong giai đoạn này mẹ sẽ không được xử lý ngay tức khắc.  

Những việc không nên làm khi mang thai 

 

Kiêng cử trong khẩu phần dinh dưỡng
Mẹ bầu không nên ăn các thực phẩm tươi sống, đi giày cao gót, sơn móng tay

Hoạt động nguy hiểm đến sức khỏe mẹ và bé

  • Không leo trèo, làm việc nặng trong 3 tháng đầu vì thai nhi còn khá yếu
  • Không gập người lên xuống thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng chóng mặt, choáng váng
  • Không bắt chéo chân và gập gối, điều này hạn chế lưu thông máu xuống chân và duy giãn tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai.
  • Không đứng quá lâu hoặc đứng lên ngồi xuống một cách đột ngột
  • Không tiếp xúc với các loại hóa chất như thuốc xịt muỗi, thuốc đuổi côn trùng,…

Không sử dụng các chất kích thích

Tinh thần luôn vui, sức khoẻ luôn dồi dào chính là điều tất yếu để mẹ tròn con vuông sau 9 tháng 10 ngày
Tinh thần luôn vui, sức khoẻ luôn dồi dào chính là điều tất yếu để mẹ tròn con vuông

Trong thời gian mang thai, phụ nữ không nên hút thuốc lá hay sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn. Bởi vì có thể gây ra các biến chứng cho thai nhi như:

  • Cân nặng thấp khi sinh
  • Khả năng học tập thấp
  • Hút thuốc lá sớm trong tương lai
  • Rối loạn hành vi
  • Mắc chứng rối loạn thai do cồn
  • Châm tăng trưởng, phát triển

Vì thế, mẹ bầu cần cai rượu hoặc thuốc là trước lúc mang thai để đảm bảo sức khỏe cho con yêu của mình. 

Không ăn thịt sống hay hải sản tươi sống

Các loại thịt, trứng, cá sống hoặc chưa nấu chín có nguy cơ gây bệnh cho cả mẹ và thai nhi. Ngoài ra, còn dẫn đến những bệnh nghiêm trọng, dị tật bẩm sinh và đe dọa tính mạng của thai nhi. Vì thế, hãy chắc chắn thức ăn đã được nấu chín trước khi ăn mẹ nhé! 

Không sử dụng các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng

Mặc dù canxi rất quan trọng đến sự phát triển của trẻ, nhưng mẹ bầu cần cẩn thẩn với các nguồn bổ sung canxi từ sữa.

Sữa tươi không được khuyến khích cho mẹ bầu vì chưa tiệt trùng, chứa vi khuẩn Listeria có thể gây bệnh, sẩy thai và đe dọa tính mạng của thai nhi. 

Không xông hơi hay tắm bồn nước ấm 

Mẹ bầu không nên sử dụng các dịch vụ xông hơi trong giai đoạn này vì nhiệt độ cao có thể nguy hiểm cho mẹ. Việc tắm bồn nước ấm hay xông hơi trong ba tháng đầu có thể tăng nguy cơ sẩy thai gấp đôi. 

Không uống nhiều caffein

Caffein đi qua nhau thai có thể làm tăng nhịp tim cho bé. Do đó mẹ tốt nhất tránh sử dụng cà phê khi mang thai. 

Không uống thuốc khi mang thai

Bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ. Vì thế, mẹ không tùy ý uống thuốc khi mắc các bệnh như cảm cúm. Ngay cả thuốc nam, thuốc lá, thuốc bắc cũng không nên sử dụng bừa bãi.

Trong trường hợp bắt buộc, mẹ nên khám bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp.

Uống thuốc tây khi mang thai có nguy hiểm đến thai nhi không?

Kiêng sơn móng tay hay nhuộm tóc

Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh nhuộm tóc có thể ảnh hưởng đến thai nhi nhưng để an toàn mẹ cũng không nên tiếp xúc hóa chất trong thời gian này.

Theo nghiên cứu tại tại Trường Đại học Y tế công cộng Mailman, Columbia, trẻ em tiếp xúc nhiều với phthalates - hóa chất chứa nhiều trong sơn máu tay có chỉ số IQ thấp hơn những đứa trẻ khác. Ngoài ra, mùi sơn móng tay có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu. 

Như ta thấy mẹ bầu cần kiêng cữ khi mang thai rất nhiều nhưng để có thể chào đón một đứa trẻ khỏe mạnh sau 9 tháng thì rất đáng đúng không nào! Vì thế, hi vọng bài viết này đã giúp mẹ có thông tin tổn hợp về điều cần làm và không nên làm trong thời gian mang thai.

TuThuoc24h