Không cần la hét, học ngay cách dạy bé vâng lời một cách nhẹ tênh như này bố mẹ nhé
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Dạy Con @

Không cần la hét, học ngay cách dạy bé vâng lời một cách nhẹ tênh như này bố mẹ nhé

Khi làm cha mẹ cũng có nghĩa là bạn cũng đang học cách hoàn thiện bản thân mình từng ngày. Nuôi dạy một đứa trẻ thì niềm vui mỗi ngày và khó khăn cũng không ít nên bạn hãy vui vẻ đón nhận để mọi việc nhẹ nhàng. Khó khăn dạy dỗ của bạn hôm nay có thể là niềm tự hào của bạn sau này.

Không cần la hét ỏm tỏi mà vẫn dạy bé ngoan ngoãn, vâng lời  có lẽ là điều mong ước của rất nhiều người làm cha mẹ. Đứa trẻ đến với cha mẹ như một thiên thần được ban tặng để mỗi cha mẹ học cách sống đúng đắn và hoàn thiện hơn. Vì vậy dạy dỗ không những là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ thiên liêng.

Ai cũng muốn có một đứa bé ngoan ngoãn dễ dạy bảo nhưng mọi việc thường chẳng đơn giản chút nào. Chúng không phải cần một khoảng thời gian mà là một quá trình lâu dài, nhưng nếu có bí quyết đúc kết từ kinh nghiệm của những cha mẹ đi trước thì ngại gì không thử! Vậy hãy tham khảo bài viết này nhé!

Trước hết cha mẹ phải là tấm gương cho con, bạn không thể dạy đứa trẻ của bạn sự gọn gàng ngăn nắp trong khi bạn hay để giày vớ lung tung, không để vật dụng đúng vị trí.

Dùng những từ ngữ dễ tiếp thu dễ hiểu

Chúng ta cũng vậy khi đọc một quyển sách của nhà triết gia, giáo sư thì cũng phải ngẫm nghĩ, trẻ cũng thế không nên dùng những từ ngữ lạ lẫm cao xa nói chuyện với con, ví dụ khi bạn thấy con không chào ông bà bạn nói “con phải biết kính trên nhường dưới” trẻ thì làm sao mà hiểu hết kính trên nhường dưới là thế nào hãy nói rằng con phải ngoan với ông bà, vì ông bà sinh ra ba mẹ rồi ba mẹ mới sinh ra con, nên con phải yêu ông bà thật nhiều, khi gặp con nên vòng tay thưa ông bà, như vậy ông bà sẽ vui con là em bé ngoan, đôi khi bạn nói khó hiểu khiến trẻ hiểu không đúng và làm sai.

Trò chuyện cùng con, dạy con cách lắng nghe!

Là bạn phải ngồi lắng nghe con nói, trẻ con thì hay nói chuyện mà người lớn chúng ta thường chẳng để tâm vì những việc như thế rất nhỏ bé, chúng ta gặp quá nhiều chuyện to lớn hơn thế nhiều, đôi khi con kể về con bướm đầy màu sắc nghe thật hiển nhiên nhưng với con đó là một khám phá mới mẻ, lắng nghe con một cách tôn trọng nhất và hỏi xem con thấy ở đâu, con muốn bắt chúng không, chúng ta không nên cố gắng bắt chúng vì chúng còn phải về nhà với cha mẹ của chúng đang mong, việc lắng nghe giúp bé cởi mở khi nói chuyện và bạn sẽ dễ dàng trao đổi những điều bạn muốn hướng đến với con.
Khi nói chuyện cùng con hãy ngồi hoặc nằm sao cho bằng hoặc thấp hơn bé đừng đứng cao bé sẽ mỏi cổ hoặc là bé chẳng muốn nghe bạn nói.

Kiểm soát bản thân thật tốt khi dạy dỗ con

Đôi khi bạn mệt mỏi cộng thêm sự ngỗ nghịch của con làm bạn rất bực mình và dễ mất kiểm soát. Có lẽ thật hiếm ông bố bà mẹ nào chưa từng la mắng con, nhưng hãy học tính bình tĩnh kiên nhẫn để có hiệu quả tốt nhất khi dạy dỗ con. Việc la mắng ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, làm mất sự tự tin, khám phá của con, đôi khi sự giận dỗi của bạn làm bé sợ hãi đến mức nối dối và còn sinh ra tính đổ lỗi, hoặc trẻ sẽ học ở bạn sự la lối khi trẻ không hài lòng gì đó. Nếu một lúc nào đó bạn quá giận dỗi thì nên để ba hoặc mẹ người bình tĩnh hơn nói chuyện hoặc quay ra hít thở thật sâu lấy lại bình tĩnh để có thể nói chuyện với con một cách dễ nghe và dễ hiểu nhất.

Gợi ý trẻ nói lại những gì bạn vừa mới nói

Đã là trẻ con thì không thể nghiêm túc nghe và làm theo, rất nhiều lần bạn nói đứa trẻ của bạn vẫn dạ nhưng rồi mọi chuyện đâu lại vào đấy, trẻ thường không tập trung vào lời nói của bạn, để trẻ nhớ được lâu bạn nên hỏi để trẻ lặp lại, việc trẻ nói nhiều sẽ nhớ được cũng giống như khi bạn thấy con gà gọi con gà nhiều lần và trẻ nghe có thể phân biệt được đó là con gà. Còn những vấn đề lớn hơn thì bạn nhắc lại nhiều lần ví dụ bạn hỏi con “nếu người lại đòi chở con về thì con nói thế nào”, bạn hỏi nhiều lần thì trẻ sẽ nhớ được câu trả lời và áp dụng vào tình huống nếu nó xảy ra.

Phạt và khen thưởng đúng lúc

Con sai tất nhiên là phạt, giải thích cho con hiểu, nói chuyện với con. Khi con làm tốt thì nên khen con, đó là động lực để con bạn cố gắng, dùng những thái độ trên gương mặt và cử chỉ thể hiện rõ thái độ của bạn. Ví dụ khi giận hãy nói to hơn một chút, mắt nhìn thẳng vào con và phạt con gì đó để con không mắc sai lầm lần sau, còn khi khen thưởng thì nên cười và nói nhỏ nhẹ vỗ tay, thái độ phấn khởi.

Khi làm cha mẹ cũng có nghĩa là bạn cũng đang học cách hoàn thiện bản thân mình từng ngày. Nuôi dạy một đứa trẻ thì niềm vui mỗi ngày và khó khăn cũng không ít nên bạn hãy vui vẻ đón nhận để mọi việc nhẹ nhàng. Khó khăn dạy dỗ của bạn hôm nay có thể là niềm tự hào của bạn sau này.

TuThuoc24h.net