Huyết áp thấp hiện đang là bệnh rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Bệnh bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, chủ yếu do sự bất cẩn và cẩu thả trong lối sống sinh hoạt của mọi người. Mọi người cần biết huyết áp thấp là bao nhiêu để có được hướng điều trị sớm và khoa học nhất nhé!
Huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực đẩy do sự tuần hoàn của máu trong các mạch máu và được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch. Từ đó nhằm giúp đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp cũng chính là một trong những dấu hiệu cho biết cơ thể còn sống hay đã chết. Khi tim đập, huyết áp sẽ thay đổi từ cực đại (áp lực tâm thu) đến cực tiểu (áp lực tâm trương).
Cách chẩn đoán huyết áp thông qua các chỉ số
Huyết áp được biểu đạt bằng hai chỉ số. Chỉ số đầu tiên thường cao hơn, là huyết áp tâm thu, hay áp lực trong lòng động mạch khi tim co bóp và đầy máu. Chỉ số thứ hai là áp lực tâm trương, hay áp suất trong lòng động mạch khi tim nghỉ giữa hai lần bóp. Dựa vào 2 trị số này, bác sĩ có thể chuẩn đoán được tình trạng huyết áp của bạn:
- Huyết áp bình thường: Đối với người trưởng thành, huyết áp bình thường khi huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg.
- Huyết áp cao: Trường hợp huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên sẽ được coi là cao huyết áp.
- Tiền cao huyết áp: Khi giá trị đo nằm giữa huyết áp bình thường và huyết áp cao: huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương dao động từ 80-89 mmHg sẽ được chẩn đoán là tiền cao huyết áp.
- Huyết áp thấp: Hay còn gọi là hạ huyết được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 100 mmHg.
Để kết luận một người bị tăng huyết áp hay không, người ta sẽ phải căn cứ vào trị số huyết áp của nhiều ngày, nghĩa là người bệnh phải đo huyết áp thường xuyên, theo dõi trong nhiều ngày và mỗi ngày nhiều lần để bác sĩ có thể chẩn bệnh chính xác. Trong một số trường hợp như quá xúc động, stress, hoặc sau khi uống rượu, bia, sau tập luyện, lao động nặng…huyết áp có thể tăng nhất thời.
Huyết áp cũng thay đổi theo độ tuổi và chỉ số huyết áp bình thường ở mỗi độ tuổi cũng khác nhau. Dưới đây là bảng chỉ số huyết áp theo từng độ tuổi để mọi người dễ theo dõi, kiểm soát huyết áp của mình và người thân trong gia đình.
Huyết áp thấp là bao nhiêu?
Huyết áp thấp là tình trạng khi trị số huyết áp đột ngột giảm xuống dưới 90/60 mmHg, hoặc giảm hơn 20mmHg so với trị số huyết áp bình thường trước đó. Huyết áp thấp làm cho thể tích máu giảm đi vì co mạch.
Huyết áp thấp có hai loại là: huyết áp thấp tiên phát và huyết áp thấp thứ phát.
- Huyết áp thấp tiên phát: Xảy ra ở trường hợp có thể trạng đặc biệt, huyết áp luôn thấp từ nhỏ đến lớn mà không hề có triệu chứng hoặc biến chứng.
- Huyết áp thấp thứ phát: Ban đầu huyết áp bình thường nhưng sau đó huyết áp bị tụt dần xuống tới ngưỡng được coi là huyết áp thấp.
Bệnh nhân huyết áp thấp thường có những biểu hiện: mệt mỏi, lả người và rất muốn được nghỉ ngơi, hoa mắt chóng mặt, khó tập trung và dễ nổi cáu, có cảm giác buồn nôn, nặng hơn có thể ngất xỉu.
Huyết áp hạ quá thấp có thể làm nhịp tim nhanh, gây choáng, ngất. Một điều ít ai biết, huyết áp thấp cũng là một trong những nguyên nhân gây tai biến mạch máu não, chiếm tỷ lệ 10-15% như bệnh tăng huyết áp.
Theo thông kế, có khoảng 30% số người nhồi máu não và 25% số người nhồi máu cơ tim là do huyết áp thấp.
Nguyên nhân gây huyết áp thấp
Các nguyên nhân dẫn đến huyết áp thấp có thể bao gồm:
- Huyết áp thấp sinh lý do di truyền hoặc do sống ở vùng núi cao.
- Khi không đủ thể tích máu trong lòng mạch cũng gây huyết áp thấp. Điều này xảy ra khi cơ thể bị mất máu hoặc mất nước kéo dài, nghĩa là cơ thể không có đủ lượng dịch cần thiết để lưu thông. Mất nước có thể là do: không uống đủ nước, tiêu chảy nặng hoặc nôn ói nhiều, đổ mồ hôi nhiều.
- Huyết áp thấp do suy giảm chức năng của tim dẫn đến tim co bóp yếu.
- Hệ thống thần kinh thực vật không tự điều chỉnh được dẫn đến tụt huyết áp tư thế và một số hormone trong cơ thể có nhiệm vụ kiểm soát mạch máu hoạt động không bình thường
- Huyết áp thấp ở phụ nữ mang thai khá phổ biến.
- Suy giảm hoạt động của tuyến giáp (nhược giáp): thiếu hụt hàm lượng hoocmon của tuyến giáp cũng gây ra huyết áp thấp.
- Bệnh tiểu đường hoặc lượng đường trong máu hạ thấp (hạ đường huyết)
- Hạ huyết áp do kiệt sức, do nhiệt hoặc cảm nhiệt
- Một số loại thuốc điều trị bệnh như thuốc trị cao huyết áp, trầm cảm hoặc thuốc trị Parkinson... cũng có thể gây hạ huyết áp
- Cuộc sống căng thẳng kéo dài, môi trường ô nhiễm, khuynh hướng lạm dụng độc chất, tình trạng béo phì, tình trạng suy dinh dưỡng... đều có thể gây ra bệnh huyết áp thấp.
- Bệnh huyết áp thấp có thể có thể đi kèm với một vấn đề khác như: bệnh tiểu đường, Parkinson, suy tim, loạn nhịp tim, phì đại hoặc giãn nở các mạch máu, bệnh gan... Ngoài ra, người cao tuổi cũng thường có nguy cơ cao mắc bệnh huyết áp thấp cao hơn so với những người trẻ.
Trong một số trường hợp, huyết áp có thể giảm đột ngột do:
- Mất máu cấp do xuất huyết
- Nhiệt độ cơ thể hạ thấp - hạ thân nhiệt.
- Nhiệt độ cơ thể quá cao có thể sốc nhiệt
- Nhiễm trùng máu (nhiễm trùng huyết nặng)
- Phản ứng dị ứng trầm trọng hay còn gọi là phản ứng quá mẫn.
Một số cách phòng tránh bệnh huyết áp thấp
Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý
Theo các bác sĩ, chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò rất quan trọng trong phòng ngừa bệnh huyết áp thấp. Thay vì một ngày 3 bữa bạn nên chia thành nhiều bữa trong ngày (từ 4-5 bữa với các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa giúp tăng huyết áp.
Đồng thời, bạn phải chú trọng và nâng cao chất lượng bữa ăn sáng để có năng lượng dồi dào cho một ngày năng động. Trong bữa sáng của mình, bạn cũng nên kết hợp với các loại nước rau củ như 1 ly nước ép hoa quả hoặc nước ép củ cải đường nữa nhé. Bật mí là củ cải đường được xem là một trong những tuyệt chiêu giúp bạn phòng ngừa căn bệnh này rất tốt đấy.
Hơn thế nữa, theo khoa học chứng minh những người ăn mặn giảm khả năng mắc bệnh huyết áp thấp hơn những người ăn nhạt. Vì thế nên kết hợp một vài món mặn và tăng cường những thực phẩm giúp tăng huyết áp.
Ngoài ra, cũng hãy nhớ hạn chế những thực phẩm có tác dụng hạ huyết áp như bia rượu, cà chua,…
Uống nhiều nước là một biện pháp hiệu quả để phòng ngừa huyết áp thấp
Uống nhiều nước sẽ giúp làm tăng lượng máu trong cơ thể, ngăn ngừa sự mất nước. Đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh huyết áp thấp, giúp cho các hệ cơ quan hoạt động trơn tru, nhịp nhàng.
Uống nhiều nước, ít nhất là từ 2-2,5 lít đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật hiệu quả, đặc biệt là bệnh huyết áp thấp đấy nhé.
Đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày
Ít nhất là từ 7-8 tiếng/ngày, nếu có thể bạn hãy ngủ nhiều hơn (từ 9-11 tiếng) với giấc ngủ sâu, ngon giấc để nâng cao sức khỏe. Đồng thời, giúp cơ thể tỉnh táo, dồi dào năng lượng, phòng ngừa mọi bệnh tật kể cả huyết áp thấp.
Trong khi ngủ, vị trí đầu giường ngủ nên kê cao hơn một chút để giảm bớt những ảnh hưởng của trọng lực, đồng thời loại trừ được tình trạng đau vai, mỏi cổ sau khi thức dậy nữa đấy.
Thức dậy đúng cách
Đừng bao giờ vừa nghe tiếng chuông báo thức là bạn vội vàng bật dậy ngay nhé, điều này sẽ rất nguy hiểm đấy.
Hãy thức dậy đúng bằng các thao tác sau: trước khi rời khỏi giường, hít thở sâu vài cái, vươn tay, vặn người nhẹ. Sau đó ngồi dậy thật chậm, khi cảm giác cơ thể đã thăng bằng mới đứng thẳng. Tiếp đó thực hiện việc hít thở sâu cùng với đưa chân lên cao (có thể tựa vào ghế), sau đó cố gắng hết sức nghiêng người về phía trước. Điều này để giúp kích thích máu chảy từ chân ngược về tim một cách hiệu quả. Cuối cùng, bạn mới bắt đầu các hoạt động sống trong ngày nhé.
Tập luyện thể dục thể thao điều độ
Tập luyện thể dục thể thao từ lâu đã được xem là thần dược giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, sự dẻo dai của cơ thể. Hơn thế nữa, tập thể dục còn là biện pháp tiên quyết giúp chúng ta phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.
Những bài tập như thể dục tay không, erobic, yoga, đi bộ, chạy bộ đều là sự lựa chọn phù hợp để phòng ngừa bệnh huyết áp thấp. Nhằm phát huy tối đa tác dụng, bạn nên tập luyện đều đặn mỗi ngày ít nhất 20-13 phút, mỗi tuần 5 buổi nhé, trong quá trình tập cần bổ sung nước cho cơ thể để tránh tình trạng mất nước có thể xảy ra.
Tắm nước ấm có pha thêm muối magiê
Đây là một trong những liệu pháp giúp bạn phòng ngừa huyết áp thấp hiệu quả, ngoài ra loại nước tắm này còn giúp cơ thể thư giãn, thoải mái nữa đấy. Ngoài ra, loại nước tắm này còn giúp cơ thể thư giãn.
Một vài lưu ý khác
- Người bị huyết áp thấp cũng không nên đứng lâu một chỗ, tránh tiếp xúc lâu với nước nóng... để cơ thể không bị tụt huyết áp gây ra những vấn đề xấu cho sức khỏe.
- Khi có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, hay mệt mỏi, cần nhanh chóng nằm nghỉ ngơi ở tư thế đầu thấp, giúp tăng lượng máu lên não.
- Nên tránh trèo cao, ra nắng gắt hoặc để bị lạnh đột ngột, nhất là lúc đêm khuya.
- Trong sinh hoạt hàng ngày cũng cần tránh thay đổi tư thế đột ngột, nên thở sâu vài phút trước khi đứng lên để tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể.
- Người trên 50 tuổi nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ.
Đối với tất cả các loại bệnh, trong bất kì tình huống nào, việc chủ động phòng bệnh vẫn tốt hơn chữa bệnh rất nhiều. Bệnh huyết áp thấp nếu khi đo không có bất kì triệu chứng hay không phải điều trị thì không phải là bệnh. Chính vì vậy, hãy luôn quan tâm đến chỉ số huyết áp, huyết áp thấp là bao nhiêu; để áp dụng biện pháp phòng ngừa bệnh huyết áp thấp hiệu quả trên đây không chỉ giúp bạn phòng ngừa bệnh huyết áp thấp, mà còn có tác dụng nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Từ đó giúp cơ thể phòng ngừa rất nhiều những căn bệnh khác có thể xảy ra do biến chứng. Mong rằng bạn sẽ thành công trong việc phòng ngừa huyết áp thấp và sớm có một cuộc sống khỏe mạnh.
TuThuoc24h