Măng tây và những công dụng của măng tây mà có thể bạn chưa biết
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Mẹo Hay Mẹo Vặt

Măng tây và những công dụng của măng tây mà có thể bạn chưa biết

Măng tây không chỉ có vị ngon được nhiều người yêu thích mà còn có nhiều tác dụng tốt đối với sức khoẻ của chúng ta. Vậy măng tây có tác dụng gì?

Trong bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam, măng tây vẫn chưa thực sự là loại thực phẩm phổ biến mặc dù măng tây đã được du nhập vào nước ta từ lâu, vì sự e ngại về loại thực phẩm này. Vậy măng tây là gì? Có những thành phần nào trong măng tây tốt cho sức khỏe? Tác dụng của măng tây đối với sức khỏe ? Để hiểu rõ hơn hãy tham khảo bài viết này nhé.

Măng tây là gì?

Cây măng tây là một loại cây lâu năm thuộc họ Lily, tên khoa học là Asparagus officinalis, là một loại thực vật dùng làm rau.

Thực vật này được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, tập trung nhiều nhất ở Trung Quốc, Peru, Mỹ, Mexico và được thu hoạch vào mùa xuân. Được du nhập vào nước ta từ những năm 1960 – 1970, tuy nhiên, chúng chưa thực sự phổ biến trong bữa ăn hằng ngày. Đây được xem là một loại rau cao cấp được yêu thích bởi vị giòn, ngon và kết cấu khá mềm.  Phần thu hoạch làm thực phẩm là các chồi măng thẳng, phần đầu nhỏ, có hình dạng như ngọn giáo.  

Măng tây là loại cây có nhiều tác dụng đối với sức khoẻ
Măng tây là loại rau cao cấp được nhiều người yêu thích

Các loại măng tây

Có 3 loại măng tây: 

  • Măng tây xanh: Đây là loại măng tây phổ biến nhất, có vị đắng hơn so với các loại còn lại. Màu sắc xanh có được do quá trình quang hợp của ngọn giáo nổi lên mặt đất tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Những chồi măng màu xanh đậm, bóng, dày dặn, mập mạp, có đầu đóng kín là những ngọn măng ngon nhất, chất lượng nhất.
  • Măng tây trắng: Ở Châu Âu đây từ lâu đã được coi là một món ăn ngon. Giá của nó đắt gấp đôi giá của măng tây xanh. Sự khác biệt là măng tây trắng được trồng trong bóng tối. Khi giáo măng tây được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, đầu tiên họ chuyển sang màu hồng và sau đó, màu xanh quen thuộc. Nếu không được tiếp xúc ánh sáng nó sẽ có màu trắng. Vì vậy nên để trồng được loại này phải tốn chi phí sản xuất cao nên nguồn cung còn hạn chế.
  • Măng tây tím: Đây là một loại khác với hai loại trên. Màu tím của nó xuất phát từ hàm lượng cao anthocyanins (chất chống oxy hóa mạnh) trong giáo. Nó có một hàm lượng chất xơ thấp hơn so với loại trắng hoặc xanh làm cho nó mềm và toàn bộ giáo có thể ăn từ đầu đến gốc. Nó tạo ngọt, dày hơn so với măng tây xanh hoặc trắng. Loại này có hương vị trái cây và thơm dịu dàng. Thường có sẵn ở Úc nhưng hiện tại chỉ có nguồn cung hạn chế.

Thành phần dinh dưỡng của măng tây

Không chỉ có vị ngon đặc trưng, đây còn được xem là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Măng tây có hàm lượng dinh dưỡng vô cùng cao bao gồm: chất xơ, glucid, đạm, các vitamin: A, C, K, B1, B2, B6, acid folid, các khoáng chất như: canxi, kẽm, magie, sắt, kali… Trong măng tây chứa các thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển và phòng chống bệnh tật như: chất đạm, chất béo, chất xơ, đường, các loại vitamin và khoáng chất, các acid amin… 

Loại rau này còn chưa đến 93% nước và đặc biệt là ilunin, tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra chứa ít chất béo bão hòa. Tuy nhiên, măng tây lại chứa nhiều đường có calo cao.

Măng tây với thành phần dinh dưỡng dồi dào, bắt tay ngay vào làm các món ngon với măng tây nào!

Tác dụng của măng tây đối với sức khoẻ

Không chỉ có vị ngon mà măng tây còn chứa nhiều tác dụng tốt cho tim mạch đường ruột
Không những có vị ngon mà còn có nhiều tác dụng đối với sức khoẻ chúng ta

Không chỉ ngon mà măng tây còn có rất nhiều tác dụng không ngờ đến bởi những thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển và phòng chống bệnh tật:

1.  Tốt cho tim mạch: 

Do rất giàu potassium (kali) nên giúp điều hòa huyết áp, do có chứa nhiều folate nên giúp tim khỏe mạnh. Măng tây chứa rất nhiều chất xơ nên có thể giải tán đám cholesterol gây phiền nhiễu có trong máu.

2. Tốt cho đường ruột:

Măng tây chứa một loại carbohydrate có tên là inulin, chất này rất quan trọng trong việc tạo điều kiện cho hệ thống ruột hoàn thành tốt chức năng. Inulin cũng giúp cho sự tăng trưởng của những vi khuẩn có lợi cho đường ruột như: Lactobacilli và Bifidobacteria. Do có nhiều chất xơ nên đây là rau có tác dụng nhuận tràn.

3. Tăng cường hệ miễn dịch: 

Do hàm lượng vitamin C, vitamin E cao, giàu chất xơ và protein, nên ăn măng tây rất tốt cho hệ miễn dịch và bảo vệ tế bào khỏi các gốc rơi tự do.

Biến tấu măng tây thành món ngon khoái khẩu cho bé với cháo măng tây cho bé

4. Tốt cho hệ hô hấp:

Lấy rễ của cây măng tây đem sắc nước uống giúp chữa ho, khản tiếng, đau cổ họng.

5. Chống viêm: 

Măng tây được biết có đặc tính chống viêm và còn có tác dụng chữa bệnh viêm bàng quang,ngừa sỏi thận, mật…có hợp chất chống oxy hóa, măng tím có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa hơn màu khác…

6. Ngăn ngừa lão hóa:

Măng tây có chứa một chất chống oxy hóa gọi là glutathione, có tác dụng bảo vệ da trước tác hại gây ra từ ánh nắng mặt trời.

7. Lợi tiểu:

Ăn nhiều măng tây giúp loại bỏ lượng muối dư thừa ra khỏi cơ thể, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niêu do không đi tiểu được.

8. Ngăn ngừa loãng xương: 

Măng tây là nguồn dồi dào vitamin K góp phần tăng cường sức khỏe của xương.

9. Tốt cho mắt bị thị lực kém, bị đục thủy thể:

Do trong măng tây có chứa beta carotên và vitamin A 

10. Sức khỏe tình dục:

Măng tây là một loại rau có chứa vitamin B6 và folate nên có khả năng kích thích tình dục và tăng cường cảm giác hưng phấn, giúp cải thiện đời sống sinh hoạt vợ chồng.

11. Gỉảm đau nhức trong kỳ kinh nguyệt:

Vì có chứa vitamin E và vitamin B9 nên măng tây sẽ giúp hạn chế cơn đau bụng kinh, chứng chuột rút và đau cơ bắp trong những ngày hành kinh.

12. Giảm cân

 Là một loại thực phẩm thấp calories và có nhiều chất xơ còn chứa ít chất béo bão hòa nên tác dụng của măng tây rất tốt trong việc giảm cân.

13. Làm đẹp da

Vitamin C trong măng tây giúp tổng hợp collagen làm làn da săn chắc, kết hợp cùng các vitamin A,E làm da khỏe mạnh và mịn màng.

14. Ngăn ngừa dị tật ở trẻ sơ sinh

 Folate là một loại vitamin rất quan trọng trong việc làm giảm sự thay đổi của dị tật bẩm sinh ở não và tủy sống của bé. Trong khi đó, măng tây dồi dào hàm lượng folate là lựa chọn dinh dưỡng tuyệt vời dành cho bà bầu. Việc bổ sung thực phẩm lành mạnh giàu folate là yếu tố hàng đầu giúp phụ nữ mang thai có thai kỳ khỏe mạnh. Chị em trong độ tuổi sinh sản cũng nên ăn nhiề tốt cho sức khỏe, tăng cường khả năng thụ thai.

15. Ngăn ngừa ung thư

Ung thư và các chứng bệnh có liên quan sẽ được giảm thiểu nếu bạn ăn nhiều măng tây vì có chứa chất glutathione – một chất chống oxy hóa.

Xem thêm: Cách trồng măng tây trong thùng xốp

Những lưu ý khi dùng măng tây

  • Dùng  măng tây như rau hoặc dùng dịch chiết. 
  • Người bị viêm bàng quang, viêm khớp cấp tính không nên dùng. Rễ dùng dưới dạng nước sắc, cao lỏng hay xirô.
  • Không dùng cho người bị viêm đường tiết niệu cũng như người bị bệnh thần kinh.
  • Bệnh nhân bị bệnh gout cũng nên hạn chế ăn loại rau này, do có chứa nhiều purin nên có thể làm người bệnh đau khớp khi ăn.
  • Không luộc trong nồi sắt vì khi phản ứng với sắt làm đổi màu măng tây và nồi sắt gây độc hại.
  • Đối với những người bị huyết áp cao đang sử dụng thuốc điều trị không nên ăn, do tính chất làm giảm huyết áp tương tác với thuốc sẽ làm hạ huyết áp mạnh dẫn đến tình trạng nguy hiểm
  • Lưu ý khi ăn có để lại mùi hôi đặc trưng do trong măng tây có một loại chất chống oxy hóa, là lưu huỳnh gây mùi hôi và bám mùi
  • Măng tây có hàm lượng chất xơ cao nên khi ăn quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng khó đi ngoài, từ đó làm ảnh hưởng đến ruột non, dẫn đến hiện tượng táo bón và đau bụng

Với những thông tin tham khảo về măng tây cũng như là những tác dụng mà nó mang lại, hi vọng rằng các chị em đã có thêm lựa chọn cho những bữa ăn vui vẻ bên gia đình và người thân. Đồng thời, qua đó chị em có thêm được mẹo nhỏ chế biến măng tây trong cuốc sống để chăm sóc sức khoẻ của mình và những người xung quanh mình.

TuThuoc24h