Đau khớp chân - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Bệnh đau khớp chân: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Đau khớp chân là gì? Thủ phạm gây đau khớp chân từ đâu mà ra. Cần biết các cách điều trị tốt vì sức khỏe cho bạn và cho mọi người. Hãy cùng xem ngay.

Viêm khớp chân là một trong những bệnh viêm xương khớp phổ biến, không chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi mà còn gặp khá nhiều ở đối tượng trẻ tuổi. Bệnh không chỉ gây đau đớn mà còn khiến cho những ai mắc phải gặp khó khăn khi vận động. Trong bài viết hôm nay tuthuoc24h.net xin chia sẻ với bạn đọc những nguyên nhân, triệu chứng cũng như các phương pháp điều trị bệnh đau khớp chân này nhé!

Đau khớp chân là bệnh gì?

Đau khớp chân là một trong những dạng bệnh lý liên quan đến xương khớp. Khi hoạt động quá nhiều, các khớp ở chân sẽ bị tổn thương ít nhiều, các rễ thần kinh ở khu vực này cũng bị chèn ép, máu không lưu thông được. Đồng thời, dịch khớp dần ít đi, khi cọ xát sẽ gây đau đớn cho người bệnh. Nếu lâu ngày, có thể dẫn đến viêm nhiễm quanh cổ chân gây nhức, tê buốt và sưng tấy ở vùng cổ chân. Đó chính là bệnh viêm khớp gây ra đau khớp chân. 

đau khớp chân
Đau khớp cổ chân một trong những bệnh đau khớp phổ biến nhất hiện nay.

Như vậy, nếu bệnh nhân bị đau khớp chân kèm theo các triệu chứng như tê bì hoặc sưng tấy thì rất có thể là đã bị bệnh viêm khớp. Bệnh này nếu không chữa kịp thời có thể gây teo cơ, thoái hóa khớp, thậm chí là bại liệt. Còn nếu chỉ đơn thuần là đau, không có biểu hiện sưng đỏ hay khó chịu thì có thể là đau do tác nhân bên ngoài, chỉ cần tìm đúng nguyên nhân là có thể điều chỉnh được.

Những nguyên nhân phổ biến gây ra đau khớp chân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đau khớp chân. Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu mà người bệnh hay gặp phải:

1. Do chấn thương

Một số người có thể gặp phải những tai nạn trong lúc lao động, chơi thể thao gây ra những chấn thương như: bong gân, trật khớp, gãy xương… Điều này dẫn đến viêm, sưng khớp mắt cá chân, hoặc viêm khớp chân ảnh hưởng đến vận động và đi lại.

2. Lão hóa

Quá trình lão hóa theo thời gian khiến cho các sụn khớp, đặc biệt là sụn khớp ở cổ chân dần bị thoái hóa, các xương cọ xát vào nhau gây ra tình trạng đau nhức, viêm nhiễm.

3. Béo phì, thừa cân

Trọng lượng cơ thể dư thừa gây áp lực lớn lên phần khớp chân. Tình trạng này càng kéo dài thì các khớp chân sẽ càng tổn thương và viêm nhiễm nặng hơn.

cách chữa đau khớp chân
Người bị béo phì có khả năng bị đau khớp chân cao.

4. Do một số bệnh lý hoặc dị dạng xương khớp

Khi mắc phải một số bệnh lý như: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn, gout… thì nguy cơ dẫn đến đau khớp chân càng cao. Ngoài ra, những dị dạng bẩm sinh hoặc bị các bệnh lý làm thay đổi cấu trúc xương khớp cũng dễ dẫn đến viêm khớp.

5. Lối sống

Một người có lối sống lười vận động, môi trường làm việc lâu một chỗ không thay đổi tư thế, thường xuyên mang giày cao gót… sẽ khiến cho dịch và sụn khớp không được điều tiết, khả năng thích ứng với những thay trong vận động cũng bị kém dần. Kèm theo đó là mật độ xương giảm nên dễ khiến cho khớp chân bị tổn thương. Nếu như không có biện pháp xử lý kịp thời, người bệnh sẽ thường xuyên đối mặt với những cơn đau nhức và cứng khớp.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh đau khớp chân

Sau đây là một số triệu chứng điển hình mà người bệnh đau khớp chân thường hay gặp phải:

1. Các khớp chân đau nhói khi vận động

Các khớp chân sẽ xuất hiện các cơn đau khi người bệnh lao động, chơi thể thao, đi lại hoặc chạy nhảy nhiều… Các cơn đau thường xuất hiện một cách đột ngột khiến người bệnh bị bất ngờ, khó chịu.

Khi nghỉ ngơi tình trạng này sẽ mất dần, tuy nhiên về sau bệnh nặng hơn, cơn đau sẽ tăng dần về mức độ và cường độ ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc thay đổi thời tiết.

2. Đau khớp chân gây sưng tấy

Đi kèm với các cơn đau thì các khớp chân còn sưng đỏ, chạm vào có cảm giác nóng, ấm. Nếu tình trạng sưng đau kéo dài còn lan sang cả các bộ phận khác.

Phát ra tiếng kêu khi di chuyển: Khi bạn di chuyển, các khớp chân như khớp cổ chân, khớp gối sẽ phát ra các tiếng lạo xạo, lắc rắc.

cách trị đau khớp chân
Các khớp chân bị sưng đỏ, chạm vào có cảm giác nóng ấm

3. Cứng khớp vào buổi sáng

Biểu hiện cứng khớp chân thường hay xuất hiện vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy, khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong việc di chuyển.

Ngoài một số triệu chứng trên, đau khớp chân còn kèm theo một số biểu hiện như: sốt, cơ thể luôn mệt mỏi, không muốn vận động…

Các giai đoạn của bệnh đau khớp chân

Vào mỗi giai đoạn của bệnh, đau khớp chân sẽ có những biểu hiện ở mức độ khác nhau:

1. Giai đoạn khởi phát

Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ có dấu hiệu mệt mỏi, phần cổ chân, và mắt cá chân xuất hiện các cơn đau nhức nhối, kèm theo đó là sưng đỏ. Khi vận động, cơn đau nặng hơn, có thể đau lan sang cả các vùng xung quanh. Đau chỉ giảm khi người bệnh nghỉ ngơi.

2. Giai đoạn thứ phát

Lúc này bệnh sẽ tiến triển rất nhanh, các gai xương bắt đầu hình thành, gây chèn ép lên rễ thần kinh và tạo ra các cơn đau nhức nhối. Nếu để lâu và không có phương pháp điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở thành mãn tính, dẫn đến teo cơ, biến dạng khớp, thậm chí gây cứng khớp và tàn phế.

Những biến chứng của bệnh đau khớp chân

Khi bị đau khớp chân mà không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Khiến cho bệnh trở nên nặng hơn thậm chí khiến cho bạn không thể đi lại được và phải ngồi xe lăn. Không chỉ vậy nó còn gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn. Vì vậy hãy điều trị bệnh đau khớp chân nhanh nhất có thể.

Ngoài ra, nếu không được chữa trị kịp thời thì dần dần có thể gây ra teo cơ hoặc có thể dẫn đến biến dạng xương khớp. Những loại thuốc hiện nay chỉ có thể giảm đau tạm thời, chính vì vậy mà khi ngừng thuốc những cơn đau sẽ lại tái phát rất nhanh. Vì vậy, những loại thuốc này cũng không được khuyến cáo sử dụng. Bạn nên cân nhắc trước khi dùng.

Đặc biệt, bệnh này sẽ khiến cho bạn bị bại liệt hoàn toàn nếu như không chữa trị kịp thời. Đây được coi là biến chứng nguy hiểm nhất và sẽ khiến cho đầu gối liên tục bị sưng đau. Lúc này chân bạn hoàn toàn không thể di chuyển được. Khả năng bạn bị bại liệt là rất cao. Vì vậy, hãy đi điều trị ngay trước khi để bệnh quá nặng.

Các phương pháp điều trị đau khớp chân

Khi thấy cơ thể có những biểu hiện đau khớp chân người bệnh cần đến các phòng khám chuyên khoa thăm khám để xác định được nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp nhất.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay:

1. Điều trị bằng thuốc Tây

Ở giai đoạn khởi phát, để điều trị dứt điểm các cơn đau cấp thì người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc có tác dụng giảm đau nhanh các triệu chứng. Điển hình là thuốc giảm đau đơn thuần, thuốc khám viêm không steroid (NSAIDs), thuốc giãn cơ. Một số trường hợp viêm khớp chân bị đau nặng hơn thì sẽ được chỉ định tiêm corticoid ngay tại chỗ.

Tuy nhiên các thuốc này thường đem đến nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, bệnh tiểu đường, loãng xương, … Do đó, người bệnh cần cân nhắc trước khi sử dụng. Đặc biệt, cần phải có sự theo dõi, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

bị đau khớp chân
Điều trị bằng thuốc Tây có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn

2. Điều trị bằng các bài thuốc dân gian

Các bài thuốc dân gian được làm từ các nguyên liệu thiên nhiên có ưu điểm là lành tính nên không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào cho cơ thể. Bên cạnh đó, chúng cũng đem lại hiệu quả rất khả quan và phù hợp với mọi đối tượng người bệnh.

Bạn có thể tham khảo một vài bài thuốc sau:

- Bài thuốc từ bột quế và mật ong:

Để chế biến bài thuốc này, bạn dùng 1 thìa mật ong nguyên chất và 1 thìa bột quế, cho thêm một chút nước ấm vào tạo thành hỗn hợp nhuyễn. Sau đó, sử dụng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ.

- Bài thuốc từ rượu tỏi đen:

Tỏi đen bóc vỏ, xay nhỏ (hoặc để nguyên củ thì thời gian ngâm lâu hơn) rồi ngâm với 1 lít rượu trắng. Bạn ngâm hỗn hợp này trong khoảng 1 và càng để lâu càng tốt. Trong thời gian ngâm, nên thường xuyên lắc đều lọ để tỏi đen và rượu ngấm đều. Người bệnh sử dụng mỗi ngày 2 ly nhỏ, đều đặn sẽ cảm nhận được tác dụng rõ rệt.

Ngoài ra, khi xuất hiện các cơn đau, bạn cũng có thể tiến hành xoa bóp bằng rượu tỏi đen. Mỗi lần khoảng 15 phút, mỗi ngày 3 đến 3 lần, để giúp làm thuyên giảm các cơn đau.

Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị bệnh đau khớp chân bạn cũng có thể kết hợp chườm nóng hoặc chườm lạnh tại nhà nhằm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ giúp giảm đau tức thời, không có tác dụng chữa khỏi hoàn toàn bệnh.

cách chữa đau khớp chân
Chườm đá có thể giúp giảm các cơn đau tức thời
  • Chườm nóng: Có thể ngâm chân vào nước muối, gừng khoảng 30 phút mỗi ngày cũng khá hiệu quả.

  • Chườm lạnh: bạn có thể chườm túi đá trực tiếp vào vị trí đau khoảng 15 phút, lặp đi lặp lại sau khoảng 3 giờ. Mỗi ngày có thể chườm 4 - 5 lần.

Hy vọng, với các thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về bệnh đau khớp chân và có cách điều trị thích hợp. Chúc bạn thành công!

Tuthuoc24h