Viêm đại tràng xuất huyết có nguy hiểm và khó điều trị không?
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Bệnh viêm đại tràng xuất huyết là gì? Dấu hiệu xuất hiện bệnh là gì?

Bệnh viêm đại tràng là căn bệnh phổ biến, thế nhưng viêm đại tràng xuất huyết có nguy hiểm không? Làm thế nào để nhận biết bệnh viêm đại tràng xuất huyết?

Viêm đại tràng xuất huyết là tình trạng viêm loét nghiêm trọng và gây ra xuất huyết lớp niêm mạc ở trực tràng. Nếu không được chữa trị kịp thời bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng như chảy máu ồ ạt, thủng đại trực tràng, phình dẫn trực tràng dẫn đến tử cong. Vì vậy, người bệnh cần nắm được các dấu hiệu và các biện pháp điều trị hợp lý. 

Triệu chứng của viêm loét đại trực tràng xuất huyết

Bệnh viêm đại tràng xuất huyết thường có 3 giai đoạn chính
Bệnh viêm đại tràng xuất huyết thường có 3 giai đoạn chính

Bệnh được chia làm 3 giai đoạn chính và mỗi giai đoạn có dấu hiệu riêng như sau: 

Giai đoạn nhẹ

  • Lúc này, người bệnh thấy phân có lẫn máu và nhày, kéo dài không quá 4 ngày và thể trạng không có bất cứ thay đổi gì. 
  • Giai đoạn này, bệnh trú tại trực tràng hoặc đại trực tràng sigma, hiếm khi có tổn thương ở vị trí khác và biểu hiện ngoài ruột cũng không mấy khi gặp. 
  • Theo thời gian, bệnh có dấu hiệu trầm trọng hơn lúc này biểu hiện bệnh sẽ rõ ràng hơn.  
  • Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ xuất hiện các cơn đau bụng, tiêu chảy, mót rặn. 

Giai đoạn nặng

  • Các cơn đau quặn bụng thường xuyên hơn, đi ngoài ra máu xảy ra cả ngày lẫn đêm dưới 6 lần/ngày. 
  • Người bệnh còn có các biểu hiện như sốt, mệt mỏi, uể oải do nồng độ protein trong máu giảm, đau rát, buốt ở hậu môn và mót rặn khi đi đại tiện. 

Giai đoạn trầm trọng

  • Vào giai đoạn này, bệnh nhân đi đại tiện ra máu nhiều hơn 6 lần/ngày và diễn ra vào ban đêm. Khi bệnh tiến triển tới mức độ này, người bệnh bị đại tiện ra máu hơn 6 lần/ngày và thường xảy ra vào ban đêm. 
  • Người bệnh có dấu hiệu mệt mỏi, suy sụp, tim đập nhanh, sốt cao, đau rát và buốt ở hậu môn, bụng trướng. 
  • Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới tử vong do xuất huyết ồ ạt, giãn đại tràng do nhiễm độc và tử vong. 
Nếu không chữa trị kịp thời bệnh sẽ dẫn đến tình trạng nguy hiểm
Nếu không chữa trị kịp thời bệnh sẽ dẫn đến tình trạng nguy hiểm

Ngoài ra, người bệnh có thể kèm theo một số triệu chứng khác như: hoa mắt, chóng mặt, thiếu máu, huyết áp tụt, phù chân, đau bụng, đau thắt lưng,… 

Biến chứng của viêm loét đại trực tràng

Bệnh viêm loét đại trực tràng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như: tình trạng suy dinh dưỡng do thường xuyên kiêng kẽm, ăn uống không đủ chất; phình giãn đại tràng nhiễm độc do quá nhiều oxic nitric được sản sinh ra gây độc cấp tính; chảy máu ồ ạt khi bệnh trở nặng; ung thư hóa. 

Chẩn đoán viêm loét đại trực tràng

Bác sĩ sẽ dựa trên các dấu hiệu lâm sàng để chuẩn đoán bệnh, kết hợp một số xét nghiệm thêm như: 

  • Xét nghiệm phân: Xác định nguyên nhân gây viêm loét, tìm thấy và bạch cầu cho thấy dấu hiệu xuất huyết. 
  • Xét nghiệm máu: Xác định thông qua chỉ số bạch cầu tăng, tốc độ lắng máu tăng, CRP tăng và thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ.
  • Sinh hóa: Lượng albumin Vit B12, axit folic, Fe huyết thanh giảm và rối loạn điện giải (cụ thể giảm K, Mg).
  • Chụp X-quang khung đại tràng: Đây là một kỹ thuật bơm chất cản quang Barium nhằm giúp bác sĩ quan sát hình ảnh khung đại tràng. 
  • Nội soi: Phương pháp chẩn đoán viêm đại tràng xuất huyết chính xác nhất.  
Dùng phương pháp nội soi để chẩn đoán tình trạng bệnh
Dùng phương pháp nội soi để chẩn đoán tình trạng bệnh

Điều trị viêm loét đại trực tràng

Nguyên tắc điều trị bệnh

  • Trường hợp chưa được điều trị: Sử dụng 1 loại thuốc, đánh giá tác dụng sau 10 – 15 ngày. 
  • Trường hợp đang điều trị nhưng bệnh tiến triển nặng hơn: Điều trị lại bằng 2 loại thuốc đang điều trị kết hợp dùng thuốc mới.  
  • Trường hợp đã được điều trị và ngừng điều trị lâu: Điều trị khởi đầu như trường hợp chưa điều trị, nhưng nên bắt đầu bằng thuốc khác. 
  • Trường hợp tổn thương thể nhẹ ở trực tràng và đại tràng sigma: Kết hợp thuốc điều trị tại chỗ, viên đặt hậu môn và thuốc thụt.
  • Có hai phương pháp điều trị chính là: điều trị tấn công và điều trị duy trì.

Điều trị nội khoa

  • Dùng thuốc theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ
  • Truyền máu để bù lượng máu đã mất nếu đại trực tràng bị xuất huyết nặng, khiến bệnh nhân bị thiếu máu, tụt huyết áp.
  • Điều chỉnh và tuân thủ chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Tránh xa các thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ sống, nước uống có cồn.
Nếu bệnh trở nặng, ngừoi bệnh cần được phẩu thuật
Nếu bệnh trở nặng, ngừoi bệnh cần được phẩu thuật

Phẫu thuật

Phương pháp này được áp dụng khi bệnh nhân gặp biến chứng nặng không thể điều trị bằng thuốc. Phương pháp nhằm cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ đại trực tràng, có 2 phương pháp chính là mổ nội soi và mổ hở. Với tình hình khoa học hiện nay, mổ nội soi được ưa chuộng hơn mổ hở vì sở hữu nhiều ưu điểm và hạn chế được những biến chứng sau phẫu thuật hơn phương pháp truyền thống.

Thói quen sinh hoạt của người bệnh

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, 6 tháng/1 lần bằng nội soi đại tràng, đại tràng sigma không chỉ phát hiện bệnh sớm mà còn ngăn ngừa tiến triển của ung thư. Theo dõi tình trạng sức khỏe khi xuất hiện rối loạn đại tiện như: phân có máu, đau bụng nhiều, tránh để phát hiện muộn sau khi đi đại tiện 2 - 3 ngày liên tục. 
  • Quan tâm đến chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, chọn thức ăn mềm, ít chất xơ, ưu tiên ăn chín uống sôi và tránh các sản phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng,… 
  • Hạn chế căng thẳng quá mức nên thư giãn, không sử dụng các chất kích thích, uống đủ nước.

Trên đây là những thông tin bổ ích cho bạn đọc về bệnh viêm đại tràng xuất huyết. Hi vọng bài viết đã giúp mọi người nâng cao nhận thức và chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân.

TuThuoc24h