Xylometazoline - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Xylometazoline

Tra cứu thông tin về thuốc Xylometazoline trên Tủ thuốc 24h, bao gồm: công dụng, liều lượng, tác dụng phụ, tương tác thuốc...

Thông tin cơ bản thuốc Xylometazoline

Dạng bào chế

Dung dịch

Dạng thuốc và hàm lượng

Dung dịch nhỏ mũi 0,05%; 0,1 %; thuốc xịt mũi 0,05% 

Điều kiện bảo quản

Trong lọ kín, tránh ánh sáng, để ở nhiệt độ ở khoảng 15 - 30oC. Không đựng thuốc vào lọ nhôm vì nhôm làm hỏng thuốc.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

  • Xylometazolin được dùng nhỏ hoặc xịt mũi để giảm triệu chứng ngạt mũi và giảm sung huyết trong các trường hợp viêm mũi cấp hoặc mạn tính, viêm xoang, cảm lạnh, cảm mạo hoặc dị ứng đường hô hấp trên, đau đầu hoặc viêm tai giữa cấp liên quan tới sung huyết mũi.
  • Xylometazolin cũng được dùng để giảm sưng, dễ quan sát niêm mạc mũi và họng trước khi phẫu thuật hoặc thủ thuật chẩn đoán, làm thông lỗ vòi nhĩ bị tắc ở bệnh nhân viêm tai.

Chống chỉ định

  • Mẫn cảm với thuốc.
  • Trẻ sơ sinh.
  • Người bị bệnh glôcom góc đóng.
  • Không dùng dung dịch xylometazolin 0,1% cho trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Người có tiền sử mẫn cảm với các thuốc adrenergic.
  • Người đang dùng các thuốc chống trầm cảm 3 vòng.

Liều dùng và cách dùng

Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên:

Nhỏ 1 - 2 giọt hoặc xịt dung dịch 0,1% vào mỗi lỗ mũi, 2 – 3 lần mỗi ngày.

Trẻ em từ 3 tháng đên 12 tuổi: dùng dung dịch 0,05%. Với trẻ dưới 2 tuổi, chỉ nhỏ thuốc khi có hướng dẫn và theo dõi của thầy thuốc.

Nhỏ 1 - 2 giọt dung dịch 0,05% vào mỗi lỗ mũi. Nhỏ thuốc 8 – 10 giờ/ lần, không quá 3 lần/ 24 giờ.

Không nên dùng quá 3 ngày. Thời gian dùng liên tục tối đa là 5 ngày

Nên dùng dạng thuốc xịt vì có thể giảm nguy cơ nuốt thuốc qua đường miệng, hạn chế hấp thu toàn thân.

Thận trọng

  • Thận trọng khi dùng cho những người bị cường giáp, bệnh tim, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, phì đại tuyến tiền liệt hoặc đái tháo đường, người đang dùng các chất ức chế monoamin oxidase.
  • Chỉ dùng các chế phẩm xylometazolin cho trẻ em dưới 2 tuổi khi có chỉ định và theo dõi của thầy thuốc.
  • Không nên dùng nhiều lần và liên tục để tránh sung huyết trở lại. Nếu tự ý dùng thuốc, không dùng quá 3 ngày. Khi dùng thuốc liên tục 3 ngày không thấy đỡ, cần ngừng thuốc và đi khám bác sĩ .

Tương tác với các thuốc khác

Sử dụng các thuốc giống giao cảm nói chung cũng như naphazolin cho bệnh nhân đang dùng các thuốc ức chế monoamin oxidase, maprotilin hoặc các thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể gây phản ứng tăng huyết áp nặng.

Tác dụng phụ

Phản ứng phụ nghiêm trọng ít xảy ra khi dùng tại chỗ xylometazolin ở liều điều trị. Một số phản ứng phụ thường gặp nhưng thoáng qua như kích ứng niêm mạc nơi tiếp xúc, khô niêm mạc mũi; phản ứng sung huyết trở lại có thể xảy ra khi dùng dài ngày. Một số phản ứng toàn thân xảy ra do thuốc nhỏ mũi thấm xuống họng gây nên tăng huyết áp, tim đập nhanh, loạn nhịp.

Thường gặp (ADR  > 1/100): Kích ứng tại chỗ

Ít gặp (1/1000 < ADR < 1/100):  Cảm giác bỏng, rát, khô hoặc loét niêm mạc, hắt hơi; sung huyết trở lại với biểu hiện đỏ, sưng và viêm mũi khi dùng thường xuyên, dài ngày.

Hiếm gặp (1/1000 < ADR): buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, đánh trống ngực, mạch chậm và loạn nhịp.

Dược động học/Dược lực

Dược động học

Sau khi bơm hoặc nhỏ vào mũi, nồng độ của hoạt chất trong huyết tương rất thấp không thể kiểm tra được bằng các phương pháp phân tích thông thường hiện nay.

Dược lực

Xylometazoline, thuộc nhóm các arylalkyl imidazoline. ,Xylometazoline, khi được sử dụng trong mũi có tác dụng gây co mạch, chống sung huyết ở niêm mạc mũi và hầu họng. ,Xylometazoline, gây tác dụng nhanh trong vòng vài phút và duy trì trong nhiều giờ. ,Xylometazoline, được dung nạp tốt, ngay cả khi các niêm mạc dễ nhạy cảm, thuốc vẫn không gây cản trở chức năng của biểu mô của tiêm mao.

Quá liều và cách xử trí

Khi dùng quá liều hoặc kéo dài hoặc quá thường xuyên có thể bị kích ứng niêm mạc mũi, phản ứng toàn thân, đặc biệt ở trẻ em. Quá liều ở trẻ em, chủ yếu gây ức chế hệ thần kinh trung ương, sốc như hạ huyết áp, hạ nhiệt, mạch nhanh, ra mồ hôi, hôn mê.

Điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng.

Khác

Hướng dẫn xử trí ADR

Với các triệu chứng nhẹ, theo dõi và thường hết. Đặc biệt chú ý khi xảy ra phản ứng do hấp thu toàn thân, chủ yếu là điều trị triệu chứng và bổ trợ. Tiêm tĩnh mạch phentolamin có thể có hiệu quả trong điều trị tác dụng bất lợi nặng của thuốc. 

Tương kỵ

Nhôm.