Imedroxil 250 - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Imedroxil 250

Tra cứu thông tin về thuốc Imedroxil 250 trên Tủ thuốc 24h, bao gồm: công dụng, liều lượng, tác dụng phụ, tương tác thuốc...

Thông tin cơ bản thuốc Imedroxil 250

Số đăng ký

VD-1430-06

Dạng bào chế

Thuốc bột uống

Quy cách đóng gói

Hộp 10 gói, hộp 25 gói x 2g thuốc bột uống

Thành phần

Cefadroxil

Điều kiện bảo quản

Bảo quản nơi khô, mát. Tránh ánh sáng. 

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: viêm thận-bể thận cấp và mạn tính, viêm bàng quang, viêm niệu đạo.
 Nhiễm khuẩn đường hô hấp: viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản-phổi và viêm phổi thùy, viêm phế quản cấp và mạn tính, áp xe phổi, viêm mủ màng phổi, viêm màng phổi, viêm thanh quản, viêm tai giữa.
Nhiễm khuẩn da và mô mềm: viêm hạch bạch huyết, áp xe, viêm tế bào, loét. 
Viêm xương tủy, viêm khớp nhiễm khuẩn.

Chống chỉ định

Không dùng cho bệnh nhân mẫn cảm với kháng sinh nhóm Cephalosporin

Liều dùng và cách dùng

Người lớn: 500 - 1000mg/lần, uống 1 - 2 lần/ngày tùy theo mức độ nhiễm khuẩn.

Trẻ em > 6 tuổi: 500mg x 2 lần/ngày.

Trẻ em 1 - 6 tuổi: 250mg x 2 lần/ngày.

Cần điều chỉnh liều ở người cao tuổi và bệnh nhân suy thận.

Bệnh nhân suy thận: Có thể điều trị với liều khởi đẩu 500 - 1000mg cetadroxil, những liều tiếp theo có thể điều chỉnh như sau:

Thanh thải Creatinin    Liều khởi đầu    Liều duy trì
0 - 10ml/phút                    500 - 1000mg    500mg, cách 36 giờ/lần
10 - 25ml/phút           500 - 1000mg    500mg, cách 24 giờ/lần
25 - 50ml/phút           500 - 1000mg    500mg, cách 12 giờ/lần

Thận trọng

Thận trọng sử dụng thuốc ở các bệnh nhân bị dị ứng với kháng sinh penicillin, bệnh nhân suy thận, bệnh nhân bị bệnh đường tiêu hóa. 
Dùng cefadroxil dài ngày có thể làm phát triển quá mức các chủng không nhạy cảm. Cần theo dõi người bệnh cẩn thận, nếu bội nhiễm, phải ngừng sử dụng thuốc.

Tương tác với các thuốc khác

Dùng đồng thời với thuốc lợi tiểu giữ kali, các thuốc bổ sung kali hoặc các chất muối thay thế chứa kali có thể dẫn đến tăng kali huyết thanh và ở bệnh nhân suy tim dẫn đến tăng creatinin huyết thanh. 

Cholestyramin gắn kết với cetadroxil ở ruột làm chậm sự hấp thu của thuốc. 

Dùng cefadroxil với probenecid có thể làm giảm bài tiết cetadroxil.

Dùng cefadroxil cùng với turosemid, aminoglycosid có thể hiệp đồng tăng độc tính với thận.

Tác dụng phụ

Thường gặp: 

Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy. 

Ít gặp: 

Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin. 

Da: Ban da dạng sần, ngoại ban, nổi mày day, ngứa. 

Gan: Tăng transaminase có hồi phục. 

Tiết niệu - sinh dục: Đau tinh hoàn, viêm âm đạo, bệnh nấm Candida, ngứa bộ phận sinh dục. 

Hiếm gặp: 

Toàn thân: Phản ứng phản vệ, bệnh huyết thanh, sốt. 

Máu: Giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cẩu, thiếu máu tan máu, thử nghiệm Coombs dương tính. 

Tiêu hóa: Viêm đại tràng giả mạc, rối loạn tiêu hóa. 

Da: Ban đỏ đa dạng, hội chứng Stevens - Johnson, pemphigus thông thường, hoại tử biểu bì nhiễm độc (hội chứng Lyell), phù mạch. 

Gan: Vàng da ứ mật, tăng nhẹ AST, ALT, viêm gan. 

Thận: Nhiễm độc thận có tăng tạm thời urê và creatinin máu, viêm thận kẽ có hồi phục. 

Thần kinh trung ương: Co giật (khi dùng liều cao và khi suy giảm chức năng thận), đau đầu, tình trạng kích động. 

Bộ phận khác: Đau khớp. 

Thông báo cho thầy thuốc tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. 

Hướng dẫn xử trí tác dụng không mong muốn 

Ngừng sử dụng cetadroxil. Trong trường hợp dị ứng hoặc phản ứng quá mẫn nghiêm trọng, cần tiến hành diều trị hỗ trợ (duy trì thông khí và sử dụng adrenalin, oxygen, kháng histamin, tiêm tĩnh mạch corticosteroid). 

Các trường hợp bị viêm dại tràng giả mạc nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Các trường hợp thể vừa và nặng, cần lưu ý bổ sung dịch và chất diện giải, bổ sung protein và uống metronidazol.