Borabone - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Borabone

Tra cứu thông tin về thuốc Borabone trên Tủ thuốc 24h, bao gồm: công dụng, liều lượng, tác dụng phụ, tương tác thuốc...

Thông tin cơ bản thuốc Borabone

Số đăng ký

VN-15246-12

Nhà sản xuất

BRN science Co., Ltd.

Dạng bào chế

Viên nang mềm-0,25mcg

Quy cách đóng gói

Hộp 6 vỉ x 10 viên

Dạng thuốc và hàm lượng

  • Hàm lượng    0,25 mcg
  • Hoạt chất    Calcitriol
     

Điều kiện bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh nguồn nhiệt và ánh sáng trực tiếp.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Loãng xương do thận, loãng xương ở bệnh nhân lọc thận mãn tính. Hạ canxi huyết, hạ canxi huyết do suy cận giáp vô căn, suy cận giáp sau phẫu thuật, suy cận giáp giả.

Chống chỉ định

Quá mẫn với thành phần thuốc. Tăng canxi huyết. Ngộ độc vitamin D.

Liều dùng và cách dùng

Liều khởi đầu 0,25 mcg/ngày. Sau 2 – 4 tuần có thể tăng liều để đạt đáp ứng mong muốn. Khi lọc thận: 0,5 mcg/ngày. Suy cận giáp bệnh nhân > 6 tuổi đáp ứng với liều 0,5 – 2 mcg/ngày. Trẻ 1 – 5 tuổi: 0,25 – 0,75 mcg/ngày.

Thận trọng

Trước khi dùng calcitriol, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với calcitriol, các hình thức khác của vitamin D như calcifediol (Calderol), dihydrotachysterol (Hytakerol, DHT), doxercalciferol (Hectorol), ergocalciferol (Drisdol, Calciferol), paricalcitol (Zemplar), bất cứ loại thuốc hoặc vitamin nào khác, các thuốc bạn đang dùng. Nói với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn đang dùng ergocalciferol (Drisdol, Calciferol) hoặc đã ngừng dùng nó trong vài tháng. Nói với bác sĩ nếu bạn vừa trải qua phẫu thuật hoặc không thể di chuyển, từng bị suy thận hoặc bệnh gan. Nếu bạn đang có phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, cho bác sĩ hoặc nha sĩ biết bạn đang dùng calcitriol.

Tương tác với các thuốc khác

Dùng đồng thời với cholestyramin sẽ làm giảm hấp thu thuốc. Tránh dùng đồng thời với các chế phẩm có chứa vitamin D.

Tác dụng phụ

Mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, khô miệng, chán ăn, ngứa, tăng BUN, tăng men gan.

Quá liều và cách xử trí

Các triệu chứng của quá liều có thể bao gồm: yếu ớt, đau đầu, chậm chạp, đau dạ dày, nôn, khô miệng, táo bón, đau cơ, đau xương, miệng có vị kim loại, khát nước, giảm sự thèm ăn, giảm cân, đi tiểu nhiều (đặc biệt là vào ban đêm), tiểu khó hoặc tiểu đau, thay đổi thị lực, thờ ơ, ảo giác, sốt hoặc ớn lạnh, đau bụng, phân mỡ, nhạt màu, vàng da hoặc mắt, sổ mũi, giảm ham muốn tình dục, nhịp tim không đều. Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.