Làm đậu hủ Tứ Xuyên ngon trứ danh chỉ trong 3 bước cực đơn giản
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Sống Khỏe Dinh Dưỡng

Làm đậu hủ Tứ Xuyên ngon trứ danh chỉ trong 3 bước cực đơn giản

Món đậu hủ Tứ Xuyên là món ăn nổi tiếng trứ danh của Trung Quốc với vị cay đậm, được bạn bè quốc tế nhắc đến như phong vị ẩm thực riêng của Trung Quốc.

Chúng ta hoàn toàn có thể thấy rằng được đậu hủ Tứ xuyên đúng là một sự hòa quyện giữa vị béo mềm của đậu hũ, chút cay cay của sa tế và hương thơm của dầu mè mang đến cho món ăn vị thơm ngon rất riêng. Chắc chắn nồi cơm nhà bạn sẽ vơi đi rất nhanh với món đậu hũ Tứ xuyên này đấy. Sau đâu chúng tôi Tuthuoc24h sẽ hướng dẫn bạn cách làm đậu hũ Tứ xuyên, chỉ chưa tới 30 phút và với 3 bước đơn giản là bạn có thể hoàn thành món ăn nổi tiếng này rồi đấy!

Món đậu hủ tứ xuyên thơm ngon nức nở

Nguồn gốc món đậu hủ Tứ Xuyên

Đậu hủ Tứ Xuyên (hay còn gọi là Đậu hũ Tứ Xuyên) xuất hiện thời nhà Thanh do chủ của một quán cơm ở Thành Đô sáng chế ra. Thành phần của đậu hủ Tứ Xuyên nổi tiếng gồm đậu non và thịt bằm sau đó sẽ được nấu cùng với các loại gia vị rất đặc trưng của Tứ xuyên. đậu hủ Tứ Xuyên mang trong mình vị cay, nóng khi ăn không hoặc ăn kèm cùng với cơm đều rất là ngon.

Món đậu hủ Tứ Xuyên trứ danh thường được nhắc đến trong các truyện tình của Trung Quốc, chỉ nghe miêu tả thôi đã thấy vị cay xè, thơm nóng nơi đầu lưỡi. Miếng đậu hủ mềm tan, ngấm gia vị đậm đà, không khỏi xuýt xoa cho ai đã từng thưởng thức. Để chế biến món đậu sốt Tứ Xuyên ngon đúng điệu, các bà nội trợ cần chọn đậu hũ non, không bị chua, thịt nạc để không bị ngấy và bột ớt Tứ Xuyên có màu đỏ tươi, sáng bóng.

Hướng dẫn cách làm đậu hũ Tứ Xuyên truyền thống 

Hướng dẫn cách làm đậu hủ non chiên trứng - đậu hủ non chiên trứng. Một món ăn vô cùng hấp dẫn bởi hương vị bùi bùi của trứng, thanh mát của đậu đồng thời có chứa giá trị dinh dưỡng khá cao và lành mạnh... 

Nguyên liệu cần chuẩn bị  

  •  Đậu non thái vuông miếng
  •  100 gram thịt lợn xay hoặc thì bò xay
  •  3 cây hành ta, 1 củ tỏi, vài lát gừng
  •  10 gram ớt bột
  •  Thêm chút gia vị : Sa tế, dầu mè, dầu hào 

Các bước làm đậu hủ Tứ Xuyên truyền thống 

  • Bước 1 :

Đập dập gừng, tỏi, băm nhỏ hành. Sau đó chúng ta sẽ phải cho tất cả vào phi thơm với bột ớt. Phi hành bắt đầu có mùi thơm thì cho sa tế, dầu hào, dầu mè vào chảo, đảo đều tay khoảng một phút. 

  • Bước 2:

Trông nồi gia vị bắt dầu hấp dẫn rồi đây. Giờ bạn cho tiếp thịt xay vào vào. Đảo đều tay. Nhớ đừng quên nêm xì dầu cho vừa miệng đấy. Đảo được khoảng 5 -7 phút, khi thịt gần chín bạn bắt đầu cho đậu hủ vào

Phi hành cho tới khi có mùi thơm thì cho sa tế vào 
  • Bước 3:

Đảo đậu nhẹ nhàng để đậu ngấm đều với gia vị. Bước này các bạn đảo nhẹ tay kẻo sẽ làm nát đậu. Thi thoảng lại lắc lắc chảo để đậu ngấm đều sốt hơn. Cho thêm một chút nước vào chảo, đun nhỏ lửa khoảng 3 đến 5 phút nữa thì tắt bếp.

Hướng dẫn cách làm đậu hủ Tứ xuyên chay 

Nguyên liệu cần chuẩn bị 

  •  400g đậu hũ non.
  •  50g nấm đông cô khô.
  •  1 củ hành tím.
  •  2 tép tỏi.
  •  Hành lá.
  •  1 nhánh gừng nhỏ.
  •  Nước tương, sa tế, muối, đường, dầu ăn…
Nấm đông cô không thể thiếu trong món ăn 

Cách làm đậu hủ Tứ xuyên chay 

  • Bước 1:

Cắt đậu hũ thành những miếng hình vuông vừa ăn. Cho đậu hũ vào nước muối pha loãng ngâm trong vòng 15 phút rồi vớt ra để ráo. Ngâm nấm đông cô rửa sạch, ngâm trong nước nóng khoảng 30 phút. Sau đó bạn có thể vớt ra rửa sạch, cắt mỏng. Để lại nước ngâm nấm. Hành tím, tỏi lột vỏ, băm nhỏ. Gừng cạo vỏ, rửa sạch, cắt mỏng. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ.

  • Bước 2:

Pha chế nước sốt: Cho 1 muỗng nước tương, 20ml nước, 2 muỗng sa tế chay, 1 muỗng đường và 1 muỗng muối vào tô, trộn đều.

  • Bước 3:

Cho dầu ăn vào chảo nóng, cho hành tím, tỏi, gừng vào xào thơm. Cho nấm đông cô đã ngâm vào xào tới chín. Tiếp đó, chúng ta sẽ đổ nước sốt đã pha sẵn và cùng với nước ngâm nấm vào chảo. Chờ đến khi nước sốt bắt đầu sôi lăn tăn thì cho đậu vào, đun lửa nhỏ khoảng 5 phút thì rắc thêm hành lá và tắt bếp. Múc đậu hũ ra dĩa và dùng với cơm nóng.

Lưu ý: Ngâm đậu hủ vào nước muối pha loãng sẽ giúp đậu hủ không bị nát.

Món đậu hủ Tứ xuyên chay đã hoàn thành 

Hướng dẫn cách làm đậu hủ Tứ xuyên không cay 

Nguyên liệu cần phải chuẩn bị 

  • Đậu hũ
  • Thịt heo xay
  • Hành tây
  • Hành lá
  • Ớt bột loại không cay
  • Tương ớt loại ít cay
  • Ớt chuông đỏ
  • Dầu mè
  • Dầu hào
  • Xíu bột năng
Các nguyên liệu cần phải chuẩn bị cho món ăn 

Cách làm món đậu hủ Tứ xuyên không cay 

  • Bước 1:

Hành tây thái hội lựu, hành lá thái nhỏ, ớt chuông đỏ 1/2 thái hột lựu và 1/2 bằm nhuyễn, đậu hũ thái miếng vuông vừa ăn.

  • Bước 2:

Chảo dầu nóng cho hành tây vào đảo lên, tiếp cho ớt chuông bằm vào, xào 2 phút cho thịt heo xay vào, xào cho thịt săn lại thì cho nốt chỗ ớt chuông hột lựu vào, xào thêm 2 phút cho nước lọc vào và nêm gia vị cho vừa ăn.

  • Bước 3:

Đun sôi lên, cho đậu hũ vào, đảo nhẹ tay cho đậu thấm đều, thêm tương ớt, dầu hào, dầu mè và ớt bột vào, song pha bột năng với chút nước rưới vào đậu đảo cho đều, đun một lúc nước sốt sệt lại là được.

Thành phẩm đậu hủ Tứ Xuyên không cay ngon ngất ngây 

Những lưu ý khi ăn đậu hủ Tứ Xuyên 

Bạn có thể thèm ăn đậu phụ mapo - một món ăn phổ biến có nguồn gốc ở tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc - nhờ vào sức nóng mà bạn có được từ nước sốt cay, cay của nó. Đậu phụ Mapo thường bao gồm thịt lợn hoặc thịt bò băm nhỏ, làm tăng thêm hàng tấn calo. ... Nhiều người ăn đậu phụ nghĩ rằng nó tốt cho sức khỏe, nhưng khoa học không thể kết luận chính xác.

Đậu hủ là món ăn bổ dưỡng và rất quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Thế nhưng không phải ai ăn đậu hủ cũng tốt, đặc biệt là đậu hủ có thể 'kỵ' với một số thực phẩm khác khi chế biến cùng, gây hại cho sức khỏe. Những thực phẩm không nên ăn cùng đậu hủ:

  • Không nên ăn đậu hủ với số lượng lớn trong thời gian dài:

Đậu hũ giàu protein, purine và saponin, nếu ăn quá nhiều đậu trong dài hạn có thể gây ra các triệu chứng khó tiêu như đầy bụng hoặc tiêu chảy, tăng gánh nặng thải trừ chất thải của nitơ, làm cho tình trạng bệnh gút trở nên xấu đi, hoặc gây thiếu iốt.

  • Không ăn với rau bina hoặc hành tây:

Đậu hủ là thức ăn giàu canxi, rau bina và hành tây rất giàu axit oxalic. Sử dụng đậu hủ với rau bina hoặc hành tây để ăn cùng nhau, sẽ làm cho canxi trong đậu hủ kết hợp với axit oxalic sẽ tạo thành hiện tượng canxi oxalat tích tụ. Điều này không chỉ làm giảm tác dụng bổ sung canxi của đậu hủ, mà còn dễ dẫn đến bệnh sỏi.

  • Không nên ăn và uống cùng sữa bò:

Khi ăn đậu hủ bạn cũng không nên ăn chung với sữa bò. Bởi vì khi ăn chung 2 thực phẩm này sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai, ảnh hưởng tới sự hấp thu calcium của cơ thể.

  • Không nên ăn cùng mật ong:

Khi ăn đậu hủ với mật ong sẽ dễ gây tiêu chảy. Ngoài ra, trong mật ong chứa nhiều enzyme còn đậu hủ chứa nhiều chất khoáng. Vì thế khi ăn chung 2 thực phẩm này với nhau sẽ sinh ra phản ứng không tốt cho cơ thể.

  • Không nên ăn cùng măng:

Đậu hủ có chứa canxi sulfate, măng chứa axit oxalic, hai loại thực phẩm này ăn cùng với nhau có thể tạo thành canxi oxalat, dễ tạo sỏi.

Đậu hủ Tứ Xuyên khi ăn cần phải nắm một số lưu ý 

Ngoài ra, chúng ta còn phải lưu ý có những dạng người mà trong đó hoàn toàn không nên ăn đậu hủ:

  • Bệnh nhân bị viêm dạ dày:

Đậu hủ chứa protein cực kỳ cao, tiêu thụ quá nhiều cùng một lúc không chỉ cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể mà còn kích thích tiết acid dạ dày gây ra tình trạng đầy hơi ở ruột.

  • Những người có chức năng thận kém:

Nếu có vấn đề về thận, bạn nên theo đuổi một chế độ ăn ít protein để không làm tăng gánh nặng cho thận.

  • Người bị suy tuyến giáp:

Được biết, hàm lượng isoflavone cực tốt chống lại ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú lại là tác nhân ngăn chăn các loại enzyme đang trong quá trình sản xuất hoc-môn bên trong tuyến giáp, khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng nề.

  • Người lớn tuổi và người mắc bệnh thận:

Đối với người cao tuổi nếu gặp các vấn đề về tiêu hóa hay thận, không nên ăn quá nhiều đậu hủ, mặc dù mềm, dễ ăn nhưng chúng lại không tốt cho sức khỏe người già.

  • Người thiếu máu, người mắc bệnh tiêu hóa:

Quá trình hấp thụ sắt bị rối loạn trầm trọng bởi hàm lượng protein trong đậu hủ, vì thế, người thiếu máu không nên thêm đậu hủ trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày.

  • Người thiếu i-ốt:

Người thiếu i-ốt tuyệt đối nói không với thực phẩm làm từ đậu hủ, saponin trong đậu hủ sẽ làm giảm quá trình hấp thu i-ốt trong cơ thể, từ đó, gián tiếp làm tình trạng của người bệnh thêm trầm trọng.

Hoàn thành món đậu hủ Tứ Xuyên thật đơn giản quá phải không nào? Cùng chia sẻ bí quyết để góp thêm thực đơn ngon trọng vị với gia đình nhé.

Tuthuoc24h.net