Đau đầu vùng trán và những thông tin bạn không nên bỏ qua
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Những thông tin cần biết về chứng đau đầu vùng trán

Đau đầu vùng trán là triệu chứng của bệnh gì ? Liệu bệnh này có nguy hiểm hay không ?.Cùng Tuthuoc24h.net tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này ngay nào.

Đau đầu vùng trán là tình trạng phổ biến của nhiều người. Vậy nó ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của chúng ta. Có những biện pháp nào để cải thiện tình trạng đau nửa đầu trước trán không?.Để trả lời cho những câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau nhé!

Đau đầu vùng trán là gì?

Các triệu chứng dẫn đến đau đầu vùng trán

Đau nửa đầu vùng trán là tình trạng cơn đau tập trung ở vùng trán, có thể chạy từ giữa ấn đường đến hai bên thái dương. Cơn đau ở vị trí này có thể tác động đến vùng mắt, gây giảm thị lực, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn.

Nguyên nhân dẫn đến đau đầu vùng trán?

Viêm xoang trán

Viêm xoang trán là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau đầu vùng trán

Viêm xoang trán là tình trạng các mô xoang ở vùng trán bị viêm do dị ứng hoặc nhiễm trùng. Hiện tượng này làm gián đoạn quá trình dẫn lưu dịch nhầy, khiến dịch ứ trệ và làm tăng áp lực lên vùng trán, hốc mắt, thái dương.

Tổn thương ở các mô xoang có thể làm phát sinh cơn đau tập trung ở vùng trán, giảm thị lực, đau nhức mũi, ho, chảy nước mũi, mệt mỏi, giảm khứu giác, hơi thở có mùi hôi,…

Viêm xoang trán là một trong những dạng viêm xoang có mức độ nghiêm trọng và dễ gây ra biến chứng nguy hiểm như đông máu tĩnh mạch xoang, viêm màng não, mù lòa, giảm thị lực,…

Liệu  hiện tượng đau đầu nhức hốc mắt có nguy hiểm không?

Tác động tâm lý

Cảm giác căng thẳng,stress là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau đầu vùng trán

Ngoài ra tình trạng đau đầu vùng trán còn có thể khởi phát do hệ thần kinh bị chèn ép và căng thẳng do sang chấn tâm lý, stress, trầm cảm,…

Nếu do nguyên nhân này gây ra, triệu chứng đau đầu vùng trán có thể đi kèm với một số biểu hiện khác như thường xuyên lo âu, mệt mỏi, thiếu tập trung, cơn đau kéo dài và có xu hướng tăng lên khi có cảm xúc mạnh, giảm trí nhớ, mất ngủ,…

Với những người bị trầm cảm, tình trạng để kéo dài có thể gây ra các biến chứng nặng nề đối với thể trạng và tinh thần. Vì vậy nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn nên tìm gặp bác sĩ tâm lý trong thời gian sớm nhất.

Đau nửa đầu Migraine

Đau nửa đầu Migraine là những cơn đau đầu dữ dội xảy ra ở một bên đầu (bên trái hoặc bên phải). Bệnh thường gặp ở độ tuổi dưới 50. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này vẫn chưa được xác định chính xác nhưng các nhà khoa học thấy rằng nguyên nhân gây nên bệnh này có vai trò của gen di truyền và các yếu tố môi trường. 

Nên làm gì khi bị  đau đầu giật dây thần kinh?

Trong cơn đau, người bệnh thường có các triệu chứng sau:

  • Đau dữ dội từ vùng thái dương và vùng trước trán (đau đầu trước trán bên trái hoặc đau đầu trước trán bên phải).Đau đầu trước trán buồn nôn, nôn mửa, hoặc chóng mặt.Đau giật thon thót theo nhịp đập của mạch.
  • Nhạy cảm hơn với ánh sáng, tiếng ồn
  • Đau đầu tăng lên khi vận động đi lại
  • Đau nửa đầu Migraine có thể khởi phát nếu gặp các tác nhân như dưới đây:
  • Sự thay đổi hoocmon nữ: đau trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt, khi sử dụng thuốc tránh thai, phụ nữ tiền mãn kinh
  • Sự thay đổi trong giấc ngủ: một số người bị đau nửa đầu khi ngủ quá nhiều hoặc bị mất ngủ
  • Bỏ bữa, ăn đồ ăn nhanh: cơn đau đầu có thể đến khi ăn nhiều socola, phô-mai, đồ ăn đóng hộp có chứa chất phụ gia, hoặc đồ ăn có nhiều mì chính
  • Sử dụng đồ uống có cồn hoặc có nhiều cafein (rượu, bia, cà phê, v.v.)
  • Áp lực, căng thẳng
  • Thời tiết hoặc áp suất không khí thay đổi đột ngột

Các bệnh lý khác

Bên cạnh đó, tình trạng đau đầu vùng trán cũng có thể khởi phát do một số bệnh lý liên quan đến não bộ và thần kinh như:

U não: Tế bào não bộ có thể bị kích thích và tăng sinh bất thường, tạo thành khối u lành tính hoặc ung thư. Khối u này có thể chèn ép mạch máu não và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như đau đầu ở vùng trán, buồn nôn, chóng mặt, mất cân bằng, giảm thị lực,…

Bệnh mạch máu não: Bệnh lý này xảy ra khi các động mạch bên trong não bị tổn thương do bệnh tiểu đường, huyết áp cao hoặc do hút thuốc trong thời gian dài. Mạch máu não bị tổn thương có thể ảnh hưởng đến chức năng của não bộ và làm phát sinh các triệu chứng điển hình như đau đầu, ù tai, rối loạn cảm giác, suy giãn tĩnh mạch chi dưới,…

Hội chứng giao cảm cổ: Hội chứng này xảy ra khi chuỗi giao cảm ở cổ sau bị thoái hóa và gây ra các triệu chứng như rối loạn nghe, chóng mặt và đau đầu ở vùng trước trán.

Rối loạn thần kinh chức năng: Rối loạn thần kinh chức năng xảy ra khi dây thần kinh bị rối loạn nhưng không đi kèm với tổn thương thực thể. Triệu chứng điển hình của bệnh là tình trạng đau đầu, mất thăng bằng, khó nuốt, run rẩy, nói lắp, mất thính giác,…

Đau đầu vùng trán có nguy hiểm không?

Đau đầu ở vùng trán do các yếu tố tâm lý như căng thẳng và stress thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu triệu chứng này khởi phát do viêm xoang trán và các bệnh lý ở não bộ – thần kinh, bạn cần tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất. Các bệnh lý này kéo dài có thể gây biến chứng lên mắt, hệ thần kinh, mạch máu và não bộ.

Hơn nữa triệu chứng đau đầu vùng trán kéo dài có thể giảm mức độ tập trung và làm gián đoạn các hoạt động làm việc, sinh hoạt.

Cách khắc phục triệu chứng đau đầu vùng trán

Để cải thiện triệu chứng đau đầu vùng trán, bạn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục sau:

Dành thời gian nghỉ ngơi

Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sẽ giúp tinh thần thoải mái hơn, hỗ trợ đau đầu vùng trán

Cơn đau ở vùng trán thường xảy ra do căng thẳng thần kinh kéo dài. Vì vậy bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi để não bộ được nghỉ ngơi và làm giảm áp lực lên hệ thần kinh trung ương.

Hơn nữa, nghỉ ngơi hợp lý còn giúp bạn hạn chế tình trạng suy nhược cơ thể, thiểu năng tuần hoàn não và các bệnh tâm lý khác như trầm cảm, rối loạn lo âu, hoang tưởng,…

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ ăn uống dinh dưỡng và hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng đau đầu vùng trán

Các chuyên gia cho rằng, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể cải thiện tuần hoàn máu lên não và giảm các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt,… Hơn nữa một số loại thực phẩm còn có tác dụng giảm căng thẳng, chống nhiễm trùng và nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.

Thực phẩm giàu sắt: Sắt là nguyên tố vi lượng cần thiết cho quá trình sản sinh hồng cầu. Bổ sung nhóm thực phẩm này có thể giảm triệu chứng do các bệnh về mạch máu não gây ra. Các loại thực phẩm giàu sắt, bao gồm thịt bò, các loạt hạt, đậu hũ, thịt gà, lòng đỏ trứng, gan,…

Thực phẩm giàu Omega 3: Omega 3 là acid béo không no có tác dụng bảo vệ tim mạch, não bộ và xương khớp. Do đó thường xuyên ăn nhóm thực phẩm này có thể cải thiện các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, buồn nôn,…

Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Lựu, bơ, mật ong, cá hồi,… là các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Thành phần này có tác dụng chống thoái hóa tế bào thần kinh, bảo vệ mạch máu và tăng cường chức năng của não bộ.

Bên cạnh những loại thực phẩm nên bổ sung, bạn cũng cần tránh các loại đồ uống và thức ăn tác động tiêu cực đến sức khỏe như rượu bia, nước ngọt có gas, cà phê, đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm nướng, xào,…

Ngồi thiền và tập yoga

Ngồi thiền và tập yoga sẽ giúp cải thiện đau đầu vùng trán

Ngồi thiền và tập yoga có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm ứ đọng dịch ở các xoang và tăng cường chức năng của não bộ. Ngoài ra yoga còn giúp thư giãn hệ thần kinh và giải phóng các suy nghĩ tiêu cực.

Tập yoga 30 phút mỗi ngày kết hợp với ngồi thiền có thể cải thiện triệu chứng đau đầu vùng trán, tăng cường thể trạng, duy trì chức năng hô hấp và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Hơn nữa hoạt động thể chất thường xuyên còn ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp.

Áp dụng một số mẹo chữa tại nhà

Để giảm nhanh tình trạng đau đầu vùng trán, bạn có thể áp dụng các mẹo khắc phục sau:

Xoa bóp thái dương – ấn đường: Huyệt thái dương và ấn đường có tác dụng giảm đau, an thần, minh mục,… Vì vậy nếu bị đau đầu, bạn có thể xoa nhẹ vào các huyệt vị này để cải thiện triệu chứng.

Chườm khăn ấm: Chườm khăn ấm lên vùng trán có tác dụng thúc đẩy quá trình dẫn lưu dịch ở các xoang và tăng cường tuần hoàn máu. Thực hiện cách này có thể giảm nhanh tình trạng đau đầu trong vòng 10 – 20 phút.

Uống trà gừng: Trà gừng không chỉ có tác dụng giảm đau họng và buồn nôn mà còn hỗ trợ làm giảm cơn đau đầu, hoa mắt và chóng mặt. Hoạt chất Gingerol trong gừng có khả năng chống co thắt, giảm sốt và ức chế ezyme cyclooxygenase trong phản ứng viêm. Do đó uống một ly trà gừng ấm có thể giảm các triệu chứng do viêm xoang trán và các bệnh liên quan đến mạch máu gây ra.

Xông mũi với bạc hà: Nếu nghi ngờ bị đau đầu vùng trán do dị ứng, bạn có thể xông mũi với lá bạc hà để loại bỏ dị nguyên. Hơn nữa thành phần Menthol trong nguyên liệu này còn có tác dụng giảm phù nề niêm mạc đường hô hấp và cải thiện tình trạng nghẹt mũi.

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý: Bên cạnh việc xông mũi, bạn cũng có thể làm sạch dịch nhầy và tác nhân kích thích bằng cách vệ sinh mũi. Ngoài các tác dụng trên, thói quen vệ sinh mũi thường xuyên còn giúp làm dịu niêm mạc và cải thiện triệu chứng phù nề.

Tìm gặp bác sĩ: Trong một số trường hợp, đau đầu vùng trán có thể khởi phát do viêm xoang nhiễm khuẩn và một số bệnh lý nghiêm trọng khác. Vì vậy nếu nhận thấy triệu chứng không có cải thiện khi áp dụng các biện pháp tại nhà, bạn nên chủ động liên hệ với bác sĩ trong thời gian sớm nhất.

Cần tránh tình trạng tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm. Các loại thuốc này giúp làm giảm triệu chứng nhanh chóng nhưng có thể che lấp các dấu hiệu bất thường và gây khó khăn trong việc phát hiện bệnh.

Vậy là thông qua bài viết này, các bạn đã hiểu biết thêm về chứng đau đầu vùng trán là gì rồi. Hy vọng các biện pháp này sẽ  hỗ trợ cải thiện tình trạng đau đầu vùng trán của các bạn.Hãy chăm sóc sức khỏe của bạn thật chu đáo nhé! Mong rằng bạn và gia đình của bạn luôn khỏe mạnh. Hy vọng bài viết đem lại nhiều thông tin bổ ích cho các bạn.

Tuthuoc24h