Cây bạc hà có tác dụng gì?
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Sống Khỏe Dinh Dưỡng

Cây bạc hà có tác dụng gì?

Cây bạc hà có tác dụng kháng khuẩn , giảm đau,...có tác dụng đối với hệ tiêu hoá như chữa ngực bụng đầy hơi, hạ khí.

Cây bạc hà được đánh giá là một trong những loại thảo mộc vàng. Tác dụng của cây bạc hà hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Làm thế nào để phân biệt cây bạc hà với cây hung lủi? Cùng theo dõi để biết thêm nhé!

Cây bạc hà là cây gì ?

Cây bạc hà là loại cây thân thảo, sống lâu năm. Toàn thân cây bạc hà thường có một mùi hương cay cay, có một mùi hương thơm ngát đặc trưng và mang đến cảm giác dễ chịu. Thường được sử dụng như nguyên liệu để chế biến các món ăn, nguyên liệu sản xuất thực phẩm, sản xuất các sản phẩm chăm sóc cá nhân,…

cây bạc hà là cây gì,
Cây bạc hà - loại dược thảo vàng đối với sức khoẻ của chúng ta
  • Tên khoa học: Mentha arvensis
  • Thuộc họ: Hoa môi Lamiaceae
  • Nguồn gốc:  bắt nguồn từ các nước Châu Âu

Cây có chiều cao trung bình khoảng 150 cm, thường có màu xanh hoặc tím, lá có hình dạng trứng thon dài và có nhiều răng cưa xung quanh mép, bạc hà khá là dễ trồng và dễ chăm sóc. 

Trong lá bạc hà có chứa hàm lượng tinh dầu khá cao, vì thế thường được dùng để chiết xuất tinh dầu sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Bên cạnh đó, trong bạc hà còn có chứa nhiều loại hoạt chất khác nhau hòa quyện tạo ra hương vị cay rất đặc trưng và tạo nên nhiều công dụng thần kỳ cho loại cây này. Tùy thuộc vào từng loại bạc hà mà mức độ cay đặc trưng của chúng cũng khác nhau. Loại bạc hà cay chứa hàm lượng hoạt chất gấp nhiều lần loại bạc hà thường nên được sử dụng làm thảo dược hỗ trợ chữa bệnh cực kì tốt.

Phân loại cây bạc hà

Thực tế hiện nay có rất nhiều loại bạc hà mà chúng ta đã tìm thấy. Tùy thuộc vào từng mục đích sử dụng dựa trên công dụng của chúng mà cây bạc hà được phân chia ra làm nhiều loại như sau:

  • Bạc hà Mentha-piperrita

Hay còn gọi là bạc hà Âu. Đây là loại bạc hà có chứa hàm lượng tinh dầu cao với tên thương phẩm là peppermint oil. Hình dạng lá của loại bạc hà này có răng cưa, có mùi cổ điển đặc trưng và được ưa chuộng nhất nên loại bạc hà này được sử dụng khi làm sinh tố, sing gum, pha trà, vị thuốc chữa bệnh,…

  • Pennyroyal-Mint

Loại bạc hà này với hương vị đặc trưng là mùi hăng. Thêm vào đó chứa hàm lượng tinh dầu dồi dào nên được đặt tên gọi thương phẩm là pennyroyal oil.

Bạc hà này có vị thơm nồng và thân cây trung bình cao khoảng 40cm. Lá có hình trứng với răng cưa và hoa có màu tím nhạt có cuống. Loại này được sử dụng nhiều làm thảo dược chữa bệnh. Nhiều hãng dược, cũng như các bài thuốc nam đã nghiên cứu và sử dụng loại bạc hà này vào việc chữa trị một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, giun sán và chữa chứng cảm sốt nhẹ.

  • Ginger-mint

Bạc hà gừng là một trong những loại bạc hà khá đặc biệt. Chúng được lai tạo giữa hai loại bạc hà Á mentha arvensis và mentha spicata. Loại này cho hương thơm và mùi vị khá đặc trưng giống với mùi gừng. Cây có chiều cao trung bình tầm khoảng 40 cm và từ lâu đã được dùng như một loại thảo dược hiệu nghiệm trong chữa bệnh cảm lạnh khá tốt. 

Ngoài ra vì sở hữu mùi vị đặc trưng nên trong một số nền ẩm thực đã sử dụng nó chế biến món ăn như một loại gia vị không thể thiếu. Ở một số nơi thì hương vị đặc trưng giống gừng này còn được sử dụng với mục đích chế tạo ra các loại thuốc chống côn trùng như muỗi, gián, ruồi đem lại hiệu quả khá cao.

  • Chocolate mint (Mentha x piperita)

Loại bạc hà này đem lại hương vị thơm mát khá dễ chịu như mùi kẹo Sing gum Double mint. Cũng chính vì vậy mà loại bạc hà này được tận dụng nhiều trong việc làm đồ ăn như làm bánh, làm sinh tố và dùng để pha trà rất thơm.

  • Mentha longifolia

Loại bạc hà này sở hữu lá màu xanh đậm, lá có hình thuôn dài, có răng cưa và bề mặt có một lớp lông tơ màu bạc mềm mại. Thân cây loại này có chiều cao khoảng 6 cm và có mùi hương thơm rất tinh tế vì thế được dùng để làm thảo dược và làm gia vị trong chế biến thực phẩm.

  • Catmint

Loại bạc hà này sỡ hữu cái tên khá đặc biệt là bạc hà mèo. Đúng như tên gọi Catmint có mùi thơm tinh dầu rất nhẹ nhàng và dễ chịu nên được sử dụng vào việc chế biến thức ăn.

công dụng của cây bạc hà
Cây bạc hà mèo có thể gây hưng phấn cho thú cưng

Sở dĩ được đặt cái tên là bạc hà mèo vì loại bạc hà này có tác dụng kích thích sự hưng phấn cho các loại vật nuôi trong nhà như chó, mèo. Vì thế chỉ cần cho mèo gửi thấy mùi hương này chúng sẽ phấn khích hơn hẳn. Ngoài ra một số nghiên cứu còn cho rằng loại bạc hà này có khả năng giúp xua đuổi gián, côn trùng.

Thành phần hóa học của bạc hà

Thành phần chính chứa trong bạc hà là tinh dầu, trong đó có 2 hoạt chất chủ yếu là menthol và menthon, ngoài ra còn có các hoạt chất khác như camphen và limonen. Từ điển về các loại dược liều Việt Nam quy định tinh dầu Bạc hà phải có chứa ít nhất là 68% menthol toàn phần và 3-9% menthol este hóa.

Tác dụng dược lý của cây bạc hà

Tác dụng kháng khuẩn

Nước sắc từ cây bạc hà có tác dụng gây ức chế đối với virus Echo gây bệnh tiêu chảy, dịch tiêu chảy và gây ức chế đối với vi khuẩn Salmonella Typhoit gây bệnh thương hàn ở người. Chính vì vậy cây bạc là là một loại dược liệu không thể thiếu trong các bài thuốc chữa bệnh tiêu chảy và thương hàn.

Tác dụng đối với cơ trơn

Menthol và Menthone là hai hoạt chất chiếm hàm lượng cao trong cây bạc hà, có tác dụng ức chế trên ruột thỏ, trong đó hoạt chất Menthone có tác dụng mạnh hơn so với Menthol.

Ức chế đau

Tinh dầu và hoạt chất Menthol chứa trong cây bạc hà có khả năng bốc hơi khá nhanh, chính vì thế có thể tạo ra cảm giác mát và tê tại chỗ đau. Với tác dụng tê đặc trưng của cây bạc hà nên chúng thường được dùng trong quá trình các trường hợp đau liên quan đến dây thần kinh.

Ức chế hô hấp, tuần hoàn

Tinh dầu bạc hà và hoạt chất menthol chứa trong đó, khi bôi vào mũi hoặc cổ họng có thể gây ra hiện tượng ức chế dẫn đến tình trạng ngừng thở và tim ngưng đập hoàn toàn đối với đối tượng là trẻ nhỏ. 

Một số trường hợp đã xãy ra cho thấy nguyên nhân dẫn đến tử vong là do sử dụng dầu chứa hàm lượng Menthol 1% để nhỏ mũi hoặc dùng để bôi vào niêm mạc mũi bằng các loại thuốc mỡ mà thành phần có chứa Menthol. Vì thế, cần hết sức thận trọng khi dùng tinh dầu từ cây bạc hà hoặc dầu cù là cho trẻ nhỏ ít tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

​​​​​​​Tác dụng sát khuẩn mạnh

Trong trường hợp mắc phải một số bệnh ngoài da hay các bệnh liên quan đến tai, mũi, họng. các bệnh này tạo ra các cơn ngứa hay khó chịu, có thể sử dụng tinh dầu bạc hà để sát khuẩn ngay tại vùng nổi mẩn ngứa.

​​​​​​​Tác động đến nhiệt độ cơ thể

Cây bạc hà tươi, tinh dầu chiết xuất bạc hà hoặc menthol khi uống với liều lượng rất nhỏ cũng có khả năng ra tình trạng hưng phấn, làm cơ thể sẽ tăng cường bài tiết của tuyến mồ hôi, khiến cho nhiệt độ của cơ thể hạ thấp.

Ngoài ra cây bạc hà còn có rất nhiều các tác dụng dược lý hiệu nghiệm khác như tác dụng kích thích tủy sống, gây tê liệt phản xạ và ngăn cản sự lên men bình thường trong ruột; tác dụng gây ức chế thần kinh trung ương do hoạt chất Menthol.

Bên cạnh đó còn có tác dụng làm giảm sự vận động và chống co thắt của ruột non. Các hoạt chất Menthol và Menthone có khả năng gây ức chế sự vận động của đường tiêu hóa từ ruột xuống, có tác dụng làm giãn mao mạch.

Tác dụng và chủ trị của cây bạc hà

Chủ tặc phong, phát hãn

Được dùng để chủ trị các chứng như đầy bụng, trướng bụng do ác khí, hoắc loạn, ăn không tiêu, hạ khí;

​​​​​​​Kích thích tiêu hóa 

Sử dụng khi có hiện tượng nôn ra đờm, trúng phong mất tiếng, xuất hiện triệu chứng đau đầu, hạ khí, ngực bụng đầy hơi. Thường được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh thương hàn.

​​​​​​​Chữa bệnh gặp ở trẻ nhỏ

Khi trẻ có hiện tượng sốt cao kèm theo co giật, ngoài ra còn trị các bệnh cảm ở trẻ em, dùng điều trị bị phong đờm.

Các bài thuốc từ cây bạc hà

Bài thuốc trị mắt toét

Lá bạc hà đem ngâm với nước gừng trong thời gian 1 đêm, sau đó sấy khô, tán nhuyễn thành bột. Mỗi lần dùng 4g, hòa với nước đã đun sôi. Sử dụng để rửa mắt.

​​​​​​​Trị lao hạch hoặc nhọt độc, nhọt đã vỡ mủ

Sử dụng 20-30 g lá bạc hà, đem ngâm với rượu, sau đó phơi khô rồi lại tẩm tiếp 3 đêm. Cuối cùng đem sấy khô và tán nhuyễn thành bột.

Chuẩn bị 10 trái tạo giáp (quả khô của cây bồ kết) đem loại bỏ vỏ đen, ngâm với dấm, sau đó thì nướng cho vàng rồi tán nhuyễn thành bột. 

Trộn 2 loại bột đã tán nhuyễn trên và viên thành từng hạt có kích cỡ khoảng hạt bắp, mỗi lần uống khoảng 20 viên và uống trước mỗi bữa ăn. Đối với trẻ em thì giảm liều lượng xuống một nữa.

​​​​​​​Chữa tình trạng chảy máu cam không cầm được

Giã dập lá bạc hà và vắt lấy nước cốt. Sau đó dùng vải bông thấm phần nước cốt lá bạc hà và nhét vào mũi.

​​​​​​​Bài thuốc trị đầu đau, mắt đỏ, họng sưng đau do phong nhiệt

  • Bạc hà 4g
  • Cát cánh 8g
  • Kinh giới 12g
  • Phòng phong 8g
  • Cương tằm 12g
  • Cam thảo 8g

Sử dụng tất cả các nguyên liệu trên cho vào một cái nồi và sắc với 300 ml nước sạch. Dùng để uống, bài thuốc có công dụng chữa trị chứng đau mắt đỏ, cổ họng sưng tấy và xuất hiện nhiều cơn đau đầu.

Phân biệt cây bạc hà và cây húng lủi

Cây bạc hà và cây húng lủi rất dễ nhầm lẫn với nhau, vậy thì cây bạc hà và húng lủi có phải là cùng một loại cây? Câu trả lời là không phải, vì chúng chỉ cùng họ với nhau mà thôi. 

Việc phân biệt hai loại cây này dựa vào hình dáng bên ngoài kết hợp với mùi hương và vị đặc trưng của chúng. Cây bạc hà có thân cao từ 60 – 80 cm, thẳng đứng, thân vuông, có lông ngắn mọc quanh thân. Còn húng lủi mọc hoang dã, có sức sống khỏe, có rễ chùm mọc dưới đất hoặc ngang thân.

Cây bạc hà với lá mọc đối xứng, hình thon dài, dài 3 – 5 cm, rộng 2 – 3 cm, cuống dài 0,5 – 1 cm, mép lá có răng cưa, trên bề mặt lá có lông tơ nhỏ. Bên cạnh đó có hoa mọc từ nách lá, màu trắng, tím hoặc hồng nhạt, cánh hoa hình môi. Còn húng lủi lại có lá nhỏ hơn lá bạc hà, thuôn dài, mép lá có răng cưa.

Ngoài ra cũng có thể phân biệt hai loại cây này bằng mùi vị. Bạc hà có mùi thơm mát, vị cay the, mát lạnh, có mùi giống Sing Gum Double Mint mà ta thường ăn. Còn húng lủi lại có mùi hương nhẹ, vị cay nhẹ chứ không cay the mạnh đặc trưng như của bạc hà.

Cách trồng cây bạc hà dễ dàng

Với sức sống mạnh mẽ và khả năng thích ứng với điều kiện thời tiết khí hậu nhanh, khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam không phải là điều quá khó để có thể trồng được cây và cây phát triển tốt.

Có thể trồng cây bạc hà trong một khoảng đất nhỏ, trong chậu hoặc trong những trong thùng xốp trong trường hợp thiếu không gian. Lưu ý nếu trồng cây bạc hà trong chậu hoặc thùng xốp hãy nhớ đục lỗ để thoát nước cho cây, giúp cây không bị úng

Bạc hà với sức sống khá mạnh nên có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Các loại đất thích hợp để trồng phải kể đến là đất thịt, đất cát, đất xám…

Bạc hà thuộc cây thân thảo nên rất thích môi trường ẩm ướt, vì thế yêu cầu độ ẩm khá cao. Nếu thiếu nước nghiêm trọng lá sẽ rụng khiến cây sẽ héo và chết. Vì vậy mà bạn cần lưu ý tưới nước đầy đủ nhất là lúc thời gian đầu. Mùa hè tưới nước nhiều và phủ đất bằng rơm rạ tránh bị bốc hơi nước, những lúc thời tiết mưa nhiều thì nên lưu ý thoát nước trể tránh cây chết vì ngập úng. Thường xuyên nhổ cỏ sạch sẽ thu gom lá và gốc già vàng úa để giữ cây luôn được xanh tươi.

Trên đây là những thông tin về cây bạc hà, và những tác dụng của chúng. TuThuoc24h hi vọng rằng, qua bài viết này, các bạn đã có thêm thông tin về một dược phẩm để chăm sóc sức khoẻ của mình.

TuThuoc24h.net