Huyết áp thấp khi mang thai xảy ra khi mẹ bầu thiếu vitamin B12, axit folic,… Điều này khiến cơ thể mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi và có nguy cơ bị tiền sản giật. Vậy chẳng may người mẹ bị huyết áp thấp có sinh thường được không? Bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc trên cho chị em.
Nguyên nhân huyết áp thấp ở mẹ bầu
Huyết áp là lực trong lòng mạch mà tim có thể vượt qua dể bơm máu qua hệ thống tuần hoàn. Huyết áp được thể hiện bằng hai chỉ chỉ số: huyết áp tâm thu (chỉ số cao nhất – áp lực trong động mạch khi tim co bóp và bơm máu) và huyết áp tâm trương (chỉ số thấp hơn – áp suất trong động mạch khi tim nghỉ giữa hai lần co bóp).
Người bình thường có chỉ số huyết áp là 120/80 mmHg. Đối với mẹ bầu, huyết áp sẽ dưới 140/90 mmHg.
Mẹ bầu bị huyết áp thấp khi mang thai có thể trạng gầy yếu, kèm biểu hiện thiếu máu, ăn ít, thieeys vitamin B12 hoặc các bệnh nhiễm trùng cấp tính. Tình trạng huyết áp thấp là kết quả của lưu lượng máu tăng lên 1.2 – 1.5 lần trong cơ thể mẹ so với mức bình thường để cung cấp cho cả mẹ và bé.
Bên cạnh, trong 6 tháng đầu thai kỳ, mạch máu dễ giãn và hạ huyết áp là do hormone progesterone sản sinh ra nhiều hơn. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như:
- Bị suy tuyến giáp
- Căng thẳng, lo âu, áp lực kéo dài
- Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ chất, khoa học
- Mẹ mang thai đôi hoặc đa thai
Dấu hiệu đặc trưng khi mẹ bầu bị huyết áp thấp
Trường hợp huyết áp thấp thường là mạn tính, những người mắc bệnh thường đã quen và thích nghi với các triệu chứng của nó. Nhưng khi mang thai các triệu chứng xuất hiện nhiều hơn, cụ thể:
- Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi
- Thay đổi tư thế đột ngột thấy hoa mắt, chóng mặt
- Nhức đầu, không thể tập trung khi làm bất cứ công việc nào
- Cảm giác buồn nôn, nôn
- Tinh thần luôn trong trạng thái bất ổn, dễ cáu gắt, tức giận
- Cơ thể cảm thấy lạnh nhưng lại vã mồ hôi
- Da xanh xao, nhợt nhạt, thiếu sắc hồng
Mẹ bầu bị huyết áp thấp khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
Mang thai bị huyết áp thấp có nguy hiểm không? là vấn đề được rất nhiều chị em thắc mắc hiện này. Tuy nhiên, mẹ bầu cần hết cẩn trọng với các triêu chứng của huyết áp thấp cho dù đây là hiện tượng phổ biến khi mang thai.
Huyết áp thấp có thể kèm theo các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt,… khi đi đường hoặc leo cầu thang có thể dẫn tới vấp ngã, ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng. Nghiêm trọng hơn mẹ bầu bị huyết áp thấp có thể bị ngất xỉu do thiếu oxy lên não và các bộ phận khác trong cơ thể, dẫn tới thai nhi không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển.
Mang thai bị huyết áp có thể không nguy hiểm bằng huyết áp cao, song mẹ bầu cũng cần hết sức cẩn thận và có biện pháp phòng ngừa để tránh hậu quả nghiêm trọng, nhất là mang thai thời kỳ cuối.
Huyết áp thấp khi mang thai có ảnh hưởng đến sinh thường?
Khi khám thai, bác sĩ sẽ tiến hành đo huyết áp cho bà bầu. Trường hợp bà bầu bị huyết áp thấp, bác sĩ sẽ chỉ định một số biện pháp điều trị như mang kẹo ngậm trong người, truyền thêm nước nếu mẹ bị tụt huyết áp do mất nước.
Mẹ bầu bị huyết áp thấp ở mức độ nhẹ, chỉ có các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt. Nhưng nếu ở mức độ nặng, huyết áp thấp có thể khiến mẹ bầu bị ngã bất cứ lúc nào, gây chấn thương, ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí sẩy thai ngoài ý muốn.
Theo nghiên cứu, 80% mẹ bầu bị huyết áp thấp trong thời gian này phải sinh mổ mà không cần chờ đến lúc chuyển dạ. Với các trường hợp này, bác sĩ sẽ quy định thời gian khám thai đinh kỳ để theo dõi thường xuyên và kịp thời.
Phương pháp hạn chế tình trạng huyết áp thấp khi mang thai
Uống nhiều nước
Hãy uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để tăng lưu lượng máu trong cơ thể và khắc phục tình trạng huyết áp thấp.
Không nên đột ngột thay đổi tư thế
Khi phải thay đổi tư thế ngồi dậy hoặc đứng lên, mẹ nên thực hiện từ từ để cơ thể kịp thích nghi, máu có thể đưa tới khắp nơi trong cơ thể.
Ăn mặn hơn
Trong muối có chứa natri, điều này có thể giúp làm tăng huyết áp. Do đó, mẹ bầu bị chứng huyết áp thấp có thể ăn mặn hơn bình thường một chút.
Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ
Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, để cơ thể hấp thụ và chuyển hóa hết chất dinh dưỡng và tránh cơ thể bị tụt huyết áp khi mang thai. Bên cạnh bữa chính, chị em có thể nhâm nhi một vài miếng bánh ngọt, kẹo ngậm, chén cháo nhỏ hoặc súp.
Ngủ đủ giấc và đúng giờ, tránh thức khuya
Mẹ bầu cần đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng/1 ngày, bởi vì thiếu ngủ cũng là nguyên nhân gây hạ huyết áp ở các mẹ bầu.
Giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái
Trong thời kỳ mang thai, mẹ nên hạn chế căng thẳng, stress kéo dài. Hãy tham gia các lớp học yoga cho bà bầu, ngồi thiền để nâng cao sức khỏe, thư giãn tinh thần để ngăn ngừa tụt huyết áp.
Ngoài ra, mẹ bầu không nên xông hơi hoặc ngâm mình trong nước nóng quá lâu để giảm huyết áp tột ngột và mất nước.
Khám thai định kỳ
Mẹ bầu nên đặt lịch khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời xuyên suốt thời kỳ mang thai.
Thực phẩm nên và không nên ăn khi bị huyết áp thấp
Dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng, bên cạnh bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, mẹ bầu cũng cần chú ý các loại thực phẩm sau:
Thực phẩm nên ăn
- Ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin B như hạnh nhân, nho khô, tỏi, nước chanh, trà gừng
- Luôn mang theo bên người đồ ăn vặt như bánh kẹo, trái cây
Thực phẩm không nên ăn
- Một số thực phẩm tự nhiên dễ gây tụt huyết áp như: sữa ong chúa, hạt dẻ nướng, cà rốt, táo mèo, cà chua, mướp đắng
- Thực phẩm có tính hàn như: dưa hấu, đậu đỏ, cần tây, cải bina, hành tây,…
- Tránh xa rượu bia, chất kích thích
Như vậy, với lời giải đáp cho câu hỏi "Huyết áp thấp có sinh thường được không" dành cho mẹ bầu, ta nhận thấy phụ nữ mang thai bị huyết áp thấp có ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, việc sinh thường sẽ trở nên khó khăn. Vì vậy, chị em cần phải khám thai định kỳ và xây dựng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý. Chúc mẹ và bé luôn khỏe!
TuThuoc24h