Thông tin cơ bản thuốc Vidoxy
Số đăng ký
VNB-1074-03
Dạng bào chế
Viên nang
Tác dụng thuốc Vidoxy
Chỉ định/Chống chỉ định
Chỉ định
– Viêm phổi: Viêm phổi đơn hay đa thùy do Pneumococcus, Streptococcus, Staphylococcus, Haemophilus influenzae. ,– Các nhiễm khuẩn đường hô hấp khác: Viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản do Streptococcus huyết giải bêta, Staphylococcus, Pneumococcus, Haemophilus influenzae. ,– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Viêm thận – bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo lậu do các chủng vi khuẩn nhóm Klebsiella aerobacter, E. coli, Enterococcus, Staphylococcus, Streptococcus. ,– Nhiễm khuẩn da và mô mềm: chốc lở, mụn nhọt, viêm mô tế bào, áp xe, nhiễm khuẩn vết thương, viêm quanh móng do Staphylococcus aureus và albus. Streptococcus, E.coli và nhóm Klebsiella aerobacter. ,– Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: do Shigella, Salmonella và E.coli.
Chống chỉ định
Quá mẫn với tetracyclin. Phối hợp với retinoid. Trẻ < 8 tuổi Có thai & cho con bú.
Liều dùng và cách dùng
Nên dùng thuốc trong hay sau bữa ăn với nhiều nước ở tư thế đứng hay ngồi thẳng. ,– Người lớn: Liều tấn công duy nhất 2 viên vào ngày điều trị thứ nhất, sau đó là liều duy trì 1 viên mỗi ngày một lần vào cùng thời điểm trong ngày. ,– Trẻ em trên 8 tuổi: 4mg/kg/ngày. ,– Nhiễm trùng trầm trọng: người lớn liều 2 viên/lần/ngày trong suốt đợt điều trị. ,– Khi dùng điều trị nhiễm trùng Streptococcus nên điều trị 10 ngày để phòng ngừa sốt thấp khớp hay viêm thận tiểu cầu. ,– Điều trị nhiễm lậu cấp: 2 viên lúc bắt đầu và 1 viên vào buổi tối trước khi ngủ vào ngày đầu tiên, sau đó là 1 viên x 2 lần/ngày trong 3 ngày. ,– Điều trị nhiễm trùng niệu đạo không gây biến chứng, nhiễm trùng bên trong cổ tử cung hay âm đạo do Chlamydia trachomatis và Urea plasma urealyticum: 1 viên x 2 lần/ngày, tối thiểu 10 ngày. ,– Không cần phải giảm liều ở người suy thận.
Tương tác với các thuốc khác
Methoxyfluran, barbiturate, phenytoin, thuốc kháng đông, didanosine.
Tác dụng phụ
Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm lưỡi, viêm miệng, viêm trực tràng, viêm loét thực quản (hiếm). Tăng men gan, thiếu máu, giảm bạch cầu trung tính, tăng BUN.