Thông tin cơ bản thuốc Folinoral 2000
Số đăng ký
VD-17548-12
Nhà sản xuất
Công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1 - Pharbaco
Quy cách đóng gói
Hộp 10 lọ
Thành phần
Fosfomycin
Điều kiện bảo quản
Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh nguồn nhiệt và ánh sáng trực tiếp.
Tác dụng thuốc Folinoral 2000
Chỉ định/Chống chỉ định
Chỉ định
Nhiễm khuẩn tiết niệu chưa có biến chứng (viêm bàng quang cấp) do Escherechia coli hoặc Enterococcus faecalis nhạy cảm với fosfomycin, đặc biệt là đối với phụ nữ. Không chỉ định để điều trị viêm thận bể thận hoặc áp xe quanh thận.
Phòng nhiễm khuẩn trong khi làm các thủ thuật hoặc phẫu thuật qua niệu đạo
Trước và sau khi dùng fosfomycin cần phải nuôi cấy bệnh phẩm nước tiểu để tìm và xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn với thuốc. Nếu sau đó điều trị vẫn còn vi khuẩn trong nước tiểu, phải thay bằng kháng sinh khác.
Chống chỉ định
- Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với fosfomycin.
- Bệnh nhân suy thận có độ thanh thải creatinin dưới 5ml/ phút.
- Viêm thận – bể thận hoặc áp xe quanh thận.
Liều dùng và cách dùng
Thuốc có thể dùng riêng rẽ hoặc phối hợp với các kháng sinh nhóm beta-lactam, aminoglycosid, macrolid, tetracyclin, cloramphenicol, rifamycin, vancomycin và lincomycin. Fosfomycin dùng đơn độc dễ gây kháng thuốc, do đó nên phối hợp với các kháng sinh khác.
Đường dùng của fosfomycin phụ thuộc vào dạng muối. Dinatri fosfomycin dùng để tiêp bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, nhưng calci fosfomycin và fosfomycin trometamol được dùng theo đường uống. Liều dùng tính theo fosfomycin.
Thuốc bột pha uống
Không được uống thuốc trực tiếp dưới dạng khô (hạt) mà phải pha với nước nguội (3g pha với 90 – 120ml) rồi uống ngay. Không được pha thuốc với nước nóng. Uống lúc nào cũng được, không cần chú ý đến bữa ăn,
Người lớn uống ngày 1 liều duy nhất một gói 2g pha loãng với nước như trên.
Thuốc dạng bột tiêm
Dùng trong các trường hợp nặng, cần thiết phải kết hợp với các kháng sinh khác thích hợp.
Bột pha với dung dung môi do nhà sản xuất cung cấp để tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Để tiêm truyền tính mạch, dùng liều 1 lần phải pha với ít nhất 250ml dạng dung dịch natri clorid 0,9% hoặc glucose 5%. Dưới dạng dung dịch này fosfomycin ổn định được trong vòng 24 giờ.
- Người lớn: tiêm truyền tĩnh mạch mỗi lần 4g trong vòng 4 giờ, khoảng cách giữa các lần truyền phụ thuộc vào liều dùng hàng ngày. Nếu liều 8g/ngày: 2 lần truyền, cách nhau 8 giờ. Nếu liều 12g/ngày: 3 lần truyền cách nhau 4 giờ. Trường hợp rất nặng, liều có thể tới 16g/ngày. Liều trung bình người lớn: 100 – 200mg/kg/ngày.
- Trẻ em trên 12 tuổi: tiêm truyền tĩnh mạch không vượt quá 100 – 200mg/kg/ngày.
Người suy thận mức độ trung bình (độ thanh thải creatinin >= ml/phút) không cần phản điều chỉnh liều lượng và khoảng cách giữa các lần dùng thuốc. Người bệnh có độ thanh thải creatinin dưới 60ml/phút cần phải kéo dài khoảng cách giữa các lần dùng thuốc.
Khoảng cách giữa các lần dùng thuốc phụ thuộc vào độ thanh thải creatinin (xem bảng sau):
Độ thanh thải creatinin (ml/phút) |
Khoảng cách giữa 2 lần dùng fosfomycin (giờ) |
40 – 60 |
12 |
30 – 40 |
24 |
20 – 30 |
36 |
10 – 20 |
48 |
5 - 10 |
75 |
Người chạy thận nhân tạo: tiêm truyền 2g sau mỗi lần thẩm phân.
Người cao tuổi: không cần điều chỉnh liều.
Thận trọng
Trước khi dùng Fosfomycin, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với Fosfomycin hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác và các thuốc bạn đang dùng, đặc biệt là cisapride (Propulsid), metoclopramid (REGLAN) và các vitamin. Nói với bác sĩ nếu bạn có hay đã từng có bệnh hen suyễn hoặc bệnh gan.
Theo nguyên tắc chung, thời gian sử dụng thuốc này cần được giới hạn trong thời hạn tối thiểu theo yêu cầu chữa bệnh đối với từng bệnh nhân, sau khi xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn với thuốc, nhằm tránh sự kháng thuốc của vi khuẩn. Bệnh nhân cần được theo dõi cẩn thận để đề phòng nguy cơ bị sốc. Thận trọng khi dùng thuốc cho các bệnh nhân cần giảm lượng natri đưa vào cơ thể do suy tim, suy thận, cao huyết áp.
Thận trọng khi sử dụng Fosfomycin sodium trong những trường hợp: Bản thân bệnh nhân hoặc người trong gia đình có các yếu tố mắc bệnh dị ứng như hen, phát ban, nổi mề đay; bệnh nhân bị thiểu năng gan (chứng thiểu năng gan có thể trầm trọng hơn).
- Trẻ em: Tính an toàn và hiệu quả của Fosfomycin không được thành lập ở trẻ em từ 12 tuổi trở xuống.
- Người cao tuổi: Lựa chọn liều cho bệnh nhân cao tuổi cần thận trọng, thường bắt đầu từ mức thấp nhất của dãy liều.
Tương tác với các thuốc khác
Metoclopramid và các thuốc làm tăng nhu động đường tiêu hóa khi dùng đồng thời với fosfomycin sẽ làm giảm nồng độ fosfomycin trong huyết tương và trong nước tiểu.
Fosfomycin có tác dụng hiệp đồng tăng mức với kháng sinh nhóm beta-lactam, aminoglycosid, macrolid, tetracyclin, cloramphenicol, rifapicin, colistin, vancomycin và lincomycin.
Tác dụng phụ
- Buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, ngứa âm đạo, sổ mũi, đau lưng, cảm sốt, phát ban, đau khớp, sưng miệng hoặc lưỡi, vàng da hoặc mắt. Cần gặp bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
- Điều trị bằng kháng sinh có thể làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, dẫn đến phát triển quá mức C. difficile, gây rối loạn tiêu hóa, từ tiêu chảy nhẹ đến viêm đại tràng, thậm chí tử vong.
Dược động học/Dược lực
Dược động học
Calci fosfomycin hấp thu kém qua đường tiêu hóa, sinh khả dụng theo đường uống chỉ đạt 30 – 40%. Thức ăn làm giảm sinh khả dụng và thải trừ thuốc, nhưng không ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Sau uống 4 giờ liều 1g, nồng độ tối đa trong máu là 7 microgam/ml. Tuy nhiên, fosfomycin trometamol lại hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Sau khi uống 2 giờ liều 3g nồng độ tối đa trong máu đạt được là 26.1 microgam/ml. Truyền tĩnh mạch 3g dinatri fosfomycin nồng độ đỉnh trong huyết thanh đạt được 220 microgam/ml.
Thuốc gắn vào protein huyết tương và được phân bố trong hầu hết các mô, đặc biệt là thận, tuyến tiền liệt và túi tinh. Thuốc có thể đi qua hàng rào máu não, nhau thai và sữa.
Trong cơ thể fosfomycin không bị chuyển hóa, được thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng hoạt tính chủ yếu qua lọc tiểu cầu thận, 85% thuốc được thải trừ qua nước tiểu sau 12 giờ, một phần qua mật, 0,075% thuốc thấy ở trong phân. Sau khi uống 2 – 4 giờ liều duy nhất 3g fosfomycin trometamol, nồng độ duy trì nồng độ điều trị trong vòng 36 giờ. Thuốc có thể dùng đường tiêm hoặc uống tùy theo dạng muối.
Nửa đời thải trừ của thuốc khoảng 2 giờ.
Không có sự khác biệt nồng độ thuốc trong nước tiểu ở người cao tuổi và người trẻ tuổi. Do đó, không cần điều chỉnh liều.
Suy thận làm giảm nhiều bài tiết fosfomycin, do đó cần phải điều chỉnh liều.
Dược lực
Fosfomycin là một kháng sinh dẫn xuất từ acid fosfonic, được tách chiết từ streptomyces fradiae và các Streptomyces khác hoặc được tổng hợp, có tác dụng diệt khuẩn. Tác dụng diệt khuẩn của thuốc là do ức chế enzym enolpyruvyl transferase, dẫn đến làm giảm sự tạo thành acid uridin diphosphat – N – acetylmuramic, là giai đoạn đầu của quá trình tạo thành tế bào vi khuẩn.
Fosfomycin có phổ tác dụng rộng. In vitro thuốc có tác dụng trên các vi khuẩn Gram (+) và trên Gram (-), đặc biệt là các vi khuẩn thường gây viêm nhiễm đường tiết niệu như E. coli, Proteus, Klebsiella, Enterobacter, pseudomonas, serratia, entercococcus, staphylococcus, streptococcus, Heamophilus, influenzae và Neisseria spp. Tuy nhiên trong thực tế có gặp một vài chủng của Pseudomonas, aeruginosa kháng lại thuộc và Bacteroides không nhạy cảm. In vivo tính hiệu quả đã được xác định đối với E. coli và Enterococcus faecalis. Sự kháng thuốc có thể qua thể nhiễm sắc hoặc một số chủng theo cơ chế truyền qua plasmid. Cho đế nay chưa phát hiện thấy hiện tượng kháng chéo giữa fosfomycin với các kháng sinh khác, nhưng thấy có tác dụng hiệp đồng với một số kháng sinh nhóm beta – lactam, aminoglucosid, macrolid, tetracyclin, cloramphenicol, rifampicin và lincomycin, chống lại Enterococcus, Staphylococcus kháng methicilin và Enterobacteria.
Trong một số nghiên cứu, còn thấy khi phối hợp fosfomycin với kháng sinh nhóm aminoglycosid sẽ làm giảm độc tính trên thận của aminoglycosid.
Quá liều và cách xử trí
Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.
Khác
NẾU QUÊN UỐNG THUỐC
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.