Mổ nội soi u nang buồng trứng là phương pháp đang được đánh giá cao vì những tiện ích cho người điều trị như: ít để lại sẹo, loại bỏ được khối u và phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, trước mỗi một cuộc phẫu thuật nào chúng ta vẫn cần thêm những lưu ý và thông tin đáng tin cậy bên cạnh lời khuyên của bác sĩ để có một ca mổ thuận lợi và nhẹ nhàng.
U nang buồng trứng là bệnh gì?
U nang buồng trứng là một khối dịch hoặc chất rắn có dạng như bã đậu phát triển bất thường trên hoặc bên trong buồng trứng. Khối u này có thể là các mô mới khác thường hay là sự tích tụ dịch tạo thành một nang trên buồng trứng. U nang buồng trứng cũng có thể phát triển từ các mô của buồng trứng. U nang buồng trứng là loại khối u thường gặp nhất, chiếm 3,6% của các bệnh phụ khoa.
U nang buồng trứng chia ra làm các dạng:
- U nang chức năng: bình thường, không liên quan đến bệnh tật.
- U nang bì.
- U nang nội mạc tử cung.
- U nang tuyến.
Nguyên nhân dẫn đến u nang buồng trứng thường do: sẩy thai, kinh nguyệt sớm hơn thất thường, nội tiết bị phá hủy, suy giảm chức năng tuyến giáp, có thể do sự phá hủy các nang trứng đã chin, nhiễm trùng vùng chậu,…
Cách tốt nhất để phát hiện ra u nang buồng trứng là đi khám sức khỏe 6 tháng/1 lần hoặc dựa vào một số dấu hiệu sau:
- Xuất hiện cơn đau bụng: thấy đau âm ỉ vùng bụng dưới hoặc đau ở những tư thế đặc biệt.
- Có kinh nguyệt bất thường, lâu có hoặc không đều.
- Thường xuyên bị tiểu khó hoặc táo bón do khối u chèn ép.
- Có hiện tượng sụt cân, chán ăn mệt mỏi, bụng thường chướng to.
- Đôi khi cảm giác buồn nôn, nôn và chảy máu trong bụng.
Khi nào cần phẫu thuật cắt bỏ u nang buồng trứng?
Theo bác sĩ Makoto Kondo - bác sĩ xạ trị bệnh viên đại học Keio, Nhật Bản đã từng nói: “Nếu bạn không cảm thấy khó chịu, đau đớn, không ăn được,… đi khám phát hiện mình có khối u, như vậy đó nhất định là u lành tính”. Chính vì vậy, bệnh nhân cần cân nhắc và nắm rõ tình trạng bệnh của bệnh của mình trước khi làm phẫu thuật cắt bỏ.
U nang buồng trứng cũng vậy, cũng được chia ra làm hai loại:
- U nang cơ năng: Các nang có chứa nước, xuất hiện tạm thời rồi có thể tiêu đi sau một thời gian, kích thước của các u nang lớn tới 5-6 cm nhưng vẫn có thể biến mất mà không cần phẫu thuật.
- U nang thực thể: Có thể là nang nước, nang nhầy hoặc nang bì,… Đây là dạng u nang có mức độ nguy hiểm thật sự, khi nó xuất hiện sẽ không dễ dàng tiêu đi một cách dễ dàng và sẽ có chiều hướng to lên. Nếu như không phát hiện kịp thời, theo dõi và điều trị có thể biến chứng, gây nguy hiểm đến tính mạng. Khi xuất hiện biếng chứng, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phẫu thuật và phương pháp cắt bỏ thích hợp cho bệnh nhân.
Phẫu thuật nội soi u nang buồng trứng như thế nào?
Phẫu thuật nội soi u buồng trứng là kĩ thuật dùng ống nội soi được kết nối với máy quay và nguồn sáng để nhìn vào bên trong giúp xác định các giai đoạn của ung thư và chẩn đoán sớm, cắt bỏ khối u. Nhờ đó, bệnh nhân sẽ giảm chấn thương, sẹo mổ nhỏ, thẩm mỹ và tăng cường khả năng khả năng hồi phục sau phẫu thuật, rút ngắn thời gian nằm viện.
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị
- Người bệnh được khám toàn thân và chuyên khoa để đánh giá tổng thể sức khỏe và phát hiện những chống chỉ định.
- Vệ sinh tại chỗ, thụt tháo.
- Sát khuẩn vùng bụng, trải khăn vô khuẩn 121
- Gây mê nội khí quản.
Bước 2: Tiến hành phẫu thuật
- Bơm hơi ổ phúc mạc qua kim hoặc qua trocar
- Đưa đèn soi vào ổ bụng
- Cắt khối u buồng trứng qua nội soi
- Bóc u nang buồng trứng
- Cắt khối u
- Cắt phần phụ
- Lấy bệnh phẩm qua túi và gửi xét nghiệm giải phẫu bệnh lý
- Kiểm tra xem có chảy máu không, nếu cần thì cần cầm máu bằng dao hai cực
- Rút các trocar, khâu lại chỗ rạch bụng.
Lưu ý: Bởi vì kĩ thuật khó, nên đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm và được đào tạo kĩ về kỹ thuật này. Do đó, bệnh nhân cần chọn các bệnh viện lớn, có uy tín và thiết bị máy móc hiện đại để thực hiện ca phẫu thuật này.
Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật là rất quan trọng
Chăn ấm đề phòng trường hợp cảm thấy lạnh
Ngay sau khi hoàn thành phẫu thuật, gia đình nên chuẩn bị chăn ấm vì nhiều bệnh nhân cảm thấy hơi lạnh khi thoát mê. Nếu cảm thấy khó chịu, hãy báo ngay cho bác sĩ để nhận sự chăm sóc cần thiết hoặc kê thêm thuốc giảm đau dùng ở nhà.
Nên có sự chăm sóc của người nhà
Phụ nữ khi thực hiện giải phẫu nên có người nhà đi cùng. Nếu cần phải nằm viện một ngày, cũng có người nhà chăm sóc là cần thiết. Hoặc không để có thể đưa về nhà sau khi hoàn thành điều trị vì người bệnh sau khi trải qua giải phẫu cơ thể còn yếu, dễ cảm thấy choáng váng và khó khan trong sinh hoạt.
Giảm buồn nôn, tê ở vết rách sau phẫu thuật
Triệu chứng buồn nôn là điều gây khó chịu nhất sau khi kết thúc giải phẫu. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn uống lúc trước, trong hoặc sau phẫu thuật. Ngoài ra, nếu không muốn dùng thuốc, bạn cũng có thể sử dụng trà gừng (tuy nhiên vẫn nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc y tá để đảm bảo an toàn).
Thứ hai là tình trạng cảm thấy tê ở vết rạch do dây thần kinh bị cắt. Nếu vị trí chỗ rạch trở nên sưng đỏ hoặc sưng viêm hãy liên hệ ngay với bác sĩ.
Thực phẩm khuyên dùng sau phẫu thuật
Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả: Ăn nhiều rau xanh để giúp tiêu hóa dễ dàng và nâng cao sức đề kháng cơ thể. Các loại rau có chứa nhiều vitamin như: cam, rau bắp cải, súp lơ, rau cải,…
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất đạm: Các loại hải sản, tôm, cá, cua,… chứa nhiều chất đạm và bổ sung năng lượng và tăng cường sức khỏe cho người bệnh.
Ăn nhiều thực phẩm giàu Omega 3: Dầu oliu, dầu vừng, cá hồi, bơ thực vật,… là những thực phẩm giàu Omega 3 có tác dụng nhanh chóng phục hồi vết thương.
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt: Giúp bổ máu, cung cấp lượng máu đã mất do phẫu thuật, bao gồm các thực phẩm: thịt bò, thịt cừu, cá,..
Vận động, đi lại nhẹ nhàng
Phẫu thuật nội soi rất nhanh hồi phục nên người bệnh cố gắng đi lại và vận động nhẹ nhàng, khi mệt mỏi có thể nghỉ ngơi. Tuy nhiên vận động sẽ giúp thời gian phục hồi của bệnh nhanh hơn.
Những hoạt động cần kiêng trong quá trình hồi phục
Hạn chế điều khiển xe cộ: Nên nhờ người nhà đưa đi làm hoặc ngồi phương tiện công cộng thay vì tự đi khi sức khỏe chưa hồi phục. Chỉ tự điều khiển phương tiện khi có sự đồng ý, cho phép của bác sĩ.
Vệ sinh vùng kín: Thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tuy nhiên không chà xát hay thụt rửa mạnh các vùng cạnh vết mổ cũng như tránh các hoạt động thể thao như bơi lội.
Mặc quần áo thoải mái: Ưu tiên trang phục rộng rãi, thoải mái, tránh chọn quần áo gò bó, cọ xát vào vết thương, gây khó chịu, bí bức.
Kiêng quan hệ: Sau khi mổ u nang buồng trứng, cổ tử cung của ban sẽ được kéo dãn gây toontr thương, thậm chí chảy máu. Nếu quan hệ tình dục trong thời gian này, bạn có thể bị chảy máu âm đạo hoặc nhiễm trùng cổ tử cung. Do vậy, bạn chỉ có thể quan hệ tình dục khi không còn cảm giác đau ở ổ bụng và cảm thấy sức khỏe đã ổn định, thời gian kiễng có thể kéo dài từ 4-6 tuần.
Những điều cần biết khác
Thời gian có kinh nguyệt: Sau khi phẫu thuật, buồng trứng bị ảnh hưởng ít nhiều dẫn đến nội tiết tố trong cơ thể bị ảnh hưởng theo. Đây là lí do có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của nhiều phụ nữ. Tuy nhiên, sau phẫu thuật kinh nguyệt vẫn đến bình thường. Nếu sau hai tháng bạn vẫn bị mất kinh, cần đến bác sĩ để tái khám, tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương pháp trị liệu kịp thời. Đôi khi căng thẳng tâm lý, lo lắng sau khi phẫu thuật, rối loạn nội tiết sẵn có cũng là những nguyên nhân khiến bạn chậm hoặc mất kinh nguyệt. Do đó, hãy cố giữ tâm trạng thoải mái, nghỉ ngơi nhiều để phục hồi nhanh chóng.
Thời gian mang thai sau khi điều trị: Khoảng thời gian tốt nhất để mang thai sau khi mổ là từ 3-6 tháng. Thời gian ngắn hay dài là phụ thuộc hoàn toàn là mức độ hồi phục của người bệnh. Cố gắng duy trì thói quen sinh hoạt điều độ, ăn uống hợp lý, sử dụng các sản phẩm cần thiết theo sự hướng dẫn của bác sĩ để tốc độ phục hồi và tăng cường thể trạng sớm nhất có thể.
Phòng tránh và phòng tránh tái phát u nang buồng trứng
Giảm nguy cơ bị u nang buồng trứng, bạn cần đảm bảo những điều sau:
- Sử dụng các loại thực phẩm sạch, mùa nào thức nấy, có lợi cho sức khỏe. Hạn chế các đồ chứa nhiều mỡ động vật, chất béo bão hòa, protein, chất kích thích. Thay vào đó, hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc và các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, cellulose, hidrocacbon,…
- Uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể.
- Tăng cường chức năng giải độc gan.
- Kiểm tra thường xuyên hoạt động tuyến giáp.
- Làm việc điều độ kết hợp nghỉ ngơi hợp lý, ngủ ít nhất 8 tiếng/1 ngày.
- Duy trì sự thoải mái, hạn chế stress, lo lắng, gây rối loạn nội tiết làm ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt.
- Ghi chép, theo dõi kinh nguyệt hàng tháng để sớm phát hiện ra các dấu hiệu bất thường.
- Tăng cường thể lực bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng, giúp trao đổi chất trong cơ thể cũng như nâng cao sức đề kháng.
- Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/1 lần để kiểm soát tình trạng sức khỏe.
Nguồn gốc gây u nang buồng trứng bắt nguồn từ sự thay đổi nội tiết tố estrogen, do đó phụ nữ ngoài 30 tuổi và đang ở giai đoạn tiền mãn kinh là những đối tượng có nguy cơ tái phát bệnh cao nhất. Tuy nhiên, dưới sự phát triển của khoa học, mổ nội soi u nang buồng trứng có nhiều ưu điểm, kết hợp với chế độ chăm sóc phục hồi sau giải phẫu, người bệnh hoàn toàn không cần lo lắng về căn bệnh này. Với khả năng và tay nghề của các bác sĩ hiện nay, nguy cơ xảy ra các biến chứng sau giải phẫu là rất thấp. Điều cần thiết nhất của phụ nữ chúng ta chính là luôn giữ tinh thần lạc quan, hạnh phúc, yêu đời thì mọi bệnh tật đều sẽ được đẩy lùi hết.
Tuthuoc24h