Calcitriol 0,25mcg - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Calcitriol 0,25mcg

Tra cứu thông tin về thuốc Calcitriol 0,25mcg trên Tủ thuốc 24h, bao gồm: công dụng, liều lượng, tác dụng phụ, tương tác thuốc...

Thông tin cơ bản thuốc Calcitriol 0,25mcg

Số đăng ký

VNB-0746-03

Dạng bào chế

Viên nang mềm

Quy cách đóng gói

Hộp 5 vỉ x 10 viên nang mềm

Thành phần

Calcitriol

Dạng thuốc và hàm lượng

0.25mcg

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

  • Loãng xương do thận, loãng xương ở bệnh nhân lọc thận mãn tính. 
  • Hạ canxi huyết, hạ canxi huyết do suy cận giáp vô căn, suy cận giáp sau phẫu thuật, suy cận giáp giả.

Chống chỉ định

Quá mẫn với thành phần thuốc. Tăng canxi huyết. Ngộ độc vitamin D.

Liều dùng và cách dùng

Liều khởi đầu 0,25 mcg/ngày. 

Sau 2 - 4 tuần có thể tăng liều để đạt đáp ứng mong muốn. Khi lọc thận: 0,5 mcg/ngày. 

Suy cận giáp bệnh nhân > 6 tuổi đáp ứng với liều 0,5 - 2 mcg/ngày. 

Trẻ 1 - 5 tuổi: 0,25 - 0,75 mcg/ngày.


* Loãng xương sau mãn kinh:

Liều khởi đầu được đề nghị là 0,25 mcg x 2 lần/ngày. Bổ sung calci phải kết hợp chặt chẽ với chế độ ăn hàng ngày, có thể tăng liều pms-IMECAL 0,25 mcg nếu ít hơn 500 mg calci được cung cấp từ thức ăn hàng ngày và không vượt quá 1000 mg/ngày.

* Loạn dưỡng xương do thận ở bệnh nhân suy thận mạn, đặc biệt ở bệnh nhân làm thẩm phân máu:

Liều khởi đầu là 0,25 mcg/24 giờ và 0,25 mcg/48 giờ nếu bệnh nhân có calci huyết bình thường hay giảm nhẹ. Theo dõi các thông số lâm sàng và sinh hóa, nếu không tiến triển sau thời gian điều trị 2-4 tuần có thể tăng liều thêm 0,25 mcg/24 giờ, đồng thời theo dõi chặt chẽ nồng độ calci huyết ít nhất 2 lần/tuần.

* Thiểu năng tuyến cận giáp và còi xương:

Liều khởi đầu là 0,25 mcg/ngày, uống vào buổi sáng. Theo dõi các thông số lâm sàng và sinh hóa, nếu không tiến triển sau thời gian điều trị 2-4 tuần có thể tăng liều thêm 0,25 mcg/ngày, đồng thời theo dõi chặt chẽ nồng độ calci huyết ít nhất 2 lần/tuần.

Thận trọng

– Thực hiện chế độ ăn uống theo sự chỉ dẫn của Bác sĩ nhằm cung cấp lượng calci hợp lý.

– Điều trị thuốc luôn bắt đầu từ liều thấp nhất, không nên tăng đột ngột và phải điều chỉnh liều từ từ tùy theo nồng độ calci trong huyết thanh.

– Theo dõi chặt chẽ nồng độ calci huyết (ít nhất 2 lần/tuần) trong suốt thời gian điều trị, tránh tăng calci huyết đột ngột do thay đổi chế độ ăn.

– Người có chức năng thận bình thường cần uống nhiều nước khi dùng thuốc 0,25 mcg, tránh tình trạng mất nước có thể xảy ra.

– Thận trọng khi chỉ định đối với phụ nữ có thai và cho con bú.

– Bệnh nhân có tiền sử sỏi thận hoặc bệnh mạch vành.

Tương tác với các thuốc khác

– Không dùng đồng thời với những chế phẩm chứa vitamin D và dẫn xuất, những thuốc khác chứa calci để tránh tăng calci huyết.

– Cholestyramin ảnh hưởng đến quá trình hấp thu calci ở ruột.

– Phenobarbital, phenytoin: ảnh hưởng đến sự tổng hợp calci nội sinh, làm giảm nồng độ calci trong huyết thanh.

– Digitalis: tăng calci huyết có thể gây loạn nhịp.

– Thuốc lợi tiểu thiazid: tăng nguy cơ tăng calci huyết ở bệnh nhân thiểu năng tuyến cận giáp.

– Các thuốc corticoid, thuốc ức chế calci, thuốc kháng acid ức chế quá trình hấp thu calci.

Tác dụng phụ

Mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, khô miệng, chán ăn, ngứa, tăng BUN, tăng men gan.