Lời nói là vũ khí thật khủng khiếp, vừa có thể rót mật vào tai vừa làm sát thương người khác.
Đôi khi bạn nói rằng bạn không ác ý, bạn bực tức không kiềm chế được, lời đã nói ra thì đều có ý chỉ là ít hay nhiều thôi, bạn nói rằng không kiềm chế được, vậy đã hợp lý chưa hay là bạn chưa từng cố gắng học cách kiềm chế, thử nghĩ xem có lần nào bạn không kiềm chế được sự bực tức với cha mẹ, với những người thương yêu bạn không, còn với cấp trên bạn lại có thể kiềm chế tốt. Hay giả sử trong lúc đang hát bạn ngứa cổ muốn ho thành tiếng nhưng bạn có làm vậy không, có lẽ là không bạn sẽ cố gắng hát lướt qua, kiềm chế tiếng ho đó vì bạn sợ mất mặt.
Thế đấy bạn hiểu ý tôi rồi chứ, kiềm chế là việc bản thân có thể làm được.
Có nhiều người nói cho thỏa thích rồi bảo “khẩu xà tâm Phật” ý muốn nói lời nói độc địa nhưng tâm hiền lành như Phật. Phải vậy không! Phật có bao giờ nói vậy không, lòng đã sáng như Phật thì không đời nào nói được lời độc địa.
Chính vì thế mong mọi người hãy bình tĩnh để nói chuyện với nhau, đừng nói chuyện ác ý làm tổn hại đến người khác.
Câu chuyện sau đây bạn sẽ thấy được ác khẩu sẽ như thế nào với luật nhân quả!
Từ xa xưa thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có vợ chồng nhà giàu nọ tên Sư Chất tuổi ngoài 40 mong một mụm con mà mãi không thấy, ông đi khắp nơi xem bói nhưng kết quả đều khiến ông thất vọng.
Trong buồn bã ông nghĩ đến Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và ông bèn thẳng hướng đến Tinh xá Kỳ Viên, cung kính lạy Phật và thưa với Người rằng:
- Đức Phật đại bi, năm nay con ngoài 40 tuổi mong mỏi một đứa con mà đợi mãi không thấy, không biết là vì nhân duyên gì, mong Đức Phật chỉ giáo để con được tường tận hơn.
Đức Phật nhẹ nhàng đáp:
- Sắp tới đây, ông sẽ có một đứa con trai, nhưng khi lớn nó sẽ xuất gia.
Sư Chất nghe thế vui mừng khôn xiết, ông xin phép ta lễ cúng dường vào trưa mai. Vào ngày đó Sư Chất dẫn đầu gia nhân đem bao nhiêu là món ăn vừa ngon vừa đẹp mắt.
Đức Phật nhận cúng dường xong, trên đường trở về tinh xá bèn cùng các tăng chúng ngồi nghỉ dưới một gốc cây, từ trên cây xuất hiện con khỉ trèo xuống mượn bình bát sau đó đi đâu thật xa và trở về đầy mật trong bình bát, kính cẩn dâng lên Đức Phật, Người nhận và chia sẻ mật cho chúng tăng ở đó để tăng nhiều phúc cho con khỉ. Khỉ vui mừng nhảy nhót.
Khi đến ngày tận số con khỉ được đầu khai vào làm con của Sư Chất.
Lúc vừa sinh con thì nhà có vật gì có thể chứa đựng thì đều đầy ắp mật ong và đường, vợ chồng Sư Chất lấy làm lạ và đặt tên con là Mật Thắng.
Thời gian trôi qua Mật Thắng đã lớn và chán ngán chuyện thế tục nên xin phép cha mẹ cho đi xuất gia. Được cha mẹ vui lòng đồng ý và cho Mật Thắng biết đây cũng là điều đức Phật đã nói trước đây nên cha mẹ rất hoan hỉ.
Mật Thắng đến tinh xá Kỳ Viên xuất gia, nhờ có tiền duyên Mật Thắng chứng quả rất mau.
Vào một ngày nóng bức thầy đi bộ với các đồng tu ai nấy đều khát mong có gì uống, thì Tỳ Kheo Mật Thắng tung bát lên trời khi giơ tay tiếp lấy bát thì trong bát đầy ắp mật ong, Mật Thắng đưa mọi người chia nhau giải khát.
Về đến nơi một Tỳ Kheo đi chung không giấu nổi sự tò mò bèn tìm ngay đức Phật để thỉnh giáo, vì sao Mật Thắng lại có thể làm được như thế, có thể tạo ra đường và mật mọi khi.
Đức Phật cười hiền từ đáp:
- Ông còn nhớ con khỉ thành tâm mang mật dâng lên Như Lai và chúng tăng không, đến khi chết đầu thai làm người kiếp này, chính nhờ sự thành tâm cúng nhường mật cho đức Phật nên kiếp này có đường và mật khi nào mong muốn.
Chờ đức Phật nói hết vị Tỳ kheo hỏi tiếp:
- Vậy một người thành tâm như Mật Thắng thì tiền kiếp vì sao lại làm khỉ.
Lúc đó có rất nhiều đệ tử, Người nhìn hết các Tỳ Kheo rồi kể lại như muốn nói với tất cả mọi người ở đó.
- Cách đây 500 kiếp về trước, thời Như Lai Ca Diếp tại thế. Lúc đó có một Tỳ kheo trẻ tuổi đang nhìn và cười nhạo một vị Tỳ kheo khác đang đi qua sông dáng vẻ như con khỉ. Sau đó Tỳ kheo trẻ tuổi này biết lỗi đến sám hối với vị Tỳ kheo bị chế nhạo nhưng vì phạm tội ác khẩu nên bị đày làm khỉ, nhờ thành tâm sám hối nên kiếp này gặp Phật và chứng quả nhanh chóng.
Nghe đến đây các Tỳ kheo khác rút ra bài học không nên ác khẩu dù là nói đùa.
Đã gọi là luật nhân quả thì gieo nhân ắc sẽ gặp quả. Lời đã nói thì không thể thu lại được nên dù có sám hối cũng phải chịu kiếp nạn. Nên chúng ta hãy nói chuyện đừng ác ý với nhau lựa lời mà nói với nhau, bởi lời nói chẳng mất tiền mua.