Hiện tượng nước tiểu đục như nước vo gạo là bệnh gì?
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Hiện tượng nước tiểu đục như nước vo gạo là bệnh gì?

Hiện tượng nước tiểu đục trắng như nước vo gao, có cặn phản ánh tình trạng sức khoẻ chúng ta. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên?

Như chúng ta biết, tiểu tiện là quá trình đưa chất thải và chất độc do cơ thể sinh ra từ quá trình trao đổi chất bài tiết ra ngoài, nhằm duy trì sự ổn định cho cơ thể.  Vì thế nước tiểu đục là dấu hiệu cảnh báo cho một bệnh lý trong cơ thể chúng ta. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bệnh cũng như đâu sẽ là cách điều trị hiệu quả?

Nước tiểu đục là dấu hiệu bệnh gì?

Nước tiểu đục là một trong những dấu hiêu cảnh báo nhiễm trùng đường tiết niệu
Nước tiểu đục là một trong những dấu hiêu cảnh báo nhiễm trùng đường tiết niệu

Theo các bác sĩ, nước tiểu đục là một trong những cảnh báo của nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), đây là một loại nhiễm trùng do một loại vi khuẩn đặc trưng xâm nhập và tác động xấu đến vùng kín của phụ nữ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nước tiểu đục chỉ xuất hiện ở phụ nữ, nam giới và trẻ em cũng có thể mắc tình trạng này. Hơn nữa, nước tiểu đục không chỉ do UTI, mà còn nhiều nguyên nhân khác. 

Nguyên nhân dẫn đến nước tiểu đục

Mất nước

Nguyên nhân xét đến đầu tiên khi nước tiểu bị đục có thể đến từ việc uống ít nước. Khi cơ thể không tiểu thụ đủ chất lỏng, cơ thể sẽ không thể bài tiết hết các chất độc có trong cơ thể đồng nghĩa với việc nước tiểu trở nên sẫm màu. Những trường hợp có nguy cơ mất nước cao hơn sơ với người bình thường là: người trẻ tuổi, người già, một số bệnh như tiêu chảy, nôn mửa, sốt, những người tập thể dục cường độ cao hoặc lao động chân tay. 

Bên cạnh việc đổi màu nước tiểu, mất nước còn gây ra một số triệu chứng khác sau:

  • Nước tiểu màu vàng sẫm hoặc màu cam
  • Mệt mỏi
  • Lú lẫn hoặc khó tập trung
  • Chóng mặt, thậm chí mất phương hướng, mất ý thức
  • Khô miệng và cảm giác khát dữ dội
  • Khô mắt
  • Đi tiểu ít
  • Phân có máu hoặc đen

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

Nhiễm trùng đường tiết niệu (hay còn gọi nhiễm trùng đường tiểu) là một nguyên nhân chính gây ra nước tiểu đục.

Khi nước tiểu đục do nhiễm trùng, nguồn gốc thường xuất phát từ việc mủ hoặc máu chảy vào đường tiết niệu hoặc là sự tích tụ của các tế bào bạch cầu do cơ thể sản xuất ra để loại bỏ vị khuẩn xâm nhập.

Để nhận biết kĩ hơn về việc bản thân có bị nhiễm trùng đường tiết liệu không, có thể xét thêm các triệu chứng sau: 

  • Mắc tiểu liên tục
  • Khó tiểu
  • Đau rát khi đi tiểu
  • Nước tiểu có mùi hôi
  • Đau ở xương chậu, bụng dưới hoặc lưng dưới

Nhiễm trùng thận

nước tiểu đục có thể xuất phát do nhiễm trùng thận
Nước tiểu đục có thể xuất phát do nhiễm trùng thận

Hầu hết các bệnh nhiễm trùng thận đều bắt đầu từ nhiễm trùng đường tiết niệu nếu không được điều trị đúng cách, khiến bệnh lan rộng và nặng lên. Khi người bệnh bị nhiễm trùng thận, cơ thể sinh ra mủ, hòa lẫn vào nước tiểu gây ra hiện tượng nước tiểu đục màu. 

Tương tự với nhiễm trùng đường tiết liệu, nhiễm trùng thận cũng có thể gây ra một số triệu chứng sau:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Chuột rút
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Đau ở lưng, bẹn hoặc háng
  • Nước tiểu sẫm màu, có máu hoặc có mùi hôi

Nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STI)

Các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục phổ biến như lậu và chlamydia, thúc đẩy khiến hệ thống miễn dịch tạo ra các tế bào bạch cầu chống lại vi khuẩn. Trong quá trình bài tiết, các tế bào này có thể trộn lẫn với nước tiểu gây ra nước tiểu đục. 

Bệnh STI cũng gây ra dưới sự tiết dịch bất thường ở âm đạo hoặc dương vật. Một số dấu hiệu nhận biết khác của bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục như:

  • Ngứa bộ phận sinh dục hoặc xương chậu
  • Đau không giải thích được ở bộ phận sinh dục
  • Đau trong hoặc sau khi quan hệ
  • Phát ban, xuất hiện mụn nước hoặc vết loét trên bộ phận sinh dục
  • Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu hoặc xuất tinh

Việc sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục có thể ngăn ngừa được bệnh STI.

Viêm âm đạo

Viêm âm đạo có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này
Viêm âm đạo có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này

Bệnh viêm âm đạo là một trong những bệnh xuất hiện tình trạng nước tiểu đục. Bệnh viêm âm đạo có thể xuất phát từ nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm, thậm chí cả dị ứng xà phòng, chất tẩy rửa hoặc nước xả vải.

Khi cơ thể xuất hiện các biểu hiện như: ngứa xung quanh âm đạo, dịch tiết âm đạo có mùi hôi, đau khi đi tiểu hay quan hệ tình dục; nên đến gặp bác sĩ để xác định nguyên căn nhiễm trùng và nhận điều trị hợp lý.

Viêm tuyến tiền liệt

Nhiễm trùng tuyến tiền liệt gây ra viêm cũng là nguyên nhân khiến nước tiểu bị đục, ước tính có khoảng 10-15% nam giới gặp vấn đề với bệnh lý này. 

Các triệu chứng xuất hiện khi bị viêm tuyến tiền liệt là:

  • Đau khi xuất tinh
  • Đau, nóng rát khi đi tiểu
  • Thường xuyên phải đi tiểu
  • Có máu trong nước tiểu
  • Đau bụng
  • Đau vùng xương chậu hoặc bộ phận sinh dục

Sỏi thận

Khi bị sỏi thận, nước tiểu cũng có thể đổi sang màu đục. Nguyên nhân là khi những viên sỏi phát triển từ sự tích tụ của một số khoáng chất trong cơ thể lớn dần lên chặn đường tiết niệu và gây nhiễm trùng đường tiểu.

Sỏi thận có các triệu chứng như đau dữ dội bên dưới xương sườn, hang và lan ra vùng bụng dưới, sốt, ớn lạnh, đau khi đi tiểu, những vệt màu nâu, đỏ hoặc hồng trong nước tiểu, nước tiểu có mùi hôi.

Chế độ ăn uống

Ăn uống không điều độ có thể là một trong những nguyên nhân
Ăn uống không điều độ có thể là một trong những nguyên nhân

Chế độ ăn uống không khoa học cũng có thể thay đổi màu sắc của nước tiểu. Cụ thể, nếu cơ thể phải tiêu thụ một lượng lớn vitamin D hoặc phosphorua (có nhiều trong các thực phẩm giàu protein như thịt, đậu và các sản phẩm từ sữa), nước tiểu có thể đục vì thận khó lọc lượng lớn phosphorua dư thừa ra khỏi cơ thể.

Bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận tiểu đường

Các bệnh liên quan đến tiểu đường hoặc thận tiểu đường cũng xuất hiện tình trạng nước tiểu đục. Cách để cơ thể loại bỏ lượng đường dư thừa chính là thông qua con đường bài tiết.

Bệnh tiểu đường còn có một số triệu chứng khác như:

  • Khát kéo dài ngay cả sau khi uống
  • Mệt mỏi
  • Sút cân
  • Thường xuyên phải đi tiểu
  • Dễ bị nhiễm trùng
  • Khó chữa lành vết thương

Tiểu dưỡng chấp

Khi mắc bệnh tiểu dưỡng chấp, nước tiểu sẽ có hiện tượng trắng đục như sữa hoặc như nước vo gạo; có những váng mỡ, để lắng lại có những mảng keo, mảng trắng như sữa đông hoặc mỡ đông. Hiện tượng này xảy ra do có đường từ hệ thống mạch bạch huyết chảy vào đường tiết niệu; xuất hiện dưỡng chấp (chất có trong hệ thống mạch bạch huyết, chủ yếu là thành phàn lipid) trong nước tiểu. Hiện tượng này xảy ra không liên tục mà theo từng giai đoạn.

Tiểu phosphate

Khi có nhiều phosphate bài tiết trong nước tiểu, ta sẽ thấy nước tiểu đục như nước vo gạo (xuất hiện vào buổi sáng), khi lắng lại thành cặn như cặn vôi, nhưng đôi khi nước tiểu cũng lại trong. Mặc dù đây không phải bệnh lý, song nếu kéo dài hoặc uống ít nước có thể dẫn đến sỏi thận do tinh thể phosphate lắng đọng.

Do dùng thuốc

Khi sử dụng một số loại thuốc như: thuốc điều trị đái tháo đường, vitamin B và C (hai loại vitamin này có chứa phốt pho) cũng sẽ dẫn đến tình trạng nước tiểu đục.

Cách để chuẩn đoán bệnh thông qua nước tiểu đục

xét nghiệm nước tiểu để nhanh chóng xác định tình trạng bệnh
Xét nghiệm nước tiểu để nhanh chóng xác định tình trạng bệnh

Khi bạn thấy nước tiểu bị đục và có xuất hiện các triệu chứng khác của bệnh đã nêu ở trên; hãy đến ngay bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Để thuận lợi cho việc đưa ra kết luận chính xác, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân cho nước tiểu để kiểm tra nhiễm trùng và các xét nghiệm máu để kiểm tra các dấu hiệu tổn thương khác. 

Các biện pháp điều trị nước tiểu bị đục

Đối với mất nước:

Điều trị trường hợp này rất đơn giản, người bệnh chỉ cần uống nước hơn và ăn thực phẩm có hàm lượng nước phong phú. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ được yêu cầu nhập viện.

Đối với nhiễm trùng tiết niệu

Thuốc kháng sinh sẽ được bác sĩ sử dụng để điều trị nhiễm trùng và nếu bệnh nặng, người bệnh sẽ phải dùng thuốc tiêm tĩnh mạch.

Đối với sỏi thận

Thông thường sỏi sẽ đi ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên. Đối với viên sỏi lớn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau hoặc liệu pháp sóng siêu âm tán sỏi thành các mảnh nhỏ giúp cơ thể dễ dàng bài tiết ra ngoài. Khi to đến một mức nhất định, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật.

Đối với STI

Điều trị sẽ liên quan vào loại nhiễm trùng để có phương pháp áp dụng thích hợp. Thông thường chủ yếu là sử dụng kháng sinh kê đơn. 

Đối với viêm âm hộ âm đạo

Các loại thuốc chống nấm, thuốc kháng vi-rút hoặc thuốc để điều trị các triệu chứng sẽ được bác sĩ kê đơn.

Sử dụng thuốc kháng sinh kê đơn để điều trị bệnh
Sử dụng thuốc kháng sinh kê đơn để điều trị bệnh

Đối với viêm tuyến tiền liệt

Thông thường, viêm tuyến tiền liệt có thể tự khỏi mà không cần điều trị; song trong trường hợp mãn tính, người bệnh có thể được bác sĩ kê đơn thuốc để kiểm soát bệnh.

Đối với bệnh tiểu đường

Trước hết, cần xét nghiệm nước tiểu thường xuyên để kiểm tra các tổn thương ở thận. Bên cạnh sử dụng thuốc, kết hợp chế độ ăn uống và vận động thích hợp cũng giúp làm giảm lượng đường trong máu, ngăn các biến chứng có thể xảy ra.

Trên đây là những thông tin cần biết khi chúng ta phát hiện nước tiểu đục. Trong trường hợp thấy bản thân duy trì tình trạng này trong 2-3 ngày cùng với một số triệu chứng khác; hãy đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ chuẩn đoán chính xác và nhận điều trị kịp thời.

TuThuoc24h