Bệnh trĩ và nguyên nhân rầu rĩ của những người mắc phải
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Bệnh trĩ và nguyên nhân rầu rĩ của những người mắc phải

Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn có thể gây nên bệnh trĩ - một căn bệnh mà hầu như ai cũng phải quan tâm.

Bệnh trĩ là căn bệnh mà hầu như đối với nhân viên văn phòng ai cũng bị, vậy làm sao để biết được mình đang bệnh và căn bệnh ấy đã tiển đến giai đoạn nào rồi? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân và các triệu chứng của căn bệnh này nhé.

1. Phân loại và phân độ bệnh trĩ

Phân loại trĩ

Trước tiên, chúng ta phải phân biệt được loại trĩ để có thể dễ dàng trong việc chữa trị. Trĩ chủ yếu có 2 loại là trĩ nội (internal hemorrhoids) và trĩ ngoại (external hemorrhoids). Thực ra, trĩ nội và trĩ ngoại chỉ khác nhau về vị trí phát sinh búi trĩ. 

Trĩ nội: chịu lực nén bên trong nên có chiều hướng sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa. Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to, trĩ được hình thành ở trên đường lược

Trĩ ngoại: Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ dưới(trực tràng dưới) phồng to, trĩ được hình thành ở dưới đường lược, có thể có huyết khối phát triển rất đau.

Ngoài ra còn có trĩ hỗn hợp, có ngĩa là cùng có cả trĩ nội và trĩ ngoại. Thông thường, khi diễn biến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp. Đặc biệt đối với búi trĩ nội, khi đã sa tới độ 3, thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp.

Phân độ trĩ

Ở cấp độ 1 và 2, người bệnh thường có các triệu chứng sau: Đau và chảy máu khi đi đại tiện, cảm thấy ngứa hậu môn, tiết dịch gây viêm da, ngứa và ướt viêm quanh hậu môn.

Ở cấp độ 3 và 4, búi trĩ bên trong (trĩ nội) bị sa quá mức gây nghẹt hay tắc mạch hay gây nứt, áp xe hậu môn, hoặc búi trĩ bên ngoài (trĩ ngoại) bị tổn thương nhiễm trùng gây lở loét, xuất huyết trầm trọng hay tạo thành những cục máu đông nằm trong búi trĩ, có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm và sinh ra các bệnh khác. Người bệnh có thể vừa mắc bệnh trĩ nội vừa mắc bệnh trĩ ngoại. Nếu không sớm điều trị, sẽ làm người bệnh ngày càng có cảm giác vướng víu, khó chịu, chảy máu và đau đớn nhiều hơn mỗi khi đại tiện.

 

 

Tùy vào mức độ của bệnh trĩ thì việc chữa trị cũng sẽ khác nhau. Có thể chữa trị tại nhà đối với trường hợp nhẹ, nhưng khi chuyển sang giai đoạn nặng thì cần phải có sự can thiệp của phẫu thuật.

2. Bệnh trĩ – Dấu hiệu là gì và nguyên nhân do đâu?

Dấu hiệu của bệnh trĩ

  • Có cảm giác tức rát ở hậu môn, mót rặn: Cảm giác này có thể xuất hiện cao trong và sau khi đi vệ sinh, hoặc có thể âm ỉ suốt cả ngày; đặc biệt là khi ngồi lâu.
  • Đi ngoài thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn: Búi trĩ có thể tự động thụt lên (bệnh ở độ một, 2) hoặc phải dùng tay đẩy lên (bệnh ở độ 3) hoặc không thể đẩy vào bên trong ống hậu môn (trĩ ở độ 4). Trĩ sa độ một, 2 ít gây phiền hà hơn, từ độ 3 trở đi khiến người bệnh cảm thấy khó chịu khi đi đứng và làm việc nặng, trong khi đó, trĩ sa độ 4 khiến bệnh nhân vô cùng bất tiện trong các hoạt động hằng ngày.
  • Đi ngoài ra máu: Thương là máu đỏ tươi - là triệu chứng thường gặp nhất và là lý do khiến bệnh nhân phải đến các cơ sở y tế khám bệnh.
  • Một khối nhô lên gần hậu môn, rát hoặc đau (có thể là huyết khối tại búi trĩ)

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

  • Béo phì: Do cân nặng cũng như ít vận động nên người béo phì dễ bị mắc bệnh trĩ. Tình trạng này sẽ ngay càng nghiêm trọng khi cân nặng không được kiểm soát sớm.
  • Chế độ ăn ít chất xơ: Những người có chế độ ăn không phù hợp, ví dụ như ăn cay, nóng nhiều nhưng lại ít bổ sung chất xơ. Khi đó bệnh nhân đi đại tiện phải dùng sức rặn, lâu ngày các tĩnh mạch ở vùng hậu ôn bị giãn quá mức và hình thành nên trĩ.
  • Giao hợp qua đường hậu môn: Khi quan hệ bằng đường hậu môn, thành hậu môn rất mỏng manh và dễ bị rách, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều tiết máu ở các dây tĩnh mạch ở hậu môn.Quá trình đẩy mạnh của dương vật vào bên trong hậu môn gây ra những triệu chứng đau rát, chảy máu. Ngoài ra, trên đầu dương vật khi được mở bao quy đầu luôn chứa nhiều vi khuẩn độc hại, khi tiếp xúc với thành hậu môn sẽ tích tụ lại, dấu hiệu để hình thành nên bệnh trĩ.
  • Mang thai: Trong quá trình mang thai, sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai khiến các thành tĩnh mạch dễ bị sưng. Progesterone làm chậm nhu động ruột và khiến bạn dễ bị táo bón. Và từ táo báo sẽ sinh ra những vấn đề đã được đề cập trên, dẫn dến bệnh trĩ.
  • Bệnh trĩ gia tăng theo tuổi vì cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị trở nên lỏng lẻo và nhão dần.

 

Đi về sinh lâu cũng gây ra bệnh trĩ

 

3. Triệu chứng của bệnh trĩ

Triệu chứng trĩ thường phụ thuộc vào vị trí:

Trĩ ngoại gây khó chịu nhất, bởi vì vùng da trên búi trĩ bị kích thích và bị loét. Nếu cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ ngoại, cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy một khối nhô lên quanh hậu môn. Cục máu đông có thể bị hấp thu để lại vùng da nhăn nheo gây ngứa và rát.

Trĩ nội thường không gây đau, ngay cả khi chúng xuất huyết (chảy máu). Người bệnh có thể, ví dụ, nhìn thấy máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt vào bồn cầu nhà vệ sinh. Búi trĩ thường không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được, và chúng hiếm khi gây khó chịu. Trong lúc rặn đi cầu, phân khi đi ngang hậu môn có thể làm trầy xước bề mặt búi trĩ và làm chảy máu.Trĩ nội cũng có thể bị sa ra ngoài hậu môn tạo trĩ nội sa. Khi trĩ bị sa, nó có thể hấp thu một lượng nhỏ chất nhầy và phân có thể gây kích thích gây ra ngứa, đau và rát. Lau liên tục để cố gắng giảm ngứa có thể làm trầm trọng thêm vấn đề.

4. Biến chứng của bệnh trĩ

Nguyên tắc điều trị trĩ

  • Không điều trị trĩ triệu chứng, trừ khi có biến chứng.
  • Chỉ điều trị trĩ khi có những rối loạn ảnh hưởng tới cuộc sống, lao động và sức khỏe. Tùy theo thương tổn cụ thể của trĩ mà lựa chọn các phương pháp điều trị thích hợp

Biến chứng của bệnh trĩ:

  • Nghẹt búi trĩ nếu búi trĩ sa và bị mắc kẹt làm cho mạch máu máu cung cấp cho búi trĩ bị tắc. Lúc này triệu chứng đau sẽ rất rõ ràng. Khi ấn nhẹ vào sẽ cảm giác lộm cộm do có cục máu đông.
  • Tắc mạch: Là tình trạng hình thành cục máu đông bên trong mạch máu của búi trĩ. Khi mạch máu bị giãn phồng và ứ máu do rặn, bưng vác nặng, có thai, chơi thể thao nặng làm tăng áp lực trong khoang bụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hình thành cục máu đông gây tắc mạch. Tắc mạch trĩ ngoại thì vùng rìa hậu môn sẽ thấy khối phồng nhỏ màu xanh, đi kèm cảm giác đau rát khi sờ, căng. Tắc mạch trong trĩ nội thì có cảm giác đau và cộm trong sâu và triệu chứng không rầm rộ như trĩ ngoại.
  • Thiếu máu do mất máu mạn tính qua búi trĩ, lúc này cơ thể sẽ không có đủ số lượng hồng cầu cần thiết để thực hiện trao đổi Oxy cho tế bào. Trường hợp này hiếm xảy ra.
  • Viêm da quanh hậu môn, viêm nhú và viêm khe khi da giữa các búi trĩ bị loét gây triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát

TuThuoc24h.net