Cách nhận biết nhóm máu đơn giản mà không cần xét nghiệm
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Sống Khỏe Sức Khỏe

Xét nghiệm nhóm máu và những điều bạn cần phải lưu ý

Xét nghiệm nhóm máu được nhắc khá nhiều trong ngành y học hiện nay. Thế nhưng nhiều người vẫn không biết mục đích của nó là gì, nên thực hiện ở đâu?

Xét nghiệm nhóm máu là cách thức để chúng ta có thể nhận biết được mình thuộc nhóm máu nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ khi nào thì cần làm xét nghiệm nhóm máu. Và vì sao cần làm xét nghiệm nhóm máu cũng như nó quan trọng như thế nào.

Xét nghiệm nhóm máu là gì?

Máu con người có rất nhiều nhóm, tổng cộng là 40 nhóm máu. Tuy nhiên có 2 nhóm máu quan trọng nhất là nhóm máu ABO và yếu tố Rh. Đồng thời nhóm máu của bạn là một trong những đặc điểm cơ bản tạo nên đặc điểm sinh học và do gen quyết định. Để biết mình thuộc nhóm máu nào thì phải thực hiện xét nghiệm nhóm máu.

Xét nghiệm nhóm máu được thực hiện trên mẫu máu của người tiến hành xét nghiệm. Sau khi lấy mẫu, dựa vào loại kháng nguyên có mặt trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về nhóm máu của bạn. Hiện nay người ta thường sử dụng phổ biến hai hệ nhóm máu là hệ ABO và hệ Rh.

  • Hệ ABO thì bạn sẽ thuộc 1 trong 4 nhóm máu đó là: nhóm máu A, nhóm máu B, nhóm máu O, nhóm máu AB. Nếu bạn mang nhóm máu A thì  bạn sẽ có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu. Nếu kết quả của bạn là nhóm máu B thì bạn sẽ có kháng nguyên B. Tương tự nếu kết quả là nhóm máu O (hay gọi một cái tên khác là nhóm máu Zero) thì trên bề mặt hồng cầu của bạn sẽ không có 2 kháng nguyên A và kháng nguyên B. Còn nếu có trên bề mặt hồng cầu của bạn có cả kháng nguyên A và kháng nguyên B thì bạn thuộc nhóm máu AB.
  • Hệ nhóm máu Rh còn gọi là Rh(D). Các kháng nguyên chính gồm D, C, c, E, e, trong đó D có ý nghĩa thực tế cao nhất. Việc bạn mang nhóm máu Rh(+) hay Rh(-) phụ thuộc vào việc bề mặt hồng cầu của bạn có hay không có mặt kháng nguyên D. 

Xem thêm: nhóm máu hiếm

Theo một nghiên cứu cho thấy có khoảng hơn 84% người dân ở Anh có kháng nguyên Rh những người này được gọi là kháng nguyên Rh dương tính, những người còn lại là kháng nguyên Rh âm tính. Kháng nguyên âm tính hay dương tính sẽ được viết kèm với nhóm máu ABO của từng người. Ví dụ như những người có nhóm máu A và có Rh dương tính thì người ta gọi là A dương tính, tương tự với những nhóm máu còn lại.

Ngày nay, phân loại nhóm máu đã trở nên khá dễ dàng
Ngày nay, phân loại nhóm máu đã trở nên khá dễ dàng

Ngoài 2 hệ nhóm máu Rh và ABO, cho đến nay các nhà khoa học đã phát hiện có rất nhiều hệ nhóm máu khác. Tuy nhiên các hệ nhóm máu này ít có ý nghĩa lâm sàng và ít phổ biến ở Việt Nam.

Thành phần của máu

Huyết tương

Là phần chất lỏng của máu và chiếm khoảng 60% khối lượng của máu. Trong đó huyết tương chứa 90% nước về thể tích, 10% còn lại là các chất tan như: protein huyết tương, kháng thể, enzyme, đường, chất béo, các thành phần hữu cơ và muối vô cơ v.v.

Các tế bào máu

Tế bào máu (hoặc gọi là tế bào tạo máu) là một tế bào được tạo ra thông qua quá trình tạo máu và tìm thấy chủ yếu ở trong máu. Tế bào máu chiếm khoảng 40% khối lượng của máu và được nhìn thấy dưới kính hiển vi. Các tế bào “gốc” tạo máu trong tủy xương có chức năng sản xuất tế bào máu. Khi xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nhóm máu sẽ thấy có 3 loại tế bào máu chính:

Tế bào hồng cầu

Đây chính là tế bào làm cho máu có màu đỏ. Có khoảng năm triệu hồng cầu trong một giọt máu. Hồng cầu được tạo ra từ các tế bào máu gốc trong tủy xương, đa số hồng cầu bị hủy ở lách. Tuy là tế bào nhưng hồng cầu trưởng thành thì không có nhân, ti thể hay ribôxôm. Nhiều hệ thống nhóm máu được hình thành, sớm nhất và quan trọng nhất là hệ thống nhóm máu ABO. Trong hồng cầu có chứa huyết sắc tố giúp thu hút và kết hợp với oxy, cho phép hồng cầu vận chuyển oxy từ phổi đến các bộ phận khác của cơ thể.

Tế bào hồng cầu là tế bào làm cho máu có màu đỏ
Tế bào hồng cầu là tế bào làm cho máu có màu đỏ

Tế bào bạch cầu 

Bạch cầu, hay bạch huyết cầu (nghĩa là "tế bào máu trắng", còn được gọi là tế bào miễn dịch), là một thành phần của máu. Tế bào bạch cầu là một phần trong hệ miễn dịch, giúp chống lại vật thể lạ có trong máu, bệnh truyền nhiễm. Tế bào bạch cầu gồm nhiều loại khác nhau như bạch cầu trung tính (đa nhân), các tế bào lympho, bạch cầu ái toan, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu ái kiềm.

Tế bào bạch cầu gồm nhiều loại khác nhau
Tế bào bạch cầu gồm nhiều loại khác nhau

Tế bào tiểu cầu

Tiểu cầu là một loại tế bào máu có chức năng cầm máu. Nó làm máu vón cục, đông lại khi mạch máu bị thương và có đường kính rất nhỏ. 

Hình ảnh tiểu cầu dưới kính hiển vi
Hình ảnh tiểu cầu dưới kính hiển vi

Nhóm máu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Thực tế nhóm máu không có biểu hiện gì cho sức khỏe. Tuy nhiên những người thuộc nhóm máu nào đó có thể sẽ mang những đặc điểm nào đó trùng hợp với sức khỏe của họ. Chẳng hạn như, người nhóm máu A, B hoặc AB nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 9% so với những người nhóm O. Những người có nhóm máu A, B, và AB dễ bị bệnh sốt rét hơn so với nhóm máu O. Bệnh viêm họng nhẹ do liên cầu khuẩn nhóm A nguy cơ sẽ cao hơn với người nhóm máu O.

Làm sao để biết mình thuộc nhóm máu nào?

  • Tiến hành các xét nghiệm máu tổng hợp
  • Hỏi riêng bác sĩ về nhóm máu của mình trong bệnh án
  • Đi hiến máu tình nguyện
  • Dùng thiết bị xác định nhóm máu trên mạng
  • Dùng cách nhận biết nhóm máu không cần xét nghiệm

Cách nhận biết nhóm máu mà không cần xét nghiệm chuẩn nhất hiện nay?

Chuẩn bị

Kiểm tra toàn bộ dụng cụ đảm bảo có đầy đủ: kim nhọn và thẻ kiểm tra. Nếu bộ dụng cụ đã mua không đi kèm với kim nhọn, các bạn có thể sử dụng kim khâu nhưng bắt buộc phải được khử trùng trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

Cách thực hiện

Đâm một lỗ nhỏ trên đầu ngón tay. Sau đó cho một giọt máu lên từng vùng của thẻ kiểm tra. Trước khi cho máu lên thẻ kiểm tra phải đảm bảo trên thẻ kiểm tra có chứa kháng thể. Nó sẽ tạo ra các phản ứng với kháng nguyên trong tế bào máu.

Sử dụng tăm xỉa răng còn mới để quét đều vết máu lên mỗi vùng ở trên thẻ kiểm tra. Cuối cùng đọc kết quả là sẽ biết được các bạn thuộc nhóm máu nào?

 Lấy kim nhọn đâm một lỗ nhỏ trên đầu ngón tay để lấy máu
 Lấy kim nhọn đâm một lỗ nhỏ trên đầu ngón tay để lấy máu

Đọc kết quả

- O: máu trên thẻ kiểm tra sẽ không bị vón cục.

- A: máu trên thẻ kiểm tra sẽ bị vón cục lại và sẽ xuất hiện ở vùng anti-A

- AB: máu sẽ bị vón cục lại và sẽ xuất hiện ở vùng anti-A và anti-B

- B: máu trên thẻ kiểm tra sẽ bị vón cục lại và sẽ xuất hiện ở vùng anti-B

Có thể đổi nhóm máu không?

Câu trả lời là không. Tuy nhiên trong một số trường hợp như việc cấy ghép tủy xương sẽ có thể làm thay đổi nhóm máu của bạn thành nhóm máu khác, đại loại là nhóm máu của người hiến tủy, vì khi ghép tủy thì hồng cầu sẽ được tạo ra trong tủy mới vừa được ghép.

Với những thông tin mà Tuthuoc24h đã cung cấp, bạn đã có thể biết thêm về xét nghiệm nhóm máu cũng như những cách xét nghiệm để có thể biết được nhóm máu của mình một cách dễ dàng.

Xem thêm: tính cách theo nhóm máu

TuThuoc24h