Zolpidem - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Zolpidem

Tra cứu thông tin về thuốc Zolpidem trên Tủ thuốc 24h, bao gồm: công dụng, liều lượng, tác dụng phụ, tương tác thuốc...

Thông tin cơ bản thuốc Zolpidem

Điều kiện bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Điều trị ngắn hạn chứng mất ngủ.

Chống chỉ định

Mẫn cảm với thuốc. Chứng ngừng thở khi ngủ. Suy hô hấp cấp. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Chứng nhược cơ. Suy gan, suy thận nặng. Loạn thần. Người mang thai và người cho con bú.

Liều dùng và cách dùng

Sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả. Liều khởi đầu khuyến cáo là 5mg cho phụ nữ; 5-10mg cho nam giới, dùng 1 lần/ ngày ngay trước khi đi ngủ với khoảng thời gian ngủ ít nhất là 7-8 giờ. Nếu liều 5mg không có hiệu quả, liều có thể được tăng đến 10mg.

Bệnh nhân cao tuổi (>65 tuổi), người suy nhược: Liều khởi đầu khuyến cáo là 5mg.

Thời gian điều trị: càng ngắn hạn càng tốt và không được vượt quá 4 tuần, kể cả giai đoạn giảm liều. Mất ngủ tạm thời: điều trị từ 2-5 ngày; mất ngủ ngắn hạn: điều trị từ 2-3 tuần; mất ngủ kinh niên: chỉ điều trị dài hạn khi có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

  • Người lớn: 10mg trước khi đi ngủ. Khi thật cần thiết (rất hiếm) có thể dùng liều cao hơn (15mg, 20mg trước khi đi ngủ), tuy nhiên dùng liều cao có thể sẽ liên quan đến việc tăng các tác dụng không mong muốn, bao gồm cả khả năng lạm dụng thuốc.
  • Người cao tuổi, người suy nhược: liều khởi đầu 5mg trước khi đi ngủ, điều chỉnh liều nếu cần thiết.
  • Người suy gan, suy thận: liều khởi đầu 5mg trước khi đi ngủ, điều chỉnh liều nếu cần thiết.Không nên dùng zolpidem quá 10mg/ngày, chỉ dùng thuốc trong thời gian ngắn (không quá 7 – 10 ngày).Cần giảm liều ở người bệnh có dùng đồng thời thuốc ức chế thần kinh trung ương khác do tăng khả năng tác dụng.Sự an toàn và hiệu lực của thuốc với trẻ dưới 18 tuổi chưa được xác minh, không có khuyến cáo dùng thuốc này cho trẻ em.

Thận trọng

Trước khi dùng Zolpidem, cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bạn có tiền sử bị dị ứng với Zolpidem.

Trẻ em có thể nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc này, đặc biệt là dễ bị chóng mặt và ảo giác.

Người lớn tuổi có thể nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc này, như xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, lú lẫn, mất thăng bằng, buồn ngủ quá mức. Những tác dụng phụ này có thể làm tăng nguy cơ té ngã.

Tương tác với các thuốc khác

  • Các chất ức chế thần kinh trung ương khác: Do khả năng gây ức chế hệ thần kinh trung ương của Zolpidem, nên thận trọng nếu sử dụng kết hợp Zolpidem với rượu hoặc các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác.
  • Imipramine, Chlorpromazine: Dùng đồng thời Zolpidem với Imipramine làm giảm 20% nồng độ đỉnh của Imipramine, giảm tỉnh táo. Tương tự, dùng đồng thời ZolpidemvớiChlorpromazine làm giảm sự tỉnh táo và giảm tâm thần vận động.
  • Sertraline: Dùng đồng thời Sertraline với Zolpidem làm tăng tiếp xúc với Zolpidem.
  • Fluoxetine: Dùng đồng thời nhiều liều Zolpidem và Fluoxetine dẫn đến kéo dài nửa đời thải trừ của Zolpidem (17%).
  • Chất ức chế CYP3A có thể làm tăng tiếp xúc với Zolpidem.
  • Rifampin, một chất cảm ứng CYP3A4, làm giảm đáng kể sự tiếp xúc và tác dụng dược lực của Zolpidem. Kết hợp Rifampin với Zolpidem có thể làm giảm hiệu quả của Zolpidem.
  • Ketoconazole: Ketoconazole, một chất ức chế mạnh CYP3A4, làm tăng tác dụng dược lực của Zolpidem. Cần xem xét giảm liều Zolpidem khi dùng đồng thời với Ketoconazole.

Tác dụng phụ

  • Zolpidem có thể gây ra tác dụng phụ như: buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, lâng lâng, đi bộ không vững, khó giữ cân bằng, buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, ợ nóng, đau dạ dày, thay đổi sự thèm ăn, run không kiểm soát được ở một phần cơ thể, đau, rát, tê hoặc ngứa ran ở bàn tay, cánh tay, bàn chân, hoặc cẳng chân, mộng mị, lưỡi đỏ, rát hoặc ngứa ran (với thuốc viên ngậm dưới lưỡi), khô miệng hoặc cổ họng, ù, đau hay ngứa trong tai, mắt đỏ, đau cơ hoặc chuột rút, đau khớp, lưng hoặc cổ, kinh nguyệt nhiều bất thường. Phát ban, nổi mề đay, ngứa, sưng mắt, mặt, môi, lưỡi hoặc họng, khó thở hoặc nuốt, khàn tiếng, khó thở, đánh trống ngực, tức ngực, mờ mắt hoặc các vấn đề về tầm nhìn khác. Cần gặp bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
  • Những người thường xuyên dùng thuốc an thần có thể bị trầm cảm, có ý nghĩ/ hành động tự vẫn. Quá liều thuốc an thần nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong.

Dược động học/Dược lực

Dược động học

Zolpidem hấp thu nhanh và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Thức ăn làm chậm và giảm hấp thu thuốc. Sau khi uống từ 30 phút đến 2 giờ, thuốc đạt nồng độ tối đa trong huyết tương (sau 30 phút khi uống liều 20mg zolpidem, nồng độ đỉnh trong máu đạt được khoảng 200ng/ml). Zolpidem có chuyển hóa bước đầu, sinh khả dụng tuyệt đối khoảng 70%. Thể tích phân bố khoảng 0,54 lít/kg. Zolpidem qua được sữa mẹ (3 giờ sau khi uống liều 20mg, nồng độ trong sữa đạt từ 0,004 – 0,019%). Liên kết với protein huyết tương khoảng 92%. Thuốc được chuyển hóa chủ yếu ở gan nhờ cytochrom P450 tạo chất chuyển hóa không còn hoạt tính. Những chất chuyển hóa không còn hoạt tính được thải trừ chủ yếu qua thận (48 – 67% đào thải qua nước tiểu) và phân bố (29 – 42%). Zolpidem có nửa đời thải trừ trung bình 2,5 giờ (từ 1,4 đến 4,5 giờ), nửa đời thải trừ của thuốc kéo dài ở người cao tuổi, kéo dài hơn ở người suy gan (9,9 giờ) và suy thận. Không loại zolpidem được bằng thẩm phân lọc máu.

Dược lực

Zolpidem là thuốc an thần gây ngủ dẫn xuất inmidazopyridin, có thời gian tác dụng ngắn, có cấu trúc kháng với các thuốc an thần gây ngủ nhóm benzodiazepin, barbiturat… Mặc dù zolpidem có cấu trúc khác nhưng tác dụng an thần tương tự như benzodiazepin. Tuy nhiên, khác với benzodiazepin là zolpidem có rất ít tác dụng giải lo âu, giãn cơ và chống co giật.

Cơ chế tác dụng: thụ thể benzodiazepin là một phần trong phức hợp thụ thể GABA và kênh Cl-. Khi zolpidem gắn vào thụ thể bezodiazepin sẽ tạo thuận lợi để GABA gắn vào thụ thể GABA làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương. Khác với benzodiazepin gắn vào các thụ thể bezodiazepin (omega 1, omega 2, omega 3), còn zolpidem lại gắn chọn lọc với thụ thể omega 1 (typ trung ương). Sự khác biệt này giải thích vì sao zolpidem có tác dụng chủ yếu là an thần ngủ, ít có tác dụng giãn cơ, chống co giật và giải lo âu.

Quá liều và cách xử trí

Các triệu chứng của quá liều có thể bao gồm: buồn ngủ, hôn mê, thở chậm lại hoặc nhịp tim chậm. Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức. Các biện pháp hỗ trợ có thể bao gồm rửa dạ dày, truyền dịch tĩnh mạch. Như trong tất cả các trường hợp dùng thuốc quá liều, cần theo dõi và hỗ trợ hô hấp, mạch, huyết áp và các dấu hiệu khác. Lọc máu có thể cần thiết.

Khác

NẾU QUÊN UỐNG THUỐC

Thuốc được dùng khi cần thiết. Không cần nhắc lại liều bị quên.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG

Duy trì chế độ ăn uống bình thường. Không uống rượu