Thông tin cơ bản thuốc Dabigatran
Điều kiện bảo quản
Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.
Tác dụng thuốc Dabigatran
Chỉ định/Chống chỉ định
Chỉ định
Dabigatran được sử dụng để giúp ngăn ngừa đột quỵ hoặc cục máu đông nghiêm trọng ở những người bị rung tâm nhĩ mà không có bệnh van tim (một tình trạng mà trong đó tim đập không đều, tăng nguy cơ huyết khối hình thành trong cơ thể và có thể gây đột quỵ).
Liều dùng và cách dùng
Dabigatran có dạng viên nang, thường được dùng hai lần một ngày. Hãy uống dabigatran vào cùng khoảng thời gian mỗi ngày.
Thực hiện theo các hướng dẫn trên nhãn thuốc của bạn một cách cẩn thận, và hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn để giải thích bất kỳ phần nào bạn không hiểu.
Đừng ngưng dùng dabigatran mà không nói chuyện với bác sĩ của bạn. Nếu bạn đột nhiên ngưng dùng dabigatran, nguy cơ đột quỵ có thể tăng.
Thận trọng
Trong quá trình điều trị với Dabigatran, bệnh nhân có thể dễ bị hơn, chảy máu lâu hơn, bệnh nhân nên báo cho bác sĩ ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng chảy máu.
Trước khi thực hiện bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, kể cả phẫu thuật nha khoa, hãy thông báo cho nhân viên y tế là mình đang dùng Dabigatran.
Tương tác với các thuốc khác
Chất ức chế P glycoprotein (P-gp) như dronedaron hoặc ketoconazole [Nizoral, Extina, Xolegel, Kuric] làm tăng nồng độ trong máu của dabigatran, có thể tăng khả năng gây ra các tác dụng phụ.
Các liều dabigatran nên được giảm xuống còn 75 mg hai lần mỗi ngày khi dùng với chất ức chế P-gp ở bệnh nhân suy thận vừa (độ thanh thải creatinine 30-50 ml / phút).
Dabigatran không nên được kết hợp với các thuốc ức chế P-gp ở bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinine 15-30 ml / phút).
Kết hợp với các thuốc gây cảm ứng dabigatran P-gp (ví dụ, rifampin) làm giảm nồng độ trong máu dabigatran, làm giảm hiệu quả của thuốc, nên tránh kết hợp.
Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ có thể xảy ra: đau bụng; ợ nóng; buồn nôn
Một số tác dụng phụ có thể nghiêm trọng. Nếu bạn gặp bất kỳ những triệu chứng này, hãy gọi bác sĩ hoặc gọi cấp cứu ngay lập tức: bầm tím hoặc chảy máu bất thường; nước tiểu có màu hồng hoặc nâu; phân có màu đỏ hoặc đen; ho ra máu; chất nôn giống bã cà phê; chảy máu nướu răng; chảy máu cam thường xuyên; chảy máu kinh nguyệt nặng; chảy máu từ một vết cắt lâu hơn bình thường; đau khớp hoặc sưng khớp; đau đầu; hoa mắt; yếu đuối; nổi mề đay; phát ban; ngứa; khó thở hoặc nuốt; đau ngực hoặc tức ngực; sưng mặt, cổ họng, lưỡi, môi, mắt, cánh tay, bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, hoặc cẳng chân
Quá liều và cách xử trí
Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức. Các triệu chứng quá liều có thể bao gồm: bầm tím hoặc chảy máu bất thường; nước tiểu có màu hồng hoặc nâu; phân có màu đỏ hoặc đen; nôn ra máu hoặc chất nôn giống như bã cà phê; ho ra máu
Khác
NẾU QUÊN UỐNG THUỐC
Dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, khi bỏ quên liều mà đã gần tới thời gian uống liều tiếp theo bạn có thể bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch trình dùng thuốc của bạn. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều bỏ lỡ
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Trừ khi bác sĩ yêu cầu bạn thay đổi chế độ dinh dưỡng, bạn có thể ăn uống bình thường.