Coryol 6.25mg Tablets - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Coryol 6.25mg Tablets

Tra cứu thông tin về thuốc Coryol 6.25mg Tablets trên Tủ thuốc 24h, bao gồm: công dụng, liều lượng, tác dụng phụ, tương tác thuốc...

Thông tin cơ bản thuốc Coryol 6.25mg Tablets

Số đăng ký

VN-6578-08

Nhà sản xuất

Công ty TNHH Thương mại Nam Đồng

Dạng bào chế

Viên nén

Quy cách đóng gói

Hộp 4 vỉ x 7 viên

Thành phần

Carvedilol

Dạng thuốc và hàm lượng

6,25mg

Điều kiện bảo quản

Do thuốc bị đổi màu khi tiếp xúc với ánh sáng, nên giữ thuốc trong hộp kín.

Tác dụng thuốc

Carvedilol là một hỗn hợp racemic có tác dụng chẹn không chọn lọc thụ thể beta-adrenergic nhưng có tác dụng chẹn chọn lọc thụ thể alfa1-adrenergic. 
Carvedilol có hai cơ chế tác dụng chính chống tăng huyết áp. Một cơ chế tác dụng là làm giãn mạch, chủ yếu do chẹn chọn lọc thụ thể alfa1, do đó làm giảm sức cản mạch máu ngoại biên. 
Carvediolol còn có tác dụng chẹn kênh calci nhẹ. Carvediolo không có tác dụng chủ vận beta, mà chỉ có tác dụng yếu ổn định màng.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Carvedilol 6,25, Carvedilol 12,5, Carvedilol 25: 
Ðiều trị suy tim ứ huyết có triệu chứng: Carvedilol được chỉ định trong điều trị suy tim ứ huyết có triệu chứng để hạ thấp tỷ lệ tử vong và số lần nhập viện do bệnh lý tim mạch, cải thiện cảm giác khỏe khoắn của bệnh nhân và làm chậm tiến triển của bệnh. Carvedilol có thể được kết hợp với điều trị tiêu chuẩn, và thuốc cũng có thể được sử dụng trên những bệnh nhân không dung nạp được thuốc ức chế men chuyển hay những bệnh nhân không thể điều trị với digitalis, hydralazine hay nitrate. 
Carvedilol 25: 
- Cao huyết áp nguyên phát: Carvedilol được chỉ định để điều trị cao huyết áp nguyên phát. Thuốc có thể sử dụng đơn độc hay phối hợp với các thuốc điều trị cao huyết áp khác, đặc biệt là với các thuốc lợi tiểu thuộc nhóm thiazide. 
- Ðiều trị cơn đau thắt ngực.

Chống chỉ định

  • Không được sử dụng carvedilol trong những trường hợp sau: suy tim không kiểm soát, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen, rối loạn chức năng gan có biểu hiện lâm sàng, block nhĩ thất độ 2-3, nhịp tim chậm trầm trọng, hội chứng suy nút xoang, choáng, nhạy cảm với thuốc. 
  • Không nên sử dụng carvedilol khi có thai, cho con bú vì hiện tại chưa đủ kinh nghiệm trong lãnh vực này.

Liều dùng và cách dùng

Cao huyết áp nguyên phát: 
Khuyến cáo sử dụng liều duy nhất mỗi ngày. 

  • Người lớn: Liều khuyến cáo bắt đầu điều trị là 12,5mg mỗi ngày một lần trong 2 ngày đầu. Sau đó, nên dùng 25mg mỗi ngày một lần. Nếu cần thiết, có thể tăng liều dần trong ít nhất 2 tuần đến liều tối đa 50mg mỗi ngày một lần hay chia nhiều lần. 
  • Người già: Liều khuyến cáo bắt đầu điều trị là 12,5mg mỗi ngày một lần. Liều này cho kiểm soát thỏa đáng ở một vài bệnh nhân. Nếu chưa có đáp ứng đầy đủ, có thể tăng dần liều từng nấc tối thiểu là trong 2 tuần cho đến liều tối đa được khuyến cáo. 

Ðiều trị cơn đau thắt ngực: 
Liều khuyến cáo bắt đầu điều trị là 12,5mg mỗi ngày 2 lần trong 2 ngày đầu. Sau đó, liều khuyến cáo là 25mg ngày 2 lần. Nếu cần thiết, có thể tăng liều dần trong ít nhất 2 tuần đến liều tối đa 100mg chia làm nhiều lần trong ngày (2 lần mỗi ngày). Liều khuyến cáo tối đa hàng ngày cho người già là 50mg chia làm nhiều lần trong ngày (2 lần mỗi ngày). 
Ðiều trị suy tim ứ huyết có triệu chứng: 
Cần kê liều cho từng trường hợp và phải được bác sĩ theo dõi chặt chẽ trong quá trình tăng liều. Ðối với bệnh nhân đang dùng digitalis, thuốc lợi tiểu, chất ức chế men chuyển, nên ổn định liều lượng các thuốc này trước khi bắt đầu điều trị với carvedilol. Liều khuyến cáo bắt đầu điều trị là 3,125mg ngày 2 lần trong 2 tuần. Nếu bệnh nhân dung nạp được với liều này, có thể tăng liều dần trong từng khoảng thời gian không dưới 2 tuần, đến liều 6,25mg ngày 2 lần, theo sau là 12,5mg ngày 2 lần và sau đó là 25mg ngày 2 lần. Nên tăng liều đến mức tối đa mà bệnh nhân có thể dung nạp được. Liều tối đa được khuyến cáo là 25mg ngày 2 lần cho bệnh nhân nhẹ hơn 85kg và 50mg mỗi ngày 2 lần cho bệnh nhân nặng hơn 85kg. 

Trước khi tăng liều, bác sĩ nên đánh giá bệnh nhân về các triệu chứng suy tim hay giãn mạch tăng nặng hơn. Suy tim hay bí tiểu nặng hơn tạm thời nên được điều trị bằng cách tăng liều thuốc lợi tiểu, mặc dù đôi khi có thể cần phải giảm liều carvedilol. Nếu đã ngưng carvedilol hơn 2 tuần, nên bắt đầu dùng lại với liều 3,125mg mỗi ngày 2 lần và tăng dần liều như trên. Các triệu chứng giãn mạch có thể được kiểm soát lúc đầu bằng cách giảm liều thuốc lợi tiểu. Nếu các triệu chứng vẫn kéo dài, có thể giảm liều thuốc ức chế men chuyển, và sau đó nếu cần thiết, giảm liều carvedilol. Trong trường hợp này, không nên tăng liều carvedilol cho đến khi đã ổn định được các triệu chứng suy tim hay giãn mạch trở nặng hơn. 
Chưa xác định độ an toàn và hiệu quả của của carvedilol trên bệnh nhân dưới 18 tuổi.

Thận trọng

  • Nên kiểm soát tình trạng suy tim với điều trị thích hợp trước khi khởi đầu điều trị với carvedilol. 
  • Cảnh báo các tác dụng có thể xảy ra: Cũng giống như các thuốc chống cao huyết áp khác, carvedilol làm giảm tỉnh táo (như khả năng lái xe hay vận hành máy móc của bệnh nhân). Hiện tượng này đặc biệt xảy ra khi bắt đầu hay thay đổi điều trị và khi uống rượu.

Tương tác với các thuốc khác

Như các thuốc ức chế beta khác, carvedilol có thể làm tăng tác dụng của những thuốc điều trị cao huyết áp hay có tác dụng ngoại ý là gây tụt huyết áp. Cũng giống như các thuốc ức chế beta khác, nên thận trọng khi sử dụng carvedilol với những thuốc chống loạn nhịp hay các thuốc đối kháng calci như verapamil hay diltiazem. Do đó, không nên tiêm tĩnh mạch các thuốc ức chế kênh calci và các thuốc chống loạn nhịp trong quá trình điều trị với carvedilol. Khi phải ngưng điều trị carvedilol cùng với clonidine, nên ngưng carvedilol trước vài ngày trước khi giảm dần dần liều clonidine. Có thể cần phải thận trọng khi dùng thuốc ở những bệnh nhân dùng các thuốc cảm ứng men oxidase như rifampicin, do nồng độ trong huyết thanh của carvedilol có thể giảm đi, hay các thuốc ức chế men oxidase như cimetidine, do nồng độ trong huyết thanh của carvedilol có thể gia tăng. Khi cùng sử dụng carvedilol và digoxin, nồng độ đáy ở trạng thái ổn định của digoxin có thể tăng khoảng 16% trên bệnh nhân cao huyết áp. Nên tăng cường kiểm soát nồng độ digoxin khi bắt đầu điều trị, điều chỉnh liều hay ngưng dùng carvedilol. Nên cẩn thận khi gây mê vì tác dụng hiệp đồng làm giảm co cơ tim giữa carvedilol và các thuốc gây mê. Carvedilol cũng có thể làm tăng tác dụng của insulin hay các thuốc hạ đường huyết đường uống. Triệu chứng hạ đường huyết có thể bị che lấp hay giảm bớt (đặc biệt là triệu chứng tim nhanh).

Tác dụng phụ

Ðôi khi có chóng mặt, nhức đầu và mệt mỏi, thường nhẹ và đặc biệt thường xảy ra vào lúc bắt đầu điều trị. Một vài trường hợp đặc biệt có trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, dị cảm. Thỉnh thoảng có nhịp tim chậm, hạ huyết áp tư thế và hiếm khi ngất-đặc biệt khi mới điều trị. Ðôi khi có những rối loạn tuần hoàn ngoại vi (lạnh tay chân). Hiếm khi có block nhĩ thất, tăng nặng các triệu chứng ở bệnh nhân bị khập khiễng cách hồi; trong một số trường hợp đặc biệt có sự tiến triển suy tim nặng hơn. Ðôi khi có hắt hơi, nghẹt mũi và trên bệnh nhân đã có bệnh sẵn, có thể gây cơn hen/khó thở. Thỉnh thoảng có rối loạn tiêu hóa (với những triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, và trong vài trường hợp lẻ tẻ, có thể táo bón và nôn mửa). Vài trường hợp có phản ứng da (ngoại ban do dị ứng, mề đay, ngứa và phản ứng giống lichen planus). Có thể xuất hiện các sang thương da vảy nến hay nặng thêm các sang thương đã bị sẵn. Một vài trường hợp đặc biệt có thay đổi trên transaminase huyết thanh, giảm tiểu cầu và giảm bạch cầu. Ðôi khi có các triệu chứng "dạng cúm" và đau các chi, giảm tiết nước mắt.

Quá liều và cách xử trí

Những triệu chứng ngộ độc carvedilol gồm rối loạn về tim, nhiễm độc hệ thần kinh trung ương, co thắt phế quản, hạ glucose huyết và tăng kali huyết. 
Triệu chứng về tim thường gặp nhất gồm hạ huyết áp, chậm nhịp tim. Block nhĩ thất, rối loạn dẫn truyền trong thất và choáng do tim có thể xảy ra khi quá liều nghiêm trọng, dặc biệt với những thuốc ức chế màng. Tác động tới thần kinh trung ương gồm co giật, hôn mê và ngừng hô hấp thường gặp với propranolol và với thuốc tan trong mỡ và ức chế màng khác.