Thông tin cơ bản thuốc Bidivon 8mg
Số đăng ký
VNA-1127-03
Dạng bào chế
Viên nén
Quy cách đóng gói
Hộp 3 vỉ x 10 viên nén
Thành phần
Bromhexine
Tác dụng thuốc Bidivon 8mg
Chỉ định/Chống chỉ định
Chỉ định
Bệnh đường hô hấp tăng tiết đàm & khó long đàm như viêm phế quản cấp & mãn, các dạng bệnh phổi tắc nghẽn mãn, viêm hô hấp mãn, bụi phổi, giãn phế quản.
Chống chỉ định
Quá mẫn với thành phần thuốc. Phụ nữ có thai (chống chỉ định tương đối).
Liều dùng và cách dùng
- Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: uống 8mg x 3 lần/ ngày.
- Trẻ em 6 - 12 tuổi: uống 4mg x 3 lần/ ngày.
- Trẻ em 2 - 6 tuổi: uống 4mg x 2 lần/ ngày.
Uống thuốc ngay sau khi ăn.
Thận trọng
Trong khi dùng Bromhexin cần tránh phối hợp với thuốc ho vì có nguy cơ ứ đọng đờm ở đường hô hấp.
Thận trọng cho người bệnh hen, vì Bromhexin có thể gây co thắt phế quản ở một số người dễ mẫn cảm.
Thận trọng với người suy gan, suy thận nặng.
Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân suy nhược, thể trạng yếu không có khả năng khạc đờm.
Bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày.
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.
Tương tác với các thuốc khác
Dùng phối hợp Bromhexin với kháng sinh làm tăng nồng độ kháng sinh vào mô phổi và phế quản nên được dùng phối hợp kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp.
Tránh kết hợp với các thuốc chống ho hoặc thuốc giảm tiết dịch phế quản kiểu atropin.
Tác dụng phụ
Đau dạ dày, buồn nôn, nôn và rối loạn tiêu hóa, khô miệng.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Dược động học/Dược lực
Dược động học
Bromhexin được hấp thu tốt qua hệ tiêu hóa. Thức ăn làm tăng sinh khả dụng của thuốc. Thuốc có độ gắn kết cao với protein huyết tương (khoảng 95 - 99%). Bromhexin chuyển hóa chủ yếu qua gan. Phần lớn Bromhexin được bài tiết qua thận dưới dạng các chất chuyển hóa.
Độ thanh lọc Bromhexin giảm có thể gặp trong trường hợp suy gan, suy thận.
Dược lực
Bromhexin hydroclorid là chất điều hòa và tiêu nhầy đường hô hấp. Do hoạt hóa sự tổng hợp sialomucin và phá vỡ các sợi mucopolysaccharid acid nên thuốc làm đàm lỏng hơn và ít quánh hơn. Thuốc làm long đàm dễ dàng hơn, nên làm đàm từ phế quản thoát ra ngoài có hiệu quả.