Thông tin cơ bản thuốc Avandia 8mg
Số đăng ký
VN-1328-06
Dạng bào chế
Viên nén bao phim
Quy cách đóng gói
2 vỉ x 14 viên
Dạng thuốc và hàm lượng
Dùng dạng rosiglitazon maleat. Viên nén bao phim chứa 2mg, 4mg và 8mg rosiglitazon base.
Điều kiện bảo quản
Rosiglitazon được bảo quản trong bao gói kín, để ở nhiệt độ bình thường (15 – 300C), tránh ẩm, tránh ánh nắng trực tiếp.
Tác dụng thuốc Avandia 8mg
Chỉ định/Chống chỉ định
Chỉ định
Ðơn trị liệu, phối hợp chế độ ăn kiêng trong điều trị đái tháo đường type II.
Chống chỉ định
Quá mẫn với thành phần thuốc. Suy tim hoặc tiền sử suy tim. Suy gan. Phụ nữ có thai & cho con bú. Ðái tháo đường type I hoặc đái tháo đường nhiễm ceton.
Liều dùng và cách dùng
Liều khởi đầu 4 mg/ngày, dùng 1 lần hoặc chia 2 lần. Nếu bệnh nhân không đáp ứng tốt sau 8 – 12 tuần, có thể tăng lên 8 mg/ngày.
Thận trọng
- Người bị suy gan: sự chuyển hóa rosiglitazon bị ảnh hưởng ở người bị suy gan nên dễ xảy ra ngộ độc, đặc biệt phải rất thận trọng đối với người bệnh viêm gan thể hoạt động, người có enzym gan tăng hơn 2 lần so với giới hạn trên của người bình thường.
- Người suy thận: dược động học của rosiglitazon ở người suy thận không khác nhiều so với người bình thường nên không cần phải điều chỉnh liều. Nhưng metfomin bị chống chỉ định cho người suy thận, do đó không được dùng phối hợp metfomin với rosiglitazon để điều trị cho người suy thận.
- Người bị phù hoặc suy tim: thuốc cũng gây ra phù nên làm nặng tình trạng suy tim. Do đó, cần thận trọng khi dùng cho người bị suy tim hoặc bị phù.
- Trẻ em: chưa xác định được tính an toàn và hiệu quả của rosiglitazon cho bệnh nhi. Vì vậy, không dùng rosiglitazon cho trẻ em dưới 18 tuổi.
- Người lái xe hoặc vận hành máy: rosiglitazon không gây buồn ngủ, không gây hạ glucose huyết nên ít ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy.
Cần chú ý đến tụt glucose huyết khi dùng phối hợp với các thuốc làm hạ glucose huyết khác. Lúc đó cần phải giảm liều thuốc phối hợp.
Tương tác với các thuốc khác
- Dùng phối hợp với insulin có thể xảy ra suy tim.
- Các thuốc cũng được chuyển hóa nhờ cytochrom P450 như nifedipin, các thuốc ngừa thai có estrogen: không có tương tác, vì các thuốc này được chuyển hóa chủ yếu bởi CYP 3A4, trong khi rosiglitazon lại bị chuyển hóa do CYP 2C8 và một phần do CYP 2C9.
- Glibenclamid: đang dùng glibenclamid liều 3,75 – 10mg/ngày, đã đạt được glucose huyết ổn định trong 24 giờ, nếu dùng thêm rosiglitazon liều 2mg/lần, ngày 2 lần trong 7 ngày liền vẫn không làm thay đổi nồng độ glucose huyết ở người bệnh đái tháo đường.
- Metfomin: không ảnh hưởng trên dược động học cơ bản của hai thuốc, khi dùng rosiglitazon (liều 2mg, ngày 2 lần), phối hợp metfomin (500mg, ngày 2 lần) trong 4 ngày ở người bình thường khỏe mạnh.
- Acarbose: dùng acarbose 100mg/lần, ngày 3 lần trong 7 ngày, không có ảnh hưởng trên dược động học lâm sàng của rosiglitazon ở người tình nguyện khỏe mạnh.
- Với digoxin, warfarin, ranitidin: Không làm thay đổi dược động học của rosiglitazon.
Tác dụng phụ
– Thiếu máu, tăng cholesterol máu, hạ đường huyết, nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, khó tiêu. ,– Ít gặp: tăng lipid máu, tăng triglycerid máu, tăng cân, mệt mỏi, đầy hơi, nôn, táo bón, rụng tóc. ,– Hiếm: tăng men gan, suy tim.
Dược động học/Dược lực
Dược động học
Rosiglitazon được hấp thu nhanh khi uống. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được khoảng 1 giờ sau khi uống. Sử dụng rosiglitazon cùng với thức ăn không ảnh hưởng đến lượng thuốc hấp thu, nhưng nồng độ đỉnh lại giảm khoảng 28% và kéo dài thời gian nồng độ thuốc đạt đỉnh (1,75 giờ). Những thay đổi này không có ý nghĩa trên lâm sàng. Vì vậy có thể uống rosiglitazon vào bữa ăn hoặc xa hơn bữa ăn. Sinh khả dụng của rosiglitazon là 99%, nửa đời huyết tương là 3 – 4 giờ. Rosiglitazon liên kết với protein huyết tương tới 99%, chủ yếu là với albumin, thể tích phân bố là 17,6 lít.
Rosiglitazon được chuyển hóa chủ yếu ở gan, nhờ isoenzym CYP2C8, còn isoenzym CYP2C9 chỉ tham gia chuyển hóa một phần. Con đường chuyển hóa chính là khử N-methyl và hydroxyl hóa, sau đó được liên hợp với acid fulfuric và acid glucuronic. Các chất chuyển hóa này có hoạt tính rất thấp so với bản thân rosiglitazon. Dù được uống hoặc tiêm tĩnh mạch, rosiglitazon và các chất chuyển hóa cũng được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu (64%) và qua phân (23%).
Các thông số dược động học của rosiglitazon ít thay đổi giữa người trẻ và người cao tuổi, cũng như giữa nam và nữ.
Dược lực
Rosiglitazon là một thuốc chữa đái tháo đường thuộc nhóm thiazolidindion có tác dụng cải thiện sự nhạy cảm của insulin với tế bào đích, do đó cải thiện được sự kiểm soát glucose huyết. Rosiglitazon là chất chủ vận mạnh và rất chọn lọc với thụ thể nhân PPAPy (thụ thể gamma được hoạt hóa bởi chất tăng sinh peroxisom). Ở người, thụ thể PPAPy được tìm thấy chủ yếu ở các mô đích của insulin như mô mỡ, cơ vân và gan. Sự hoạt hóa thụ thể PPAPy điều hóa sự sao chép các gen đáp ứng với insulin, các gen này có vai trò kiểm soát sự sản xuất, vận chuyển và sử dụng glucose và điều hòa chuyển hóa acid béo.
Rosiglitazon làm giảm glucose huyết cả lúc đói, cả sau khi ăn ở người bệnh bị đái tháo đường typ 2 (đái tháo đường không phụ thuộc insulin) do làm tăng sự nhạy cảm của các tế bào đích đối với insulin. Do đó, sự thu nạp và sử dụng glucose ở các mô ngoại vi (cơ xương, mô mỡ) được tăng cường, sự tân tạo glucose và sự sản sinh glucose ở gan bị ức chế. Rosiglitazon làm giảm sự kháng insulin, nên làm giảm nồng độ của glucose huyết, cả insulin huyết và HbA1c (hemoglobin glycosylat hóa).
Rosiglitazon có khuynh hướng làm giảm triglycerid và làm tăng LDL và HDL/HDL tăng tối đa trong 2 tháng đầu, sau đó giảm dần.
Khác với các sulfonylure, rosiglitazon không làm tăng tiết insulin từ tế bào beta của tủy, thuốc không có hiệu quả nếu không có insulin. Giống như các bigianid (thí dụ metfomin) và các chất ức chế alpha-glucosidase (acarbose), rosiglitazon không gây hạ glucose huyết ở người không bị đái tháo đường, thậm chí khi dùng liều khá cao. Vì vậy, gọi rosiglitazon là thuốc chống glucose huyết hay là thuốc chống đái tháo đường đúng hơn là thuốc hạ glucose huyết.
Quá liều và cách xử trí
Chưa có nhiều nghiên cứu về dùng quá liều rosiglitazon. Trong thử nghiệm lâm sàng ở người tình nguyện khỏe mạnh, rosiglitazon đã được cho uống đến liều 20mg mà thuốc vẫn dung nạp tốt. Nếu xảy ra quá liều, cần căn cứ vào các biểu hiện nhiễm độc trên lâm sàng để có biện pháp điều trị hỗ trợ thích hợp tùy tình trạng của bệnh nhân.