Hiện tượng rong kinh sau sinh là do đâu? Cách khắc phục là gì?
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Mẹ Bầu

Hiện tượng rong kinh sau sinh sẽ nguy hiểm nếu chị em không lưu ý

Phụ nữ bị rong kinh sau sinh sẽ trở nên nguy hiểm nếu kéo dài từ 8 -14 ngày, lượng máu ra nhiều và có màu sẫm. Vậy làm thế nào để khắc phục?

Hiện tượng rong kinh sau sinh, rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng không ít đến tâm lý và sức khoẻ của các bà mẹ. Cùng TuThuoc24h tìm hiểu đâu là nguyên nhân gây nên cũng như một số cách để cải thiện và hạn chế gặp phải tình trạng này.

Tại sao phụ nữ sau sinh lại bị rối loạn kinh nguyệt

Phụ nữ sau sinh cần khoảng 6 tuần để cơ thể họ trở lại tình trạng như trước khi mang thai. Các hormon nữ giới như progesteron, estrogen, gonadotropin màng đệm người (HCG) sẽ trở lại mức bình thường sau khoảng thời gian này. Bên cạnh đó, thời gian để người phụ nữ bắt đầu có kinh nguyệt trở lại sau sinh còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như cho con bú, lượng hormon và những tác động từ lối sống, thói quen sinh hoạt.

Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau sinh là bình thường
Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau sinh là bình thường

Hiện tượng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sau sinh là hoàn toàn bình thường, các mẹ gặp những dấu hiệu bất thường của kinh nguyệt nhưng không cần phải quá lo lắng.

Nguyên nhân sau sinh chu kỳ kinh nguyệt bất thường là do quá trình mang thai khiến cho cơ thể phụ nữ xảy ra nhiều thay đổi. Không chỉ thay đổi để cơ thể thích nghi với việc mang thai mà còn phải thay đổi để nuôi dưỡng thai nhi, sau sinh tuyến sữa phát triển để phục vụ việc cho con bú, những điều này thay đổi đều do hormone bên trong cơ thể người phụ nữ.

Thêm vào đó, nếu trước đây người mẹ từng bị mất cân bằng hormone thì nhiều khả năng gặp phải hiện tượng kinh nguyệt bất thường sau khi sinh. Sự mất cân bằng hormone thường xảy ra trong những tháng đầu sau sinh do cơ thể người mẹ vẫn chưa hồi phục hoàn toàn.

Chu kỳ kinh nguyệt có khi không đều và ra nhiều hơn bình thường trong 3 – 4 tháng.

Việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn có khả năng gây ức chế sự rụng trứng, đồng thời cũng tác động gây trì hoãn thời gian có kinh. Đối với những phụ nữ cho con bú hoàn toàn có thể kinh nguyệt sẽ trở lại sau 6 tháng hoặc thậm chí là muộn hơn. Những phụ nữ không cho con bú có thể kinh trở lại sau khoảng 6 tuần.

Cho con bú là một nguyên nhân gây chậm kinh sau sinh
Cho con bú là một nguyên nhân gây chậm kinh sau sinh

Bên cạnh đó, áp lực của việc chăm sóc con nhỏ trong khi cơ thể của người mẹ chưa thực sự hồi phục hoàn toàn khiến nhiều người gặp phải tình trạng stress liên tục, có thể cáu giận, buồn chán gây rối loạn hormone nội tiết, tác động sức khỏe sinh sản, gây rối loạn kinh nguyệt.

Dấu hiệu nhận biết rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Chu kỳ kinh nguyệt khác thường

Dấu hiệu rõ nhất đó là số ngày của chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, bình thường là 28 đến 32 ngày. Thời gian hành kinh xuất hiện là từ 3 đến 7 ngày tùy vào cơ địa từng người. Do đó, những người có chu kỳ ít hơn 28 hoặc nhiều hơn 32 ngày, thời gian hành kinh ít hơn 3 ngày hoặc nhiều hơn 7 ngày là dấu hiệu cho thấy đã bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau sinh.

Máu kinh bị vón cục hay có màu đen khác thường

Hiện tượng máu kinh bị vón cục màu đen cùng với việc kinh nguyệt xuất hiện muộn, tháng có tháng không cũng có thể nghi ngờ bị rối loạn kinh nguyệt.

Sau khi sinh mất kinh quá lâu

Đối tượng là phụ nữ sinh mổ thì sau thời gian từ 2 – 3 tháng sẽ có kinh trở lại, đối với sinh thường thì lâu hơn là 6 tháng – 1 năm. Nếu như sau sinh 1 hoặc 2 năm vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại thì chắc chắn người mẹ đã bị rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh.

Đau bụng dữ dội

Đau bụng ở trước và trong ngày đầu tiên là dấu hiệu thường thấy ở phụ nữ khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Vì thế, mẹ nào cảm thấy đau vật vã, dữ dội, quằn quại bất thường, không thể làm gì thì đó chính là dấu hiệu của rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh.

Đau bụng với tần suất cao sẽ có khả năng là dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt
Đau bụng với tần suất cao sẽ có khả năng là dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt

Đau đầu vú

Đau đầu vú hoặc căng tức đầu vú là dấu hiệu của rối loạn nội tiết, điều đó đồng nghĩa với việc rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Đây là biểu hiện phổ biến của nữ giới khi bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt chứ không riêng chỉ phụ nữ sau khi sinh.

Rong kinh sau sinh diễn biến như thế nào?

Rong kinh sau sinh là hiện tượng chảy máu quá nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc thời gian hành kinh kéo dài bất thường (trên 7 ngày).

Thường thấy hiện tượng rong kinh sau sinh là xảy ra thường gặp ở nhiều mẹ mới sinh con từ 6 tháng trở đi, khi chu kỳ kinh nguyệt đang bắt đầu quay trở lại thì có thể gặp phải. Khi bị rong kinh sau sinh, người mẹ sẽ bị ảnh hưởng nhiều đến tâm lý cũng như sức khoẻ.

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh khi nào là bình thường, bất thường, có nguy hiểm không?

Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở bà mẹ sau sinh và cho con bú là hiện tượng sinh lý cơ thể bình thường. Tuy nhiên, nếu chúng đi kèm với những dấu hiệu bất thường dưới đây thì bạn nhanh chóng đi khám ngay lập tức:

  • Thời gian hành kinh kéo dài từ 8-14 ngày, lượng máu ra nhiều, hình thành những cục máu đông, có màu sẫm... Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo khả năng bị tổn thương thành nội mạc tử cung, viêm nhiễm cơ quan sinh sản;
  • Máu kinh nguyệt ra lốm đốm giữa các thời kỳ, âm đạo có mùi hôi khó chịu có khả năng người mẹ đang mắc một số bệnh phụ khoa nguy hiểm;
  • Vùng kín, âm đạo bị ngứa ngáy khó chịu, đau rát khi quan hệ tình dục;

Sau khi sinh con được 2 năm mà các mẹ vẫn gặp phải tình trạng này thì nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế để khám và điều trị vì đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý trong cơ thể của nữ giới.

Trong trường hợp không gặp phải những dấu hiệu trên thì hoàn toàn có thể yên tâm, không cần phải quá lo lắng. Vì đó chỉ là sự biến đổi nội tiết tố trong cơ thể của các mẹ sau sinh và cho con bú.

Cách chữa rối loạn kinh nguyệt sau sinh

  • Xây dựng lối sống lành mạnh là cách cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh khá hiệu quả;
  • Xâu dựng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và làm việc một cách hợp lý và khoa học;
  • Rèn luyện đều đặn thể dục thể thao, đặc biệt là các bài tập yoga nhẹ nhàng để giúp tinh thần thoải mái, hỗ trợ giảm cân sau sinh;
  • Tránh để bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng, stress, ...;
  • Giữ cho tâm lý được thoải mái, vui vẻ, trò chuyện với con và người thân trong gia đình nhiều hơn để giúp người mẹ sau sinh phòng chống bệnh trầm cảm;
  • Không nên sử dụng thuốc tránh thai vì có nhiều tác dụng phụ có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt của người mẹ sau khi sinh;
  • Hạn chế sử dụng các loại chất kích thích ảnh hưởng đến hormone trong cơ thể như: rượu, bia, thuốc lá, ...;
  • Bổ sung nội tiết tố estrogen trực tiếp sẽ hỗ trợ điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh nhanh hơn. Việc bổ sung nội tiết tố cho cơ thể phải đúng cách, đúng liều lượng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Như thế những thông tin cơ bản trên đây đã phần nào giải đáp các thắc mắc của phái nữ liên quan đến hiện tượng rong kinh sau sinh và rối loạn chu kỳ kinh nghiệp sau sinh. Nếu gặp phải những dấu hiệu bất thường trong giai đoạn sau sinh liên quan đến kinh nguyệt, các mẹ nên nhanh chóng thăm khám để có hướng giải quyết tối nhất.

TuThuoc24h