Rối loạn tiền đình là một căn bệnh vô cùng phổ biến và mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải, đặc biệt là những người làm việc nhiều và thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu. Khi bị rối loạn tiền đình, người bệnh thường chọn cách đến bác sĩ thăm khám và điều trị bằng các loại thuốc hoặc các phương pháp mà bác sĩ chỉ định nhưng ít ai biết được rằng rối loạn tiền đình cũng có thể được điều trị bằng cách luyện tập các bài tập yoga. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về phương pháp điều trị rối loạn tiền đình bằng phương pháp luyện tập yoga.
Yoga có chữa được rối loạn tiền đình hay không?
Hội chứng rối loạn tiền đình rất hay tái phát, nếu để lâu ngày bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm làm thay đổi vóc dáng, tư thế đi đứng cũng như cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Do đó, việc điều trị dứt điểm rối loạn tiền đình là việc làm hết sức cần thiết đối với người mắc bệnh.
Có rất nhiều người đã chữa khỏi được căn bệnh rối loạn tiền đình nhờ kiên trì uống thuốc kết hợp với vệc luyện tập yoga thường xuyên và hợp lí. Việc tập luyện yoga chính là kết hợp sự vận động của các khớp, dây chằng, dây thần kinh cũng như điều hòa hơi thở, giúp cho các tế bào cũng như các dây thần kinh bên trong cơ thể được hồi phục dần. Ngoài ra, yoga còn giúp cho các tế bào cũ đã chết đi được thay thế bằng các tế bào mới. Chính vì vậy mà yoga đem lại hiệu quả rất cao trong việc điều trị rối loạn tiền đình.
Những đặc trưng của các bài tập yoga điều trị rối loạn tiền đình
Việc tập yoga đồng nghĩa với việc thực hiện những bài tâp thiếu hụt về mặt vận động vì trong yoga không có chạy, nhảy, bơi lội hay đấu đá… mà chủ yếu các bài tập yoga tác động vào bên trong con người,
Thế nhưng việc này không có nghĩa sẽ làm mất đi hiệu quả trong việc điều trị rối loạn tiền đình mà ngược lại với những bài tập nhẹ nhàng, dẻo dai như vậy sẽ giúp người tập khỏe cả về mặt tinh thần cũng như thể chất.
Tập yoga đòi hỏi việc người tập phải tập trung cao độ cả về thể chất lẫn tinh thần nên có thể giúp người tập ổn định được cả hai mặt trên.
Người tập yoga không chỉ phải chú trọng vào việc tập chính xác các động tác hay cho rằng rằng thực hiện được các động tác khó là tốt mà còn phải chú ý đến việc điều hòa hơi thể trong việc tập luyện.
Việc thực hiện đúng các động tác là cần thiết nhưng không phải là trọng tâm. Việc người bệnh học được cách điều hòa hơi thở trong khi tập yoga cũng góp phần làm tăng hiệu quả trong quá trình điều trị chứng rối loạn tiền đình.
Các bài tập yoga đem lại hiệu quả trong việc chữa rối loạn tiền đình
Khi mắc phải hội chứng rối loạn tiền đình, người bênh sẽ có cảm giác mệt mỏi, năng suất làm việc giảm nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các bài tập yoga dưới đây sẽ giúp người bệnh cải thiện hiệu quả và an toàn hội chứng này:
Hít thở luân phiên:
(hình ảnh)
Tác dụng: Bài tập này sẽ tạo được sự cân bằng và hài hòa trong cơ thể, củng cố hệ thần kinh cũng như đồng bộ hóa các hoạt động của cơ thể theo một nhịp điệu nhất định.
Bước 1: Ngồi trên sàn tập với 2 chân bắt chéo lại với nhau, sau đó nhắm mắt lại
Bước 2: Tay trái đặt lên đầu gối. Dùng ngón cái của tay phải nhẹ nhàng bịt lỗ mũi phải rồi hít sâu vào thông qua lỗ mũi trái.
Bước 3: Dùng ngón tay áp út của bàn tay phải, bịt lỗ mũi trái. Mở lỗ mũi bên phải và thở mạnh ra rồi hít sâu vào thông qua lỗ mũi trái.
Bước 4: Bịt lỗ mũi phải, mở lỗ mũi trái và thở ra để hoàn thành 1 chu kỳ. Cứ như thế bạn lặp lại 10 vòng như vậy.
Tư thế cái cày:
Tác dụng: Tư thế này giúp cải thiện các chức năng hệ tuần hoàn, tăng cường máu về não và làm thuyên giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mắt, đồng thời tăng cường trí não và giúp thăng bằng nội tâm.
Bước 1: Nằm ngửa trên sàn tập và duỗi chân thẳng đứng vuông góc với sàn nhà, hai tay để dọc theo thân người và úp lòng bàn tay xuống.
Bước 2: Sau đó dùng hai tay từ từ nâng hông và chân lên, vòng qua đầu đến khi mũi chân chạm sàn.
Bước 3: Để hai bàn tay đan lại với nhau, giữ nguyên tư thế này trong 20 giây và hít thở sâu. Với bài tập này, bạn cần lặp lại 5 lần.
Tư thế ngồi xổm:
Tác dụng: Bài tập này giúp tăng cường lưu thông máu đi khắp cơ thể và đồng thời cải thiện được sự thăng bằng của người bệnh.
Bước 1: Đứng thẳng, 2 chân mở rộng hơn vai còn 2 tay chắp vào nhau đặt trước ngực.
Bước 2: Tiếp đến dồn trọng lượng cơ thể vào gót chân. Gập đầu gối và từ từ ngồi xổm xuống đến mức thấp nhất có thể. Ấn khuỷu tay vào 2 bên trong đầu gối để mở rộng hông.
Bước 3: Giữ nguyên tư thế này trong 20 giây rồi đứng thẳng dậy để trở về tư thế ban đầu. Lặp lại 5 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tư thế xác chết:
Tác dụng: Giúp người bệnh giải tỏa lo lắng hiệu quả
Bước 1: Nằm ngửa trên sàn tập, rồi nhắm mắt lại
Bước 2: Để 2 chân và 2 tay duỗi thẳng, thoải mái. Lòng bàn tay hướng lên trên, còn bàn chân xoay ra ngoài. Duy trì trạng thái này trong 15 phút rồi từ từ mở mắt ra.
Tư thế trái núi:
Tác dụng: Bài tập này giúp thư giãn cơ đầu, vai, cổ và thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể
Bước 1: Đứng thẳng toàn thân, hai chân dang rộng bằng vai. Hít thở sâu hóp bụng dưới lại
Bước 2: Nâng cao lồng ngực đồng thời rướn dài các đốt sống lên cao, 2 tay vươn lên qua khỏi đầu kẹp sát mang tai. Chấp lại khuỷu tay thẳng thả lỏng.
Bước 3: Giữ tư thế này trong 1 – 3 phút và hít thở đều.
Tư thế đứng gập người về phía trước:
Tác dụng: Giúp máu có thể lưu thông đến bộ phận tiền đình nhiều hơn
Bước 1: Đứng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai, 2 tay thả lỏng xuôi thân. Hít vào, nâng 2 tay qua khỏi đầu kéo duỗi các đốt sống lên cao. Thở ra, hóp bụng vươn dài
Bước 2: Gập người về phía trước, cúi người xuống hai tay chạm sàn hoặc ôm lấy cổ chân đều được. Thả lỏng đỉnh đầu, cổ và vai gáy.
Bước 3: Giữ tư thế trên từ 1 – 3 phút và hít thở sâu.
Lưu ý: Trong lúc thực hiện tư thế này, nếu người tập thấy choáng nhẹ thì nên đặt tay lên gối và nâng người dậy từ từ, tránh việc nâng người lên đột ngột.
Tư thế cây cầu:
Tác dụng: Tư thế này giúp thúc đẩy lưu thông khí huyết, thư giãn và giảm các triệu chứng mất thăng bằng do rối loạn tiền đình gây ra.
Bước 1: Nằm ngửa, đầu gối gập cong, lòng bàn chân đặt trên sàn. Ngón chân quay thẳng vào hướng trước mặt
Bước 2: Đặt thẳng cánh tay dọc theo hai bên thân, lòng bàn tay úp xuống. Hít vào nhẹ nhàng, đẩy hông lên cao
Bước 3: Phần thân trước dần dần căng ra theo từng nhịp thở.Giữ nguyên tư thế trong 5 – 10 phút.
Tư thế con cá:
Tác dụng: Bài tập này sẽ giúp người tập tăng cường chức năng hô hấp. Hệ hô hấp hoạt động tốt thì máu và oxi mới có thể được đưa lên não và đi khắp cơ thể nhanh hơn
Bước 1: Để cơ thể nằm ngửa trên thảm, hai chân khép sát, hai tay buông dọc theo người, lòng bàn tay để úp xuống.
Bước 2: Nghiêng người sang bên phải và để tay trái lót dưới lưng, sau đó nghiêng người sang bên trái và lót tay phải dưới lưng
Bước 3: Cùi chỏ tay để thẳng và dấu sâu cùi chỏ tay dưới sàn, chuyển hết sức nặng vào cùi chỏ
Bước 4: Hít bẩy ngực, nâng đầu vai lên khỏi sàn, thở ra từ từ hạ nhẹ nhàng đầu xuống và thư giãn.
Tư thế co gối chạm trán:
Tác dụng: Bài tập này giúp thư giãn cơ đầu, vai, cổ và thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể
Bước 1: Nằm ngửa trên sàn, hít vào và co gối nâng 2 chân lên. Thở ra, hai tay ôm gối và ép vào bụng.
Bước 2: Gối và ngón chân chụm sát nhau, nâng cổ, nâng đầu lên và đặt cằm giữa hai gối
Bước 3: Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 30 giây, hít thở thật sâu.
Những lưu ý trong quá trình điều trị rối loạn tiền đình bằng các bài tập yoga:
Việc điều trị rối loạn tiền đình bằng các bài tập yoga đòi hỏi người tập phải kiên trì và nhẫn nại. Nếu người thực hiện các bài tập không thường xuyên hoặc thực hiện một cách hời hợt, lười biếng không những không đem lại hiệu quả mà nhiều khi còn phản tác dụng trong quá trình điều trị
Người tập yoga cần phải có tinh thần tự nguyện và ý chí quyết tâm cao
Phải tập luyện đúng phương pháp kĩ thuật và đi từ dễ đến khó. Đối với những người không có kinh nghiệm hoặc mới luyện tập lần đầu nên có người hướng dẫn một cách cụ thể và tỉ mỉ. Việc thực hiện các động tác không chuẩn xác hoặc tập luyên sai cách có thể dẫn đến những tai biến không đáng có cho người bệnh.
Tập yoga phải đi kèm với chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý: Đối với những người mắc chứng rối loạn tiền đình, việc xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học và hợp lý là vô cùng cần thiết và quan trong vì nó sẽ quyết định việc điều trị có hiệu quả hay không. Dưới đây là chế độ sinh hoạt mà bạn có thể áp dụng:
+ Tập thể dụng mỗi ngày
+ Không nên đứng lên ngồi xuống lên tục hoặc đột ngột
+ Khi nằm ngủ, người bệnh chỉ nên để gối cao vừa phải để máu có thể tuần hoàn tốt hơn, tránh việc để gối quá cao gây khó khăn cho việc tuần hoàn máu.
+ Tránh làm việc trong một khoảng thời gian dài
+ Hạn chế lái xe, trèo cao
+ Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và uống đủ nước: Việc gia tăng các loại thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn như các loại lá có màu xanh đậm, chuối, bơ, cá, thịt gia cầm, trứng…. cùng với việc uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ là giải pháp kiểm soát bệnh rối loạn tiền đình vô cùng hiệu quả mà ai cũng có thể áp dụng
+ Tránh để tâm trạng rơi vào trạng thái căng thẳng: Việc thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng và lo âu quá mức cũng là một trong những nguyên nhân gây nên rối loạn tiền đình và làm gia tăng thêm các triệu chứng bệnh. Vậy nên việc điều chỉnh lối sống bằng cách dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và ngủ đủ giấc để giảm căng thẳng cũng là một trong những cách giúp cải thiện được tình trạng rối loạn tiền đình hiệu quả.
Yoga là phương pháp được sử dụng từ lâu đời. Nó không chỉ giúp điều trị được triệt để hội chứng rối loạn tiền đình mà còn đem lại những lợi ích to lớn khác cho cơ thể. Nếu không may mắc phải hội chứng rối loạn tiền đình, người bệnh nên thử áp dụng phương pháp điều trị bằng yoga cùng với việc xây dựng cho mình một lối sống khỏe mạnh để có thể đem lại hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị.
TuThuoc24h.net