Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa viêm mũi dị ứng
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là bệnh tai mũi họng thường gặp nhất hiện nay khi thời tiết thay đổi gây phiền toái đến cuộc sống

Viêm mũi dị ứng là một căn bệnh vô cùng phổ biến và có thể tái phát bất cứ lúc nào khi gặp các nhân tố gây ra bệnh. Tìm hiểu tất tần tật từ triệu chứng, nguyên nhân, cách chữa trị qua bài viết này nhé!

1. Bệnh viêm mũi dị ứng là gì?

Bệnh viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm niêm mạc mũi do tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên (chất/vật gây dị ứng) đường hô hấp gây nên các triệu chứng đặc trưng như là: ngạt mũi, ngứa mũi, hắt hơi và chảy nước mũi. Đây là bệnh lành tính, nhưng lại gây nhiều bất tiện cho người bệnh, thậm chí ảnh hưởng trầm trọng tới chất lượng cuộc sống.

2. Triệu chứng viêm mũi dị ứng

 Viêm mũi dị ứng là bệnh phổ biến hiện nay, những ảnh hưởng từ môi trường sống thời hiện đại và nhiều yếu tố khác khiến cho bệnh dễ dàng xuất hiện và thường xuyên tái phát. Bệnh nhân cần chú ý nếu gặp những triệu chứng sau có thể bệnh nhân đã mắc viêm mũi dị ứng:

  • Ngứa mũi, ngứa mắt, ngứa vùng tai ngoài.
  • Hắt hơi liên tục và đột ngột, người bệnh hắt hơi thường xuyên, đôi khi hắt hơi thành tràng dài.
  • Chảy nước mũi và nghẹt mũi khiến bệnh nhân phải thở bằng miệng. Lượng chất nhầy và dịch tiết quá nhiều gây ra triệu chứng nghẹt mũi, ảnh hưởng đến khả năng ngửi và phân biệt mùi của người bệnh.
  • Vùng vòm hầu họng có cảm giác ngứa.
  • Đau đầu, nhức đầu, sưng vùng mí mắt,…
  • Những cơn hắt hơi chảy nước mũi xuất hiện nhiều hơn vào lúc sáng sớm vừa ngủ dậy, đến tối lại dịu đi.

3. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng là gì?

nguyên nhân viêm mũi dị ứng
Nguyên nhân viêm mũi dị ứng

Yếu tố di truyền

Viêm mũi dị ứng cũng như các bệnh hen phế quản, chàm sơ sinh, viêm xoang... đều có tình di truyền. Trường hợp cả bố và mẹ đề bị viêm mũi dị ứng, khả năng con cái bị bệnh sẽ cao hơn. Xử lý viêm mũi dị ứng do nguyên nhân này thường khó và phức tạp hơn các trường hợp khác.

Do cơ địa của bệnh nhân

  • Thông thường hệ miễn dịch của cơ thể có vai trò chống lại các chất có hại và các tác nhân gây bệnh nhưng ở những người viêm mũi dị ứng, hệ thống miễn dịch này lại phản ứng quá mức đối với các tác nhân hầu như vô hại với người khác như phấn hoa, lông thú, nước hoa... Người có cơ địa mẫn cảm thường dẽ bị dị ứng, gây ra các phản ứng viêm và kích ứng ở lớp niêm mạc mũi, các xoang, mắt..
  • Trước cùng một hiện tượng, sự việc, người quá mẫn cảm thường có phản ứng mạnh hơn những người khác.
  • Bên cạnh đó, nhiều trường hợp bệnh nhân viêm mũi dị ứng có cơ địa dễ dị ứng với các loại thực phẩm như trứng, sữa, tôm, cua, sứa và các thực phẩm khác.

Yếu tố môi trường

  • Trong môi trường sống của chúng ta có rất nhiều tác nhân gây dị ứng. Nhiều người tiếp xúc thường xuyên với bụi nhà, lông thú, phấn hoa, nấm mốc… hoặc những thay đổi nhiệt độ, độ ẩm cũng có thể khiến các tế bào trong khoang mũi bị sưng, viêm gây dị ứng.
  • Những người làm việc lâu dài trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất, phấn bảng, bụi gỗ, bụi bột, sơn, cao su, xi măng … có tỉ lệ mắc viêm mũi dị ứng cao.

Viêm mũi dị ứng do thuốc

Các loại kháng sinh, các thuốc trong y học như thuốc gây tê, gây mê... cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm mũi dị tứng do thuốc.

Các yếu tố khác

Ngoài ra những nguyên nhân chính nêu trên, viêm mũi di ứng còn có thể được gây ra bởi các nhân tố khác như độc tố của vi khuẩn, nấm do nhiễm trùng mãn tính do viêm xoang hay nhiễm trùng ở Amidan, răng, lợi, khoang miệng...

4. Cách chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất

Khi nhận thấy các triệu chứng và nghi ngờ mắc bệnh viêm mũi dị ứng, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được chẩn đoán và chữa trị sớm. Điều trị viêm mũi dị ứng cần tiến hành sớm, tránh để bệnh tiến triển thành mãn tính dẫn đến viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn. Bên cạnh đó, không nên tự chẩn đoán bệnh cũng như tự mua thuốc để điều trị.

Ngoài ra điều trị viêm mũi dị ứng theo dân gian là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn để khắc phục bệnh tại nhà.

Trị viêm mũi dị ứng bằng bạc hà

Bạc hà trị viêm mũi dị ứng
Bạc hà trị viêm mũi dị ứng

Các hoạt chất menthol và menthyl acetat được tìm thấy trong lá bạc hà nổi tiếng với tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau. Đồng thời, chúng còn giúp làm thông xoang mũi, xoa dịu căng thẳng thần kinh.

  • Cách 1: Đem lá bạc hà tươi hãm với nước sôi tương tự như pha trà. Sau đó vớt bỏ bã, quậy thêm 2 thìa mật ong vào uống.
  • Cách 2: Xông mũi bằng nước nấu từ lá bạc hà mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 10 – 15 phút cũng giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng bệnh.
  • Cách 3: Nếu không có lá bạc hà tươi, bạn có thể dùng tinh dầu chiết xuất từ lá bạc hà được bán sẵn ngoài tiệm thuốc. Đưa tinh dầu lại gần mũi rồi hít thở sâu hoặc thoa dầu bạc hà vào hai bên cánh mũi là những cách đơn giản giúp giảm nhanh tình trạng nghẹt mũi.

Dùng lá tía tô - cách trị viêm mũi dị ứng theo dân gian hiệu quả

Một nghiên cứu được thực hiện tại Nhật cho thấy thành phần Acid Rosmarinic được chiết từ lá tía tô có tác dụng ức chế phản ứng dị ứng, hiệu quả không thua kém thuốc tân dược. Thảo dược này sẽ giúp bạn đẩy lùi bệnh viêm mũi dị ứng một cách an toàn.
Cách dùng: Lá kinh giới đem phơi hoặc sấy khô. Mỗi lần sử dụng lấy 1 muỗng đem sắc với 300ml nước trong 15 phút. Gạn uống làm 2 – 3 lần trong ngày. Có thể pha thêm chút nước cốt chanh và mật ong vào cho dễ uống. Một liệu trình dùng thuốc trong 1 tháng liên tục.

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng lá ngải cứu

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng lá ngải cứu
Điều trị viêm mũi dị ứng bằng lá ngải cứu

Ngải cứu là vị thuốc chữa bệnh không còn xa lạ với mọi người. Nhờ có đặc tính giảm đau, kháng viêm, chống dị ứng, ngải cứu được đông y sử dụng làm thuốc chữa đau nhức xương khớp, viêm khớp, nhiễm trùng da, viêm xoang và cả bệnh viêm mũi dị ứng.

Lá ngải cứu có nhiều tác dụng trị bệnh, trong đó có viêm mũi dị ứng

  • Cách 1: Dùng thân và lá ngải cứu tươi nấu với 2 lít nước, đun sôi kỹ. Dùng ngâm chân mỗi ngày 1 lần vào buổi tối sẽ giúp ngủ ngon, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu ở khu vực mũi, giảm nghẹt mũi.
  • Cách 2: Nấu nước ngải cứu xông mũi sẽ giúp làm loãng dịch nhầy, làm mũi thông thoáng và dễ thở hơn.

Ngoài ra, bệnh nhân cần thực hiện cách ly dị nguyên để quá trình chữa trị viêm mũi dị ứng đạt hiệu quả cao nhất:

  • Không nên nuôi chó, mèo trong nhà vì rất có thể lông thú vật là tác nhân gây dị ứng. Nếu không thể không nuôi thì nên hạn chế tiếp xúc đến chúng ở mức tối đa.
  • Định kỳ thay giặt chăn, ga, gối, nệm, kể cả vải bọc ghế, bọc nệm, nhằm hạn chế sự tồn tại và tạo điều kiện sinh trưởng cho một số ký sinh trùng.
  • Vệ sinh nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ, tránh để xảy ra ẩm ướt, không cho nấm mốc phát triển.
  • Vệ sinh răng miệng hàng ngày ít nhất 2 lần, nhất là đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, nếu có thể, nên vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn.
  • Cai thuốc lá, thuốc lào
  • Không nên ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc đã xác định là từng gây dị ứng cho bản thân (ví dụ như hải sản).
  • Hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn (bụi trong nhà và bụi ngoài đường): Đeo khẩu trang khi quét dọn nhà cửa và lúc ra đường.
  • Đặc biệt, thời tiết lúc giao mùa hay thay đổi thất thường từ nóng sang lạnh, dễ khiến cho cơ thể bị ốm. Những người có cơ địa dị ứng, thường hay bị bệnh cần chủ động giữ ấm cơ thể: mặc ấm, quàng khăn cổ, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và tránh tắm quá khuya

5. Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không?

Viêm mũi dị ứng có chữa được không?
Viêm mũi dị ứng có chữa được không?

Đây là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Thực tế, y học hiện đại chưa có cách nào điều trị dứt điểm được viêm mũi dị ứng. Có thể nói, tất cả các loại thuốc Tây hiện nay chỉ nhằm mục đích điều trị triệu chứng tại chỗ.

Viêm mũi là phản ứng quá mẫn với các dị nguyên mà chúng ta thì không thể loại bỏ được các yếu tố này. Hiện nay các nhà khoa học đang thử nghiệm các cuộc nghiên cứu đưa dị nguyên vào trong cơ thể với liều lượng từ nhỏ đến lớn, để cơ thể tự dần thích ứng mà không gây ra phản ứng viêm mũi nữa.

Nhưng đó chỉ là chuyện của tương lai, hiện nay vẫn chưa có liệu pháp nào trị khỏi dứt điểm. Thế nhưng người bệnh cũng đừng quá lo lắng; nếu biết cách lựa chọn phương pháp phù hợp, viêm mũi dị ứng có thể giảm tới 80-85%. Đó cũng là một thành công rất lớn rồi. Kết hợp với việc tự bảo vệ bản thân cũng sẽ giúp bạn vượt qua căn bệnh này dễ dàng. Hi vọng những thông tin này hữu ích với các bạn. Chúc các bạn khỏe mạnh.

Tuthuoc24h