Bảo vệ cổ tay để tránh chấn thương khi tập yoga
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Thuốc Từ Tâm Yoga - Thiền

Bảo vệ cổ tay để tránh chấn thương khi tập yoga

Có đến 25% trong số học viên yoga thú nhận rằng họ bị đau cổ tay khi tập vinyasa, vì cổ tay bao gồm rất nhiều phần dịch chuyển trong đó. Với cấu trúc phức tạp và nhiều khớp nối ở cổ tay, vì thế dễ gặp phải các vấn đề dây chằng, trật khớp trong những tư thế chịu áp lực ổ cổ tay dễ dẫn đến chấn thương.

Có đến 25% trong số học viên yoga thú nhận rằng họ bị đau cổ tay khi tập vinyasa, vì cổ tay bao gồm rất nhiều phần dịch chuyển trong đó. Với cấu trúc phức tạp và nhiều khớp nối ở cổ tay, vì thế dễ gặp phải các vấn đề dây chằng, trật khớp trong những tư thế chịu áp lực ổ cổ tay dễ dẫn đến chấn thương.

Vậy làm sao để không gây ra chấn thương cho cổ tay?

1. Khởi động

Dù bạn là người tập yoga bao lâu thì việc khởi động là bước đầu tiên không thể thiếu, nó có tác dụng giúp cơ thể quen dần với các động tác, bôi trơn các khớp. Bài tập chào mặt trời là một bài tập rất tốt, làm thức dậy các khớp xương.

2. Lắng nghe cơ thể

Mỗi người sẽ có một mức độ khác nhau khi làm bạn với yoga về thể chất, thời gian giới hạn chịu đựng, chấn thương gặp phải. Ta phải tập và từ từ nâng lên, không nên thấy người A tập 2 giờ ta cũng cố gắng tập 2 giờ, hoặc là họ làm động tác khó, ta cũng cố gắng làm dù sức không đủ. Chịu khó học tập là tốt nhưng bắt cơ thể làm những động quá sức gây đau thì nó sẽ phản tác dụng. Tư thế chó úp mặt rất tốt cho khởi động cổ tay.

3. Đừng ngại điều chỉnh

Khi có động tác mà xòe bàn tay bạn thấy cổ tay hơi đau thì có thể đổi thành nắm lại thành nắm đấm để bảo vệ cổ tay tốt hơn. Hoặc các động tác dồn trọng lượng lên bàn tay thì xòe bàn tay để phân bố đều trọng lượng cơ thể. Với những động tác dồn trọng lượng cơ thể lên 2 tay thì nên đúng kỹ thuật là khủy tay thẳng hàng với cổ tay, như vậy mới tránh chấn thương ở tay, trong trường hợp chống tay nâng người lên thì nên dùng cơ bụng thay vì dùng lực cổ tay và cánh tay.

Và nên dừng động tác ngay khi thấy đau ở cổ tay trước khi nó chịu không nổi dễ gây chấn thương.

4. Điều chỉnh

Tìm cách điều chỉnh các động tác cho phù hợp với cơ thể, có thể điều chỉnh động tác như là xoay bàn tay ra ngoài, cách này giúp giảm đau cổ tay hoặc đặt gạch dưới bàn tay để giảm căng cổ tay. Một cách khác nữa là nắm tay lại thành nấm đấm để cố tay được thẳng.

5. Học đúng định tuyến tư thế thăng bằng bằng tay

Tư thế thăng bằng bằng tay thì cổ tay giữ vai trò rất quan trọng, tránh làm tổn thương và giúp nó ngày càng khỏe mạnh.

Định tuyến đúng nhất là hai ngón cái song song với nhau hướng về phía trước, cổ tay hướng ra ngoài thẳng hàng với vai. Ép cả bàn tay, các đầu ngón tay bám chặt xuống sàn. Khi đó lòng bàn tay hơi cong để lực phân bố vào các đầu ngón tay. Để bảo vệ cổ tay không bị chấn thương.

Hãy tập luyện những động tác phù hợp với sức khỏe của bản thân, đừng lấy ai khác làm mục tiêu cho bản thân mình bởi cơ thể mỗi người không giống nhau, việc tốt nhất là luôn nổ lực cố gắng, nếu động tác nào không phù hợp gây đau thì nên dừng lại, có thể tập động tác khác có lợi ích tương tự.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn giữ được cổ tay khỏe mạnh để tập những động tác phù hợp mà các bạn yêu thích. Chúc các bạn tươi trẻ và khỏe mạnh.

TuThuoc24h.net