Superyin - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Superyin

Tra cứu thông tin về thuốc Superyin trên Tủ thuốc 24h, bao gồm: công dụng, liều lượng, tác dụng phụ, tương tác thuốc...

Thông tin cơ bản thuốc Superyin

Số đăng ký

V596-H12-10

Quy cách đóng gói

Hộp 100 viên nang (10 vỉ x 10 viên nang)

Thành phần

Mỗi viên nang chứa cao khô hỗn hợp dược liệu: 430 mg

Điều kiện bảo quản

Bảo quản nơi khô mát (độ ẩm từ 50-80%, nhiệt độ từ 20-300C). Chống ẩm mốc, ánh sáng. Để xa tầm tay trẻ em.
Thời gian bảo quản 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nếu thuốc có dấu hiệu méo, mốc, có mùi lạ phải ngưng dùng.

Tác dụng thuốc

Tư âm, hạ hỏa (chống lão hóa, chống căng thẳng, tăng sức đề kháng)

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Chứng âm hư hỏa vượng:
- Thể trạng gầy gò, ốm yếu tiều tụy
- Hốc hác, lưỡi đỏ, gò má đỏ 
- Mụn mặt, lở miệng, (rêu) lưỡi vàng khô
- Ho khan, nói khàn, hơi thở khô
- Nóng nực, hay quên, dễ cáu gắt.
- Ăn nhiều, uống lắm họng thì khô
- Đau lưng, mỏi gối, mồ hôi trộm.
- Tiểu vàng, tiểu ít, lại đi nhiều.
- Nhức đầu, hoa mắt, tiêu bón.
- Chóng mặt, ù tai, nhức trong xương 
- Bứt rứt, vật vã, ngủ thật khó (có thể di mộng tinh)
- Da nóng, mạch (huyền) sác, tay chân nóng.

Thường gặp trong các bệnh:
1. Bệnh do lão hóa: Cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn tiền mãn kinh, loãng xương…
2. Bệnh do giảm sức đề kháng: Viêm nhiễm cấp (bệnh truyền nhiễm, sốt cao, sốt xuất huyết, viêm gan siêu vi…); viêm nhiễm mãn (viêm phế quản mãn, viêm xoang họng mãn, hen phế quản mãn, viêm thận tiết niệu mãn, viêm gan mãn); viêm đặc hiệu (lao, đặc biệt lao phổi)
3. Bệnh do căng thẳng: Chứng suy nhược thần kinh do sang chấn tinh thần.

Chống chỉ định

Dị ứng với thành phần của bài thuốc; không dùng cho người dương hư, tỳ vị hư hàn

Liều dùng và cách dùng

- Người lớn: uống 2 – 3 viên/lần, ngày 2-3 lần.

Thận trọng

Khi cảm lạnh, nôn ói, tiêu chảy và phụ nữ có thai

Tác dụng phụ

 Không thấy tác dụng phụ nào đáng kể.

Khác

CHÚ Ý:

  • Có thể kết hợp với một số thuốc tân dược hay thuốc y học cổ truyền theo hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Để đạt hiệu quả nên uống với nước ấm, uống trước bữa ăn 30 – 60 phút với nước muối loãng hoặc nước gừng.
  • Một số trường hợp còn cảm lạnh, đầy bụng khi lỡ dùng thuốc cần phải dùng thêm một số gia vị cay nóng hoặc một số thuốc trị cảm lạnh, đầy bụng như: hành, gừng, tiêu, vỏ quýt hoặc vỏ cam hay một số thuốc: ma hoàng thang, quế chi thang…tùy tình trạng bệnh.
  • Bệnh suyễn: thuốc có tác dụng tốt đối với bệnh suyễn ở thể hư - thực nhiệt; không phù hợp với thể hư – thực hàn.
  • Với bệnh cao huyết áp: thuốc có tác dụng tốt với bệnh cao huyết áp thể âm hư dương xung, các thể khác không phù hợp nhất là thể đàm thấp
  • Với bệnh tiểu đường: thuốc có tác dụng tốt với thể có các triệu chứng như trên