Primperan - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Primperan

Tra cứu thông tin về thuốc Primperan trên Tủ thuốc 24h, bao gồm: công dụng, liều lượng, tác dụng phụ, tương tác thuốc...

Thông tin cơ bản thuốc Primperan

Số đăng ký

VN-7483-03

Dạng bào chế

Viên nén

Quy cách đóng gói

Hộp 2 vỉ x 20 viên

Dạng thuốc và hàm lượng

  • Viên nén 5 mg, 10 mg, siro 5 mg (base)/5 ml, ống tiêm 5 mg/ml.
  • Hàm lượng và liều dùng của các dạng thuốc hiện có được biểu thị theo metoclopramid base khan hoặc theo metoclopramid hydroclorid khan.

Điều kiện bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

– Rối loạn nhu động dạ dày – ruột. ,– Buồn nôn & nôn. ,– Hỗ trợ trong kỹ thuật chẩn đoán X quang đường tiêu hóa.

Chống chỉ định

Quá mẫn với thành phần thuốc.

Liều dùng và cách dùng

Uống 10 mg x 3 lần/ngày, dùng thuốc trước các bữ ăn.

Thận trọng

  • Dùng metoclopramide thận trọng đối với người bệnh hen hoặc tăng huyết áp. Dùng metoclopramide cho người hen có thể tăng nguy cơ co thắt phế quản. Tiêm tĩnh mạch metoclopramide có thể làm cho tình trạng bệnh của người tăng huyết áp xấu đi do giải phóng catecholamin.
  • Thận trọng khi dùng cho trẻ nhỏ, thiếu niên và người cao tuổi. Trẻ em thường nhạy cảm hơn người trưởng thành đối với các tác dụng của metoclopramide.
  • Cần thận trọng đối với người có tổn thương thận hoặc người có nguy cơ giữ nước như trong trường hợp tổn thương gan.
  • Thận trọng đối với người bệnh bị Parkinson, người có tiền sử trầm cảm hoặc có ý định tự sát và sau nối ruột.
  • Thuốc có thể gây buồn ngủ, phải thận trọng khi lái xe, điều khiển máy. Phải chú ý bất cứ động tác không tự chủ nào xảy ra (thí dụ co cứng cơ, hoặc động tác co giật bất thường nào ở đầu và mặt), đặc biệt ở trẻ em và người cao tuổi
  • Không nên dùng metoclopramide trong thời kỳ mang thai để chống nôn và làm dạ dày rỗng nhanh. Dùng trong 3 tháng cuối thai kỳ, các thuốc an thần đã gây các triệu chứng ngoại tháp kéo dài nhưng hồi phục được ở trẻ em. Tác dụng này thường gặp đối với tất cả các thuốc tác dụng đối kháng với thụ thể dopamin.
  • Nên cân nhắc khi sử dụng metoclopramide khi cho con bú do thuốc có khả năng gây tác dụng mạnh lên hệ thần kinh trung ương.

Tương tác với các thuốc khác

  • Rượu có thể làm tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của metoclopramid, sử dụng đồng thời cũng làm rượu thoát khỏi dạ dày nhanh, do đó tốc độ và mức độ hấp thu rượu từ ruột non có thể tăng.
  • Metoclopramid đối kháng với hiệu lực của bromocriptin và pergolid.
  • Dùng đồng thời metoclopramid với suxamethonium có thể gây kéo dài (phụ thuộc liều dùng) tác dụng chẹn thần kinh cơ do suxamethonium.
  • Sử dụng metoclopramid ở người dùng phenothiazin tăng mạnh nguy cơ tác dụng ngoại tháp.
  • Hấp thu thuốc từ dạ dày hoặc ruột non có thể bị thay đổi do metoclopramid (ví dụ hấp thu digoxin và cimetidin bị giảm, hấp thu ciclosporin tăng).
  • Các chất chống tiết cholin và thuốc ngủ gây nghiện có thể đối kháng với tác dụng trên dạ dày ruột của metoclopramid.

Tác dụng phụ

Mất ngủ, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, tăng tiết sữa, vú to ở đàn ông.

Dược động học/Dược lực

Dược động học

Dược lực

Metoclopramid là chất phong bế thụ thể dopamin, đối kháng với tác dụng trung ương và ngoại vi của dopamin, làm các thụ thể ở đường tiêu hóa nhạy cảm với acetylcholin. Thuốc làm tăng nhu động của hang vị, tá tràng, hỗng tràng. Metoclopramid giảm độ giãn phần trên dạ dày và tăng độ co bóp của hang vị. Vì vậy kết hợp 2 tác dụng trên làm dạ dày rỗng nhanh và giảm trào ngược từ tá tràng và dạ dày lên thực quản. Các tác dụng này quan trọng trong sử dụng metoclopramid như một thuốc tăng nhu động. Tính chất chống nôn của metoclopramid là do tác dụng kháng dopamin trực tiếp lên vùng phát động hóa thụ thể và trung tâm nôn và do tác dụng đối kháng lên thụ thể serotonin - 5HT3.

Metoclopramid được hấp thu nhanh và hoàn toàn sau khi uống, nhưng chuyển hóa qua gan lần đầu làm giảm khả dụng sinh học của thuốc còn khoảng 75%. Thuốc phân bố nhanh vào hầu hết các mô và dễ dàng qua hàng rào máu - não và nhau thai.

Nồng độ thuốc trong sữa có thể cao hơn trong huyết tương. Tới 30% thuốc thải trừ ở dạng không đổi qua nước tiểu, số còn lại thải trừ qua nước tiểu và mật sau khi liên hợp với sulfat hoặc acid glucuronic. Nửa đời sinh học của thuốc trong tuần hoàn vào khoảng 4 - 6 giờ, nhưng cũng có thể tới 24 giờ ở người bệnh suy giảm chức năng thận hoặc xơ gan.

Khi tiêm bắp, thuốc bắt đầu tác dụng sau 10 đến 15 phút, khi tiêm tĩnh mạch sau 1 - 3 phút, và khi uống, sau 30 - 60 phút.

Quá liều và cách xử trí

Trong trường hợp quá liều hãy gọi cho bác sĩ, hoặc nếu bệnh nhân có dấu hiệu suy hô hấp, hãy gọi ngay trung tâm cấp cứu 115. Các triệu chứng của quá liều có thể bao gồm: buồn ngủ, lú lẫn, co giật, cơ thể rung lắc không kiểm soát, thiếu năng lượng, da xanh xao, đau đầu, khó thở.