Thông tin cơ bản thuốc Pentobarbital (Thuốc uống và đặt hậu môn)
Dạng bào chế
Thuốc uống và đặt hậu môn
Điều kiện bảo quản
Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.
Tác dụng thuốc Pentobarbital (Thuốc uống và đặt hậu môn)
Chỉ định/Chống chỉ định
Chỉ định
- An thần.
- Điều trị ngắn hạn chứng mất ngủ.
- Chống co giật.
Chống chỉ định
Chống chỉ định ở những bệnh nhân nhạy cảm với thuốc an thần, bệnh nhân có tiền sử rối loạn chuyển hóa porphyrin.
Liều dùng và cách dùng
Thuốc uống Pentobarbital nên dùng khi dạ dày trống rỗng, ít nhất 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn. Viên đạn đặt hậu môn được dùng trước khi đi ngủ để điều trị chứng mất ngủ hoặc 2-4 lần / ngày đối với lo âu. Dùng Pentobarbital theo chỉ dẫn. Pentobarbital có thể gây nghiện; không dùng liều lớn hơn hoặc trong thời gian dài hơn so với đơn của bác sĩ. Không tự ý ngừng dùng pentobarbital mà không nói chuyện với bác sĩ. Có thể cần giảm liều từ từ.
Thận trọng
Trước khi dùng pentobarbital, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với pentobarbital, aspirin, tartrazine (một chất nhuộm màu vàng trong thuốc) hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác và các dược phẩm bạn đang sử dụng. Nói cho bác sĩ biết nếu bạn bị sốt hoặc đau, có hoặc đã từng có bệnh gan hoặc thận, hen suyễn, cường giáp, tiểu đường, thiếu máu, có tiền sử nghiện rượu hoặc lạm dụng ma túy, các vấn đề về tim hoặc phổi. Nếu bạn đang có phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, cho bác sĩ hoặc nha sĩ biết bạn đang dùng pentobarbital. Thuốc có thể gây buồn ngủ. Không lái xe, sử dụng máy móc hoặc làm bất cứ việc gì đòi hỏi sự tỉnh táo cho đến khi ảnh hưởng này của thuốc chấm dứt. Tránh các đồ uống có cồn.
- Phụ nữ có thai: Thuốc có thể gây quái thai, tổn thương thần kinh ở thai nhi như co giật.
- Quá trình chuyển dạ: Thuốc làm giảm mức độ và tần số của các cơn co thắt tử cung. Dùng pentobarbital trong quá trình chuyển dạ có thể dẫn đến suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.
- Bà mẹ cho con bú: Thận trọng khi dùng pentobarbital cho người cho con bú vì một lượng nhỏ các loại thuốc an thần được bài tiết qua sữa.
- Trẻ em: Không có nghiên cứu được kiểm soát đầy đủ ở bệnh nhân nhi, tuy nhiên, tính an toàn và hiệu quả của pentobarbital ở bệnh nhân nhi đã được báo cáo trong nhiều nghiên cứu.
- Người cao tuổi: Lựa chọn liều cho bệnh nhân cao tuổi cần thận trọng, thường bắt đầu từ mức thấp nhất của dãy liều.
Tương tác với các thuốc khác
- Thuốc chống đông máu: Pentobarbital làm giảm nồng độ trong huyết tương của dicumarol (tên sử dụng trước đó: bishydroxycoumarin) và gây sụt giảm tác dụng chống đông máu được đo bằng thời gian prothrombin.
- Corticosteroid:Pentobarbital tăng cường chuyển hóa của các corticosteroid ngoại sinh. Bệnh nhân ổn định về điều trị corticosteroid có thể yêu cầu điều chỉnh liều Pentobarbital nếu dùng đồng thời.
- Griseofulvin: Pentobarbital can thiệp tới sự hấp thụ griseofulvin đường uống, làm giảm nồng độ trong máu của griseofulvin.
- Doxycycline:Pentobarbital rút ngắn thời gian bán hủy của doxycycline.
- Phenytoin, sodium valproate, a-xít valproic: Các tác dụng của thuốc an thần trên chuyển hóa của phenytoin có nhiều biến thể. Do ảnh hưởng của thuốc an thần trên chuyển hóa của phenytoin là không thể đoán trước, nồng độ phenytoin và barbiturate trong máu cần được theo dõi thường xuyên hơn nếu các thuốc này được dùng đồng thời. Sodium valproate và a-xít valproic làm giảm chuyển hóa của thuốc an thần, do đó, cần theo dõi và điều chỉnh liều Pentobarbital.
- Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương: Việc sử dụng đồng thời pentobarbital với các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương, bao gồm các thuốc an thần hoặc thuốc ngủ, thuốc kháng histamin, thuốc an thần hoặc rượu có thể gia tăng tác dụng của các thuốc này.
- Các chất ức chế monoamine oxidase (MAOI): MAOI kéo dài thời gian tác dụng của thuốc an thần.
- Estradiol, estrone, progesterone và các hormon steroid: Tiền xử lý hoặc dùng đồng thời với Pentobarbital có thể làm giảm tác dụng của estradiol. Phenobarbital có thể vô hiệu hóa tác dụng của thuốc tránh thai đường uống.
Tác dụng phụ
- Buồn ngủ, đau đầu, trầm cảm, phấn khích, đau khớp hoặc cơ bắp, đau dạ dày, tiêu chảy, táo bón, nổi mẩn da, ngứa, viêm họng, sốt, dễ bầm tím, chảy máu mũi, chảy máu bất thường. Cần gặp bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
- Thuốc có thể giảm tác dụng, gây hiện tượng nhờn thuốc. Dừng thuốc đột ngột sau khi sử dụng trong thời gian dài có thể gây triệu chứng cai nghiện, bao gồm tình trạng mê sảng, co giật, thậm chí tử vong. Thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan, gây tổn thương thai nhi, tăng tỉ lệ mắc u não ở trẻ em.
Quá liều và cách xử trí
Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.