Thông tin cơ bản thuốc Neo Allerfar 25mg
Số đăng ký
VD-20688-14
Dạng bào chế
Viên nang
Quy cách đóng gói
Hộp 10 vỉ x 10 viên nang
Điều kiện bảo quản
Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.
Tác dụng thuốc Neo Allerfar 25mg
Chỉ định/Chống chỉ định
Chỉ định
– Dị ứng: viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm, viêm mũi vận mạch, viêm kết mạc dị ứng. ,– Dị ứng do thức ăn, dị ứng da, mề đay, chóng mặt, mất ngủ, chống bệnh Parkinson. ,– Ho do lạnh.
Chống chỉ định
Quá mẫn với thuốc. Viêm phổi mãn tính. Glaucome góc đóng. Bí tiểu do rối loạn niệu đạo tuyến tiền liệt. Sơ sinh, trẻ sinh thiếu tháng. Phụ nữ nuôi con bú.
Liều dùng và cách dùng
– Người lớn & trẻ > 12 tuổi: 25 – 50 mg trong 4 – 6 giờ, tối đa 300 mg/24 giờ. ,– Trẻ 6 – 12 tuổi: 25 mg trong 4 – 6 giờ, không quá 72 mg /24 giờ. ,– Trẻ < 6 tuổi: theo chỉ định bác sĩ.
Thận trọng
- Tác dụng an thần của thuốc có thể tăng lên nhiều khi dùng đồng thời với rượu, hoặc với thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương.
- Phải đặc biệt thận trọng và tốt hơn là không dùng diphenhydramin cho người có phì đại tuyến tiền liệt, tắc bàng quang, hẹp môn vị, do tác dụng kháng cholinergic của thuốc. Tránh không dùng diphenhy-dramin cho người bị bệnh nhược cơ, người có tăng nhãn áp góc hẹp
Tương tác với các thuốc khác
- Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương: Tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương có thể tăng khi dùng đồng thời thuốc kháng histamin với các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương khác gồm barbiturat, thuốc an thần và rượu.
- Thuốc ức chế monoamin oxydase (IMAO) kéo dài và làm tăng tác dụng kháng cholinergic của thuốc kháng histamin. Chống chỉ định thuốc kháng histamin ở người đang dùng thuốc IMAO.
Tác dụng phụ
Tác dụng gây buồn ngủ là ADR có tỷ lệ cao nhất trong những thuốc kháng histamin loại ethanolamin (trong đó có diphenhydramin). Khoảng một nửa số người điều trị với liều thường dùng của các thuốc này bị ngủ gà. Tỷ lệ ADR về tiêu hóa thấp hơn. Những ADR khác có thể do tác dụng kháng muscarin gây nên. Tác dụng gây buồn ngủ có nguy cơ gây tai nạn cho người lái xe và người vận hành máy móc.
- Thường gặp: Hệ thần kinh trung ương: Ngủ gà từ nhẹ đến vừa, nhức đầu, mệt mỏi, tình trạng kích động; Hô hấp: Dịch tiết phế quản đặc hơn; Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng, khô miệng, ăn ngon miệng hơn, tăng cân, khô niêm mạc.
- Ít gặp: Tim mạch: Giảm huyết áp, đánh trống ngực, phù; Hệ thần kinh trung ương: An thần, chóng mặt, kích thích nghịch thường, mất ngủ, trầm cảm; Da: Nhạy cảm với ánh sáng, ban, phù mạch; Sinh dục - niệu: Bí đái.Gan: Viêm gan; Thần kinh - cơ, xương: Ðau cơ, dị cảm, run; Mắt: Nhìn mờ; Hô hấp: Co thắt phế quản, chảy máu cam.
Cách xử trí
Có thể làm giảm phần lớn các ADR nhẹ bằng cách giảm liều diphenhydramin hoặc dùng thuốc kháng histamin khác. Có thể làm giảm các triệu chứng về tiêu hóa bằng cách uống thuốc trong bữa ăn hoặc với sữa
Dược động học/Dược lực
Dược động học
Diphenhydramin được hấp thu tốt sau khi uống. Sinh khả dụng khi uống là 61 ±25%. Liên kết với huyết tương: 78 ± 3%. Thời gian đạt nồng độ đỉnh là 1 - 4 giờ. Thể tích phân bố: 4,5 ± 2,8 lít/kg. Thời gian tác dụng của thuốc: 4 - 6 giờ. Nửa đời thải trừ là 8,5 ± 3,2 giờ. Thuốc bài tiết qua nước tiểu: 1,9 ± 0,8%. Ðộ thanh thải: 6,2 ± 1,7 ml/phút/kg. Nồng độ có hiệu lực > 25 nanogam/ml. Nồng độ gây độc > 60 nanogam/ml.
Dược lực
Diphenhydramin là thuốc kháng histamin loại ethanolamin, có tác dụng an thần đáng kể và tác dụng kháng cholinergic mạnh. Tuy vậy có sự khác nhau nhiều giữa từng người bệnh, tùy theo kiểu tác dụng nào chiếm ưu thế. Người có thương tổn não, người cao tuổi và người sa sút tâm thần rất nhạy cảm với nguy cơ về tác dụng kháng cholinergic có hại ở hệ thần kinh trung ương. Ví dụ, ở người sa sút tâm thần và người có thương tổn não, nguy cơ thuốc có thể gây lú lẫn tăng lên. Diphenhydramin tác dụng thông qua ức chế cạnh tranh ở thụ thể histamin H1.
Quá liều và cách xử trí
Có tư liệu về ngộ độc diphenhydramin ở trẻ em: Với liều 470 mg đã gây ngộ độc nặng ở một trẻ 2 tuổi, và liều 7,5 g gây ngộ độc nặng ở một trẻ 14 tuổi. Sau khi rửa dạ dày, ở cả 2 trường hợp vẫn còn các triệu chứng kháng cholinergic, khoảng QRS dãn rộng ra trên điện tâm đồ và tiêu cơ vân. Ở người lớn, và đặc biệt khi dùng đồng thời với rượu, với phenothiazin, thuốc cũng có thể gây ngộ độc rất nặng. Triệu chứng ức chế hệ thần kinh trung ương biểu hiện chủ yếu là mất điều hòa, chóng mặt, co giật, ức chế hô hấp. ỨC chế hô hấp đặc biệt nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Triệu chứng ngoại tháp có thể xảy ra, nhưng thường muộn, sau khi uống thuốc an thần phenothiazin. Có nhịp nhanh xoang, kéo dài thời gian Q - T, block nhĩ - thất, phức hợp QRS dãn rộng, nhưng hiếm thấy loạn nhịp thất nghiêm trọng.
Ðiều trị: Nếu cần thì rửa dạ dày; chỉ gây nôn khi ngộ độc mới xảy ra, vì thuốc có tác dụng chống nôn, do đó thường cần phải rửa dạ dày, và dùng thêm than hoạt. Trong trường hợp co giật, cần điều trị bằng diazepam 5 - 10 mg tiêm tĩnh mạch (trẻ em 0,1 - 0,2 mg/kg).
Khi có triệu chứng kháng cholinergic nặng ở thần kinh trung ương, kích thích, ảo giác, có thể dùng physostigmin với liều 1 - 2 mg tiêm tĩnh mạch (trẻ em 0,02 - 0,04 mg/kg). Tiêm chậm tĩnh mạch liều này trong ít nhất 5 phút, và có thể tiêm nhắc lại sau 30 - 60 phút. Tuy vậy, cần phải có sẵn atropin để đề phòng trường hợp dùng liều physostigmin quá cao. Khi bị giảm huyết áp, truyền dịch tĩnh mạch và nếu cần, truyền chậm tĩnh mạch noradrenalin. Một cách điều trị khác là truyền tĩnh mạch chậm dopamin (liều bắt đầu: 4 - 5 microgam/kg/phút).
Ở người bệnh có triệu chứng ngoại tháp khó điều trị, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm 2 - 5 mg biperiden (trẻ em 0,04 mg/kg), có thể tiêm nhắc lại sau 30 phút.
Cần xem xét tiến hành hô hấp hỗ trợ.