Nefian - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Nefian

Tra cứu thông tin về thuốc Nefian trên Tủ thuốc 24h, bao gồm: công dụng, liều lượng, tác dụng phụ, tương tác thuốc...

Thông tin cơ bản thuốc Nefian

Số đăng ký

VN-15739-12

Nhà sản xuất

Brawn Laboratories Ltd

Dạng bào chế

Viên nang cứng

Quy cách đóng gói

Hộp 3 vỉ x 10 viên

Thành phần

Lansoprazole

Điều kiện bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Lansoprazole được sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày và tá tràng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và hội chứng Zollinger-Ellison. Lansoprazole kê theo toa được sử dụng để điều trị chứng ợ nóng thường xuyên.

Chống chỉ định

Chống chỉ định ở bệnh nhân dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Phản ứng quá mẫn có thể bao gồm phản ứng phản vệ, sốc phản vệ, phù mạch, co thắt phế quản, viêm thận kẽ cấp tính và nổi mề đay.

Liều dùng và cách dùng

  • Viêm thực quản có loét: Người lớn uống 30mg/lần/ngày, trong 4 - 8 tuần. Có thể dùng thêm 8 tuần nữa, nếu chưa khỏi. Liều duy trì 15mg/ngày.
  • Loét dạ dày: 15 - 30mg/lần/ngày, dùng trong 4 - 8 tuần.
  • Loét tá tràng: 15mg/lần/ngày, dùng trong 4 tuần hoặc đến khi khỏi bệnh.
  • Tăng tiết toan khác (hội chứng Zollinger - Ellison): 60mg/lần/ngày.

Giảm liều cho người có bệnh gan nặng, không vượt quá 30mg/ngày. Uống thuốc vào buổi sáng trước khi ăn, không cắn vỡ hoặc nhai viên nang.

Thận trọng

Trước khi dùng Lansoprazole, cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết:

  • Nếu bạn bị dị ứng với nó hoặc nếu bạn có bất kỳ phản ứng dị ứng nào khác. Sản phẩm này có thể chứa các thành phần không hoạt động, mà có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề khác.
  • Các dược phẩm bạn đang dùng, bao gồm thuốc kê toa và không kê toa, vitamin, các thực phẩm bổ sung và các sản phẩm thảo dược.
  • Bệnh sử của bạn nếu bạn từng có cơn động kinh, khối u, bệnh tim, tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc hoạt động kém, huyết áp cao, bệnh gan hoặc nếu bạn có tiền sử lạm dụng rượu.

Tương tác với các thuốc khác

Sự tương tác với các loại thuốc khác của Lansoprazole khá giống omeprazole (Prilosec, Zegerid).

Sự hấp thu của một số loại thuốc có thể bị ảnh hưởng bởi nồng độ axit dạ dày; lansoprazole làm giảm acid dạ dày, cũng làm giảm hấp thu và nồng độ trong máu của ketoconazole (Nizoral) và làm tăng hấp thu và nồng độ trong máu của digoxin (Lanoxin). Điều này có thể dẫn đến giảm hiệu quả của ketoconazole hoặc ngộ độc digoxin.

Lansoprazole có thể làm tăng nồng độ trong máu của methotrexate (Trexall) và tacrolimus (Prograf).

Lansoprazole cũng có thể làm tăng tác dụng của warfarin (Coumadin), làm tăng nguy cơ chảy máu.

Tác dụng phụ

  • Các tác dụng phụ có thể xảy ra: táo bón; buồn nôn; đau đầu; hoa mắt
  • Một số tác dụng phụ có thể nghiêm trọng. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức: phát ban; phồng rộp hoặc bong tróc da; nổi mề đay; sưng mắt, mặt, môi, miệng, lưỡi, hoặc họng; khó thở hoặc nuốt; khàn tiếng; nhịp tim nhanh; mệt mỏi quá mức; lâng lâng; co thắt cơ bắp; lắc không kiểm soát được một phần của cơ thể; co giật; tiêu chảy nặng; đau bụng; sốt

Quá liều và cách xử trí

Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Khác

NẾU QUÊN UỐNG THUỐC
Dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, khi bỏ quên liều mà đã gần tới thời gian uống liều tiếp theo bạn có thể bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch trình dùng thuốc của bạn. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều bỏ lỡ.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Trừ khi bác sĩ yêu cầu bạn thay đổi chế độ dinh dưỡng, bạn có thể ăn uống bình thường.