Kizemit S - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Kizemit S

Tra cứu thông tin về thuốc Kizemit S trên Tủ thuốc 24h, bao gồm: công dụng, liều lượng, tác dụng phụ, tương tác thuốc...

Thông tin cơ bản thuốc Kizemit S

Số đăng ký

V641-H12-05

Dạng bào chế

Viên nén nhai

Quy cách đóng gói

Hộp 5 vỉ x 20 viên, hộp 1chai 100 viên nén nhai

Thành phần

Aluminum hydroxide, magnesium hydroxide

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Ðiều trị ngắn hạn & dài hạn các chứng loét đường tiêu hoá & giảm do tăng tiết acid, tăng vận động dạ dày, ruột bị kích ứng & co thắt, đầy hơi khó tiêu, viêm dạ dày, ợ chua, viêm tá tràng, viêm thực quản, thoát vị khe, chế độ ăn không thích hợp, nhiễm độc alcool, đau sau phẫu thuật. Cũng có tác dụng giảm đau bụng ở trẻ em.

Chống chỉ định

Glaucoma góc đóng. Tắc liệt ruột, hẹp môn vị.

Liều dùng và cách dùng

Người lớn: (>16 tuổi)

- Loét đường tiêu hoá & viêm dạ dày: 1-2 viên mỗi 4 giờ. 

- Tăng tiết acid dạ dày: 1-2 viên sau khi ăn hay khi cần.

Tối đa 6 lần/ngày;

Không dùng quá 12 viên/ngày.

Nhai kỹ viên thuốc càng lâu càng tốt.

Thận trọng

- Bệnh nhân suy mạch vành, suy tim hoặc phì đại tuyến tiền liệt. 
- Vì có chứa sorbitol và sucrose, nên thuốc này bị chống chỉ định trong trường hợp không dung nạp fructose, hội chứng kém hấp thu glucose hoặc galactose, hoặc mọi trường hợp suy giảm sucrase-isomaltase. 
- Nếu chế độ ăn có phospho thấp, nhôm hydroxyd có thể gây thiếu hụt phospho. 
- Ở bệnh nhân suy thận, nồng độ huyết thanh của cả nhôm và magnesi tăng, ở những bệnh nhân này, dùng lâu dài với nồng độ cao của muối nhôm và magnesi có thể dẫn đến bệnh não, sa sút trí tuệ, thiếu máu hồng cầu nhỏ hay làm xấu hơn tình trạng loãng xương do lọc máu. 
- Nhôm hydroxyd có thể không an toàn trên những bệnh nhân tiểu porphyrin đang lọc máu. 
- Lưu ý ở bệnh nhân đái tháo đường bởi vì lượng đường có trong viên thuốc 
- Nếu triệu chứng kéo dài dai dẳng hơn 10 ngày, hoặc diễn biến xấu hơn, cần tiến hành tầm soát nguyên nhân và đánh giá lại việc điều trị.

Tương tác với các thuốc khác

Các thuốc kháng acide tương tác với một số thuốc khác được hấp thu bằng đường uống: Thận trọng khi phối hợp : 

Thuốc chống lao (ethambutol, isoniazide), cycline, fluoroquinolone, lincosanide, kháng histamine H2, aténolol, métoprolol, propranolol, chloroquine, diflunisal, digoxine, diphosphonate, fluorure sodium, glucocorticoide (cụ thể là prednisolone và dexamethasone), indométacine, kétoconazole, lanzoprazole, thuốc an thần kinh nhóm phénothiazine, pénicillamine, phosphore, muối sắt, sparfloxacine : giảm sự hấp thu qua đường tiêu hóa của các thuốc trên. 

Kayexalate: giảm khả năng gắn kết của nhựa vào kali, với nguy cơ nhiễm kiềm chuyển hóa ở người suy thận. 

Nên sử dụng các thuốc kháng acide cách xa các thuốc trên (trên 2 giờ và, trên 4 giờ đối với fluoroquinolone). 

Lưu ý khi phối hợp: 

Dẫn xuất salicylate: tăng bài tiết các salicylate ở thận do kiềm hóa nước tiểu.

Tác dụng phụ

Có thể làm khởi phát: 
- Rối loạn nhu động ruột (tiêu chảy hoặc táo bón). 
- Mất phosphor sau khi dùng thuốc dài ngày hoặc dùng liều cao, vì thuốc có chứa nhôm.