Bluetine - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Bluetine

Tra cứu thông tin về thuốc Bluetine trên Tủ thuốc 24h, bao gồm: công dụng, liều lượng, tác dụng phụ, tương tác thuốc...

Thông tin cơ bản thuốc Bluetine

Số đăng ký

VN-13433-11

Dạng bào chế

Viên nén bao phim

Quy cách đóng gói

Hộp 6 vỉ x 10 viên

Thành phần

Paroxetine

Điều kiện bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Điều trị trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), hoảng loạn, rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), rối loạn hoảng loạn tiền kinh nguyệt (PMDD) và rối loạn lo âu xã hội.

Chống chỉ định

  • Không sử dụng đồng thời paroxetine với thuốc MAOI, không dùng 1 trong 2 loại thuốc này trong vòng 14 ngày sau khi ngưng điều trị với loại còn lại; không sử dụng đồng thời Paroxetinevới Linezolid hoặc thuốc tiêm xanh methylen, vì tăng nguy cơ mắc hội chứng serotonin.
  • Không sử dụng đồng thời paroxetine với thioridazine, pimozide vì nguy cơ kéo dài khoảng QT.
  • Chống chỉ định với bệnh nhân mẫn cảm với paroxetine hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc, phụ nữ có thai.

Liều dùng và cách dùng

  • Các dạng trầm cảm, trầm cảm nặng, trầm cảm phản ứng; trầm cảm lo âu: 20mg/ ngày, tăng dần mỗi lần 10mg đến 50mg/ ngày.
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: 40mg/ ngày, liều khởi đầu 20mg/ ngày, tăng mỗi tuần lên 10mg, đến tối đa 60mg/ ngày.
  • Rối loạn hoảng loạn: 40mg/ ngày, liều khởi đầu 10mg/ ngày, tăng mỗi tuần lên 10mg, tối đa 50mg/ ngày. Ngưng thuốc từ từ.
  • Bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải 30ml/ phút) hoặc suy gan nặng: 20mg/ ngày.
  • Người lớn tuổi: Khởi đầu 20mg/ ngày, tăng dần mỗi 10mg, liều tối đa 40mg/ ngày.
  • Trẻ em: Không khuyến cáo.

Thận trọng

Trước khi dùng paroxetine, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với paroxetin, bất kỳ loại thuốc hoặc bất kỳ thành phần nào trong thuốc papaverine và các thuốc bạn đang sử dụng hoặc nếu có các bệnh như đau tim, nồng độ natri trong máu thấp, bệnh tăng nhãn áp, co giật, chảy máu dạ dày hay thực quản, bệnh gan, thận hoặc bệnh tim. Nếu bạn đang có phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, cho bác sĩ hoặc nha sĩ biết bạn đang dùng paroxetine. Thuốc có thể gây chóng mặt hoặc buồn ngủ. Không lái xe, sử dụng máy móc hoặc làm bất cứ việc gì đòi hỏi sự tỉnh táo cho đến khi ảnh hưởng này của thuốc chấm dứt. Tránh các đồ uống có cồn.

Tương tác với các thuốc khác

Ảnh hưởng của Paroxetine lên các thuốc khác

  • Paroxetine là chất ức chế CYP2D6 mạnh. Paroxetine có thể ức chế sự chuyển hóa của thuốc được chuyển hóa bởi CYP2D6, bao gồm nortriptyline, amitriptyline, imipramine, desipramine, fluoxetine, phenothiazin, risperidone, và thuốc chống loạn nhịp nhóm 1C (ví dụ, propafenone, flecainide, và encainide).
  • Dùng đồng thời Paroxetine với Thioridazine làm tăng nồng độ của Thioridazine trong huyết tương, gây ra các phản ứng nghiêm trọng. Chống chỉ định dùng kết hợp.
  • Dùng đồng thời ParoxetinevớiPimozide làm tăng nồng độ của pimozide trong huyết tương, làm tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT. Chống chỉ định dùng kết hợp.
  • Dùng đồng thời Paroxetine với Tamoxifen làm giảm nồng độ trong huyết tương của chất chuyển hóa từ Tamoxifen. Không nên dùng đồng thời.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA), ví dụ desipramine; Risperidone; Atomoxetine; thuốc có tỉ lệ gắn vào protein huyết tương cao (như warfarin); Theophylline: Dùng đồng thời với Paroxetinelàm tăng nồng độ trong huyết tương của các thuốc này. Cần giảm liều khi dùng đồng thời với Paroxetine. Theo dõi khả năng dung nạp thuốc.
  • Dùng đồng thời Paroxetine với Digoxin làm giảm nồng độ của digoxin trong huyết tương. Cần tăng liều digoxin khi dùng đồng thời với Paroxetine. Theo dõi nồng độ digoxin và hiệu quả lâm sàng.

Ảnh hưởng của các thuốc khác lên Paroxetine

Sự trao đổi chất và dược động học của paroxetine có thể bị ảnh hưởng bởi các thuốc gây cảm ứng hoặc ức chế các enzym chuyển hóa như CYP2D6.

  • Phenobarbital, Phenytoin: Giảm hoạt tính của paroxetine.
  • Fosamprenavir / Ritonavir: Giảm nồng độ của paroxetine trong huyết tương.
  • Cimetidine: Tăng nồng độ của paroxetine trong huyết tương.

Các tương tác khác

  • Thận trọng khi dùng Paroxetine với các thuốc khác ức chế CYP2D6 (ví dụ, quinidine).
  • Thuốc ức chế Monoamine oxidase (MAOIs): Phản ứng có hại nghiêm trọng như hội chứng serotonin đã được báo cáo ở những bệnh nhân dùng đồng thời paroxetine và thuốc IMAOs. Cần dùng các thuốc này cách nhau trên 2 tuần.
  • Các thuốc serotonergic khác: Sử dụng đồng thời Paroxetine với các thuốc serotonergic khác (ví dụ, triptans, thuốc chống trầm cảm ba vòng, fentanyl, lithium, tramadol, tryptophan, buspirone và St. John Wort) được bảo đảm về mặt lâm sàng, tuy nhiên cần xem xét nguy cơ mắc hội chứng serotonin. Theo dõi chặt chẽ bệnh nhân, đặc biệt là trong thời gian đầu điều trị.
  • Thuốc can thiệp tới sự cân bằng nội môi (ví dụ, NSAIDs, Aspirin và Warfarin): Tác dụng chống đông máu bị thay đổi, bao gồm tăng chảy máu, đã được báo cáo khi điều trị phối hợp paroxetine với NSAIDs, aspirin và warfarin hoặc các thuốc khác ảnh hưởng đến khả năng đông máu.

Tác dụng phụ

Đau đầu, chóng mặt, yếu ớt, khó tập trung, căng thẳng, hay quên, nhầm lẫn, buồn ngủ, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, đau bụng, ợ nóng, thay đổi vị giác, giảm sự thèm ăn, giảm hoặc tăng cân, thay đổi ham muốn hoặc khả năng tình dục, khô miệng, ra mồ hôi, ngáp, nhạy cảm với ánh sáng, tức trong cổ họng, đau lưng, cơ bắp, xương hoặc bất cứ phần nào của cơ thể, đau hoặc sưng khớp, yếu hoặc tức cơ, nóng bừng, đau răng và nướu, có những giấc mơ lạ, kinh nguyệt không đều hoặc đau trong kỳ kinh, mờ mắt, ảo giác, ngất xỉu, nhịp tim không đều, tức ngực, khó thở, co giật, sốt, rối loạn, cứng cơ nghiêm trọng hoặc co giật, chảy máu bất thường hoặc bầm tím, xuất hiện đốm đỏ nhỏ xíu ngay dưới da, bong tróc hoặc phồng rộp da, đau họng, sốt, ớn lạnh, ho và các dấu hiệu nhiễm trùng khác, lắc không kiểm soát được một phần cơ thể, khó đi bộ, tê hoặc ngứa ran ở tay, chân, cánh tay, tiểu khó, đi tiểu thường xuyên, tiểu đau, sưng, ngứa, rát hoặc nhiễm trùng ở âm đạo, dương vật cương cứng kéo dài trong nhiều giờ gây đau đớn, chuột rút, đầy bụng, nổi mề đay, nổi mẩn da, ngứa, khàn tiếng, phân có màu đen, có máu trong phân, nôn ra máu, chất nôn giống như bã cà phê, đau xương. Paroxetine làm giảm sự thèm ăn và giảm cân ở trẻ em. Paroxetine có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vấn đề bất thường nào khi dùng thuốc.

Quá liều và cách xử trí

Các triệu chứng của quá liều có thể bao gồm buồn ngủ, hôn mê, lắc không kiểm soát được một phần cơ thể, nhịp tim bất thường, nhầm lẫn, buồn nôn, nôn, chóng mặt, co giật, ngất xỉu, mờ mắt, mệt mỏi quá mức, bầm tím hoặc chảy máu bất thường, yếu ớt, ăn mất ngon, đau ở phần trên bên phải dạ dày, triệu chứng giống cúm, vàng da và mắt, hành vi hung hăng, đau hoặc yếu cơ, cứng khớp, co giật cơ đột ngột, nước tiểu có màu đỏ hoặc màu nâu sẫm, tiểu khó, tiêu chảy, tâm trạng phấn khích, ra mồ hôi, sốt, đi lại khó khăn. Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Khác

NẾU QUÊN UỐNG THUỐC
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Duy trì chế độ ăn uống bình thường, trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ.