Thông tin cơ bản thuốc Biofazolin
Số đăng ký
VN-10782-10
Nhà sản xuất
Bioton S.A.
Dạng bào chế
Viên nén
Quy cách đóng gói
Hộp 1lọ
Thành phần
Cefazolin
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén 1g
Tác dụng thuốc Biofazolin
Chỉ định/Chống chỉ định
Chỉ định
- Nhiễm khuẩn tai mũi họng, phế quản, phổi, tiết niệu sinh dục.
- Nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim.
- Nhiễm khuẩn răng miệng, ngoài da, thanh mạc, xương khớp.
- Một số trường hợp nhiễm khuẩn huyết và viêm nội tâm mạc.
- Một số trường hợp nhiễm khuẩn đường mật và tiết niệu sinh dục.
Ðiều trị dự phòng:
Sử dụng cefazolin trong phẫu thuật có thể làm giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn hậu phẫu ở những người bệnh đang trải qua những phẫu thuật có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, hoặc phẫu thuật những chỗ có thể xảy ra nhiễm khuẩn hậu phẫu đặc biệt nghiêm trọng.
Liều dùng và cách dùng
Cefazolin được tiêm bắp sâu, tiêm chậm vào tĩnh mạch từ 3 - 5 phút hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.
* Liều thông thường dùng cho người lớn là 0,5 - 1 g, 6 - 12 giờ/lần. Liều tối đa thường dùng là 6 g/ngày, mặc dù vậy trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng đe dọa tính mạng đã được dùng đến 12 g/ngày.
* Liều sử dụng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi là 20 mg/kg thể trọng, 8 - 12 giờ/lần. Vì tính an toàn của thuốc đối với trẻ đẻ non dưới 1 tháng tuổi chưa được nghiên cứu, do đó, không khuyến cáo sử dụng cefazolin cho các trẻ em này.
* Trẻ em trên 1 tháng tuổi có thể dùng 25 - 50 mg/kg thể trọng/ngày chia làm 3 hoặc 4 lần/ngày; trường hợp nhiễm khuẩn nặng, liều có thể tăng lên tối đa 100 mg/kg thể trọng/ngày, chia làm 4 lần/ngày.
- Dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật, tiêm liều 1g trước khi phẫu thuật 0,5 - 1 giờ. Ðối với phẫu thuật kéo dài, tiêm tiếp liều 0,5 - 1 g trong khi phẫu thuật. Sau phẫu thuật tiêm liều 0,5 - 1 g, 6 - 8 giờ/lần trong 24 giờ hoặc trong 5 ngày cho một số trường hợp (như mổ tim hở và ghép cấy các bộ phận chỉnh hình).
- Cần giảm liều cho người suy thận. Tuy nhiên mức giảm liều có nhiều khuyến cáo khác nhau. Có thể sử dụng liều đề xuất sau đây cho người lớn sau liều tấn công đầu tiên: Người bệnh có độ thanh thải creatinin 55 ml/phút, dùng liều thông thường; độ thanh thải creatinin 35 - 54 ml/phút, dùng liều thông thường với thời khoảng giữa hai liều kéo dài ít nhất là 8 giờ; độ thanh thải creatinin 11 - 34 ml/phút, dùng 1/2 liều thông thường với thời khoảng 12 giờ/lần; độ thanh thải creatinin £ 10 ml/phút, dùng 1/2 liều thông thường với thời khoảng 18 - 24 giờ/lần.
Pha dung dịch tiêm tùy theo cỡ lọ:
Lọ 1 g chỉ nên pha loãng với nước cất tiêm.
Lắc mạnh thuốc tiêm khi pha với dung môi.
Tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch: Pha thuốc theo hướng dẫn của bảng pha loãng ở trên. Tiêm truyền tĩnh mạch liên tục hay gián đoạn: Pha loãng tiếp cefazolin đã pha với 50 - 100 ml của một trong những dung môi tương hợp đã ghi ở mục: Dạng thuốc và hàm lượng.
Một số phác đồ điều trị.
- Viêm túi mật cấp: Amoxicilin hoặc ampicilin tiêm tĩnh mạch 1 g, 4 - 6 giờ/lần, cùng với gentamicin tiêm tĩnh mạch 4 - 5 mg/kg/ngày, liều độc nhất. Hoặc cefazolin tiêm bắp 500 mg - 1 g, 8 giờ/lần. (Tuy nhiên, cefazolin không tác dụng với Enterococcus faecalis).
- Chấn thương cơ, xương và mô mềm, vết thương, nhát đâm: tác nhân gây nhiễm rất có thể là Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes, Clostridium perfringens và trực khuẩn Gram âm ưa khí. Dùng flucloxacilin tiêm tĩnh mạch 1 g, 4 giờ/lần, cùng với gentamicin tiêm tĩnh mạch 4 - 5 mg/kg thể trọng/ngày, tiêm 1 lần (người lớn) hoặc chia làm hai lần, 12 giờ/lần, cùng với metronidazol tiêm tĩnh mạch 500 mg, 12 giờ/lần. Hoặc cefazolin, tiêm tĩnh mạch 1 g, 6 giờ/lần cùng với metronidazol 500 mg, 12 giờ/lần.
- Phẫu thuật đại tràng - trực tràng và cắt bỏ ruột thừa: Dùng metronidazol qua trực tràng 1 g, 2 - 4 giờ trước phẫu thuật cùng với cefazolin 1 g, tiêm bắp 1 giờ trước phẫu thuật hoặc tiêm tĩnh mạch khi gây tiền mê.
- Cắt bỏ tử cung và triệt sản: Dùng tinidazol, uống 2 g, 6 - 12 giờ trước phẫu thuật hoặc dùng metronidazol qua trực tràng 1 g, 2 - 4 giờ trước phẫu thuật cùng với cefazolin tiêm tĩnh mạch 1 g vào thời gian gây tiền mê.
- Mổ lấy thai: Có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, dùng metronidazol tiêm tĩnh mạch 500 mg, 30 phút trước phẫu thuật, cùng với cefazolin tiêm tĩnh mạch 1g vào thời gian tiền mê.
Tương tác với các thuốc khác
Probenecid, warfarin, rượu.
Tác dụng phụ
Ghi chú: Ðã có thông báo về dị ứng với cefazolin ở người bệnh không bị dị ứng với penicilin, nhưng không rõ tỉ lệ chính xác.
Gần đây đã có thông báo về những trường hợp bị hoại tử biểu bì nhiễm độc và nhiều thông báo về ban mụn mủ phát triển toàn thân do cefazolin. Ước tính tỉ lệ xác thực bị dị ứng chéo lâm sàng giữa penicilin và cephalosporin là 1 đến 2%. Tuy nhiên, tốt hơn là nên tránh dùng cephalosporin trong trường hợp có tiền sử bị phản vệ do penicilin hoặc phản ứng trầm trọng khác qua trung gian globulin miễn dịch IgE.
Hầu như tất cả các cephalosporin đều có thể gây phản ứng từ giảm bạch cầu trung tính đến mất bạch cầu hạt. Tất cả các trường hợp xảy ra đều do các liều tích lũy cao trong một đợt điều trị. Thường thấy thiếu máu tan huyết miễn dịch trong quá trình điều trị với những liều rất cao.
Ðã có tài liệu chứng minh rằng cefazolin gây cản trở việc tổng hợp yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K. Cần lưu ý theo dõi thời gian chảy máu ở người bệnh có nguy cơ (tiền sử chảy máu, giảm tiểu cầu hoặc sử dụng những thuốc ảnh hưởng đến chức năng tiểu cầu). Suy thận, rối loạn chức năng gan, tiền sử bệnh dạ dày - ruột và thiếu dinh dưỡng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở người bệnh điều trị bằng cefazolin.
Vì có hai dị vòng ở vị trí 3 và 7 và là một dẫn xuất tetrazol có biểu hiện tương tự với phenyltetrazol gây co giật, nên rất có khả năng cefazolin gây cơn động kinh. Gần đây đã có báo cáo những trường hợp bị ngộ độc thần kinh với cefazolin sau khi dùng thuốc đường não thất và toàn thân.
Trên súc vật, cefazolin là loại cephalosporin đứng thứ hai về gây độc hại thận và gây thương tổn tương tự như cephaloridin. Tuy nhiên, còn chưa biết rõ mối liên quan về tính độc hại này trên người.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Người bệnh bị suy thận: Cần giảm liều. Phải theo dõi chức năng thận và công thức máu, nhất là khi điều trị liều cao và dài ngày. Nếu người bệnh bị phản ứng dị ứng hoặc quá mẫn nghiêm trọng, phải ngừng sử dụng cefazolin và tiến hành các biện pháp hỗ trợ (duy trì thông khí và sử dụng epinephrin, oxygen, tiêm tĩnh mạch steroid).
Các trường hợp bị viêm đại tràng màng giả thể nhẹ thường chỉ cần ngừng thuốc. Các trường hợp thể vừa và nặng, cần lưu ý cho dùng các dịch hoặc chất điện giải, bổ sung protein và điều trị bằng một kháng sinh có tác dụng lâm sàng điều trị viêm đại tràng do Clostridium difficile.