Ho là hiện tượng phổ biến ở trẻ em xuất phát từ nhiều nguyên nhân, do vậy những lúc này ba mẹ chính là người phải luôn kề cận bé quan tâm, theo dõi tình trạng sức khỏe để có thể tìm ra được nguyên nhân và cách chữa trị kịp thời cho bé. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến của bé bị ho.
Phân loại ho ở bé
Trẻ bị ho gà
+ Thường xuất hiện khi thời tiết lạnh, nhất là vào ban đêm.
+ Khi ho, tiếng ho phát ra giống tiếng rít
+ Cơn ho mỗi ngày một nặng
+ Đôi khi hiện tượng ho gà làm bé khó thở hoặc nghiêm trọng hơn là mặt bé sẽ tím tái do thiếu oxy
Ho có đờm
+ Đờm xuất phát từ đường hô hấ dưới, nguyên nhân của ho có đờm xuất phát từ bệnh hen suyễn, viêm phế quản và viêm tiểu phế quản.
Ho khan từng cơn
+ Nguyên nhân thường do nhiễm trùng hô hấp ( vùng cổ họng và vùng mũi)
+ Ho khan có thể được xem là dấu hiệu sớm của viêm đường hô hấp dưới
+ Ngoài ra, khi tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá, trẻ có tể có những cơn ho khan.
Nguyên nhân làm cho trẻ bị ho ban đêm
+ 3 năm đầu đời của bé là giai đoạn cơ thể bé có sức đề kháng yếu và dễ tác động bởi nhiều yếu tố gây nên tình trạng ho kéo dài, đặc biệt là vào ban đêm. Ho ở trẻ không quá nguy hiểm, nhưng nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, sức khỏe bị suy kiệt và có thể bé bị mắc phải một trong căn bệnh nguy hiểm sau đây:
Viêm xoang hoặc viêm mũi
+ Vào ban đêm, ước mũi dễ chảy xuống họng, tạo thành đờm dẫn đến những cơn ho để đẩy đờm ra ngoài.
+ Ở nguyên nhân này, bé có thể có nước mũi trong hoặc xanh, thường xuyên hắt hơi, sổ mũi, đôi khi sốt và đau đầu.
+ Bên cạnh đó, be mẹ nên quan tâm đến cả tiếng thở, tiếng ngáy khi ngủ hoặc bé có thể bị chảy máu cam, đôi khi hơi thở có mùi hôi hay không. Bởi đây chính là triệu chứng của bệnh viêm xoang.
Bệnh hen suyễn
+ Hiện nay, bệnh hen suyễn có xu hướng gia tăng ở trẻ, là một tình trạng của viêm đường hô hấp. Khi đó, đường thở sẽ bị viêm, sưng phù và co thắt dễ dàng khi gặp phải chất kích thích.
+ Triệu chứng đi theo những cơn ho có thể là: nặng ngực, khò khè, khó thở, con có cảm giác căng thẳng, ho nhiều và nặng hơn vào ban đêm.
Trào ngược thực quản ở trẻ
+ Khi thấy bé ho tới mức nôn trớ, đau bụng, ho trong thời gian dài vào ban đêm trong khi ba ngày không có biểu hiện gì. Đây là những dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày. Đây là căng bện dịch vị của dạ dày chảy ngược lại thực quản, kích thích hệ thần kinh khí quản, làm co khí quản bị căng cứng, dẫn đến bé bị ho nhiều vào ban đêm. Hiện tượng này sẽ dễ dàng xuất hiện nếu cho bé ăn nhiều vào ban đêm và đặt bé nằm trên mặt phẳng hoàn toàn.
Ho do cảm lạnh
+ Khi thời tiết bắt đầu giao mùa bước vào mùa lạnh, bé đôi khi có những triệu chứng ho khan, nếu cảm lạnh ảnh hưởng đến bé nghiêm trọng có thể dẫn đến ho có đờm. Do vậy ba mẹ nên mặc áo quần kín giữ ấm cơ thể cho bé đặc biệt vào ban đêm.
Ho do viêm họng
+ Vào ban đêm hoặc gần sáng, cơn ho của bé bắt đầu kéo dài kèm theo tiếng thở khò khè, có thể bé đã virus gây ra nhiễm trùng khiến cho niêm mạc khí quản phồng lên và đóng kín đường thở, do đó bé thường khó thở.
+ Ở nguyên nhân này, bệnh của trẻ dưới 5 tuổi thường bắt đầu bằng triệu chứng cảm lạnh.
Ho do viêm phế quản
+ Ở trẻ dưới 1 tuổi, viêm phế quản là do virus hợp bào ( RSV) gây ra. Ở trẻ lớn hơn 3 tuổi, virus này gây ra cảm lạnh nhưng lại có khả năng tiến thẳng xâm nhập vào phổi của trẻ sơ sinh.
+ Ho khò khè là dấu hiệu của viêm phê quản và hen suyễn nên rất khó phân biệt. Mùa thu và mùa đông, bệnh viêm phế quản có khả năng xảy ra hơn, kèm theo đó, bé có thể có những triệu chứng như sốt nhẹ và bỏ bú.
Những lưu ý khi trẻ bị ho
+ Không để điều hòa quá lạnh
+ Luôn giữ ấm cơ thể bé
+ Chườm khăn ấm nếu bé có hiện tượng sốt nhẹ
+ Vệ sinh phòng ngủ tươm tất,
+ Chia bữa bú của bé thành từng bữa trong ngày và ít hơn bình thường
Trên đây là những thông tin xoay quang căn bệnh ho ở trẻ. Nếu chẳng may con của bạn có những cơn ho liên tục kéo dài, hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để nhanh chóng tìm ra được nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị hợp lí nhất.
Tuthuoc24h.net hi vọng rằng, với bài viết này ba mẹ cũng anh tâm phần nào khi trẻ bị ho và nhanh chóng lấy lại năng lượng vui chơi cho trẻ nhỏ.