Tình trạng huyết áp không ổn định lúc cao lúc thấp là do đâu?
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Huyết áp không ổn định lúc cao lúc thấp có gây nguy hiểm gì không?

Hiện tượng huyết áp không ổn định lúc cao lúc thấp là triệu chứng của nhiều nguyên nhân và nguy hiểm đối với sức khoẻ nếu không được chữa trị kịp thời.

Huyết áp không ổn định lúc cao lúc thấp thất thường không chỉ là biểu hiện của một bệnh lý nghiêm trọng mà còn cực kỳ nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng con người nếu không được kiểm soát. Vậy nguyên nhân là do đâu? Làm thế nào để khắc phuc? Hãy cùng TuThuoc24h tìm hiểu ngay nhé!

Sự thay đổi huyết áp trong hệ mạch

Chỉ số huyết áp được điều phối bởi nhiều yếu tố
Chỉ số huyết áp được điều phối bởi nhiều yếu tố

Huyết áp chính là áp lực của mạch máu lên thành động mạch, gồm hai loại: Huyết áp cao nhất ở động mạch chủ và huyết áp thấp nhất ở tĩnh mạch chủ. 

Các chỉ số huyết áp được điều hòa bởi yếu tố:

  • Lực co bóp của tim: Khi tim co bóp với lực càng mạnh, thể tích nhát bóp càng tăng, lượng máu tăng lên tạo ra một áp lực lớn lên thành mạch, dẫn tới huyết áp tăng. 
  • Thể tích máu trong lòng mạch tỉ lệ thuận với huyết áp. Thể tích máu càng lớn thì huyết áp càng cao. Vì thế, càng xa động mạch chủ, lượng máu bơm đến càng ít, dẫn đến huyết áp cũng giảm dần theo vị trí cách động mạch chủ.
  • Diện tích tiết diện của mạch máu tỉ lệ nghịch với huyết áp, nghĩa là tiết diện mạch máu càng cao huyết áp càng thấp. Do đó khi co mạch, tiết diện lòng mạch giảm, áp lực lên thành mạch lại tăng, dẫn đến huyết áp vẫn tăng lên. Ngược lại, khi giãn mạch, tiết diện tăng thì huyết áp hạ do áp lực lên thành mạch giảm. Nhờ cơ chế này, các nghiên cứu y khoa tìm ra thuốc để điều trị và kiểm soát huyết áp.

Tình trạng huyết áp không ổn định

Huyết áp không ổn định được dùng mô tả cho những người có tình trạng huyết áp lên xuống thất thường. Quá trình thay đổi này có thể xảy ra đột ngột hoặc diễn ra liên tục trong một thời gian dài.  

Tuy nhiên, huyết áp của một người trên thực tế thay đổi liên tục theo từng giờ, từng ngày nhưng quá trình diễn ra không nhiều và ở mức độ chấp nhận được. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng huyết áp không ổn định
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng huyết áp không ổn định

Nguyên nhân ảnh hưởng đến sự ổn định của huyết áp

  • Thay đổi huyết áp đột ngột có thể xuất phát từ cảm xúc: lo lắng, căng thẳng, sợ hãi hoặc các trạng thái tâm lý, cú sốc tâm lý có thể khiến huyết áp lên xuống thất thường,…
  • Sử dụng thường xuyên chất kích thích
  • Thay đổi tư thế đột ngột hoặc môi trường đột ngột như từ nóng sang lạnh,… 
  • Ảnh hưởng của một số loại thuốc như dùng sai thuốc huyết áp, corticoid,… 
  • Biến chứng hoặc triệu chứng của một số bệnh như suy tim, đau thắt ngực, sốt cao, rối loạn thần kinh,… 

Một số biểu hiện của huyết áp tăng giảm thất thường

Tuy biểu hiện của tăng giảm huyết áp đột ngột không rõ ràng nhưng vẫn có một số biểu hiện cơ bản như

  • Đau đầu, hoa mắt chóng mặt nhất là khi đột ngột thay đổi tư thế hoặc môi trường
  • Thấy ù tai, thường xuyên váng đầu
  • Tim đập nhanh hoặc rối loạn nhịp tim, mặt bốc hỏa, thường đổ mồ hôi 
  • Chỉ số huyết áp thay đổi liên tục và khó kiểm soát

Ngoài ra, nếu tình trạng huyết áp không ổn định kéo dài có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, giảm sức bền của thành mạch và có nguy cơ cao bị tai biến và nhồi máu cơ tim.

Huyết áp tăng giảm thất thường nguy hiểm như thế nào?

 

Huyết áp tăng giảm đột ngột sẽ nguy hiểm đến sức khoẻ người bệnh
Huyết áp tăng giảm đột ngột sẽ nguy hiểm đến sức khoẻ người bệnh

Dù tăng hay giảm huyết áp thì đây đều là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã trao cho bệnh tăng huyết áp những tên gọi như “kẻ giết người số một”, “kẻ giết người thầm lặng”. Bởi vì nó là nguyên nhân chính gây tử vong và tàn phế với các biến chứng về tim, não, mạch máu ngày nay.

Nhất là, tăng huyết áp có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của tim, làm tim đập nhanh, thường xuyên thấy hồi hộp, tức ngực, khó thở. Nếu kéo dài, tăng huyết áp sẽ dẫn tới suy tim và cuối cùng là nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, một số biến chứng khác có thể xảy ra như: rối loạn tiền đình, tim to, đau thắt ngực do thiếu máu cục bộ cơ tim,…

Hơn thế nữa, huyết áp thấp cũng nguy hiểm không kém gì tăng huyết áp. Tình trạng huyết áp tụt có thể dẫn tới thần kinh bị suy giảm chức năng, thiếu oxy và dưỡng chất cho một số cơ quan như não, tim, thận nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Ngoài ra, huyết áp thấp còn gây ra các biến chứng như: tai biến mạch máu não, cụ thể nhồi máu não, gây sốc, nguy hiểm đến tính mạng khi đang lái xe, làm việc trên cao,.. 

Cách điều trị và phòng ngừa huyết áp tăng giảm thất thường 

 

Người bệnh huyết áp không ổn định cần được sự hướng dẫn chăm sóc của người chuyên môn
Người bệnh huyết áp không ổn định cần được sự hướng dẫn chăm sóc của người chuyên môn

Để giúp cho huyết áp ổn định, tránh tăng giảm đột ngột, người bệnh cần chú ý những điều sau:

  • Không sử dụng thuốc dành riêng cho huyết áp cao hoặc huyết áp thấp, cần sử dụng các loại thuốc ổn định huyết áp, được kê theo sự chỉ định của bác sĩ 
  • Xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh, bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, giảm lượng muối trong bữa ăn hằng ngày
  • Kiêng sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá...
  • Không để bản thân quá căng thẳng, stress và áp lực trong công việc
  • Tích cực tập luyện thể dục thể thao hằng ngày để tăng cường sức khỏe
  • Theo dõi huyết áp thường xuyên, trước bữa ăn 30 phút và sau bữa ăn 30 phút 

Huyết áp không ổn định lúc cao lúc thấp thất thường rất nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người. Nếu kéo dài và không được chữa trị kịp thời, điều này có thể dẫn tới những biến chứng hết sức phức tạp. Vì thế, nếu phát hiện bản thân có dấu hiệu huyết áp thay đổi đột ngột, cần gặp bác sĩ để nhận tư vấn và điều trị.

TuThuoc24h