Có ngay cốc sữa đậu nành tại nhà bằng máy xay sinh tố
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Sống Khỏe Dinh Dưỡng

Có ngay cốc sữa đậu nành tại nhà bằng máy xay sinh tố

Sữa đậu nành có nhiều công dụng, đặc biệt dành cho chị em phụ nữ. Vậy tại sao chúng ta không tự làm ra một cốc sữa ngon , an toàn tại nhà

Như chúng ta đã biết, sữa đậu nành là một loại thức uống bổ dưỡng, giàu dưỡng chất. Những cốc sữa đậu nành thường được nấu và bán cho khách hàng ở những hàng quán. Tuy nhiên, nếu bạn không yên tâm với chất lượng sữa đã mua, Tủ thuốc 24h sẽ hướng dẫn bạn làm sữa đậu nành tại nhà chỉ bằng chiếc máy xay sinh tố. 

Sữa đậu nành làm bằng máy xay sinh tố sẽ an toàn và vô cùng dinh dưỡng
Sữa đậu nành làm tại nhà sẽ an toàn và giữ được vị thơm

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm sữa đậu nành

Đầu tiên các bạn cần chuẩn bị:

  • 200gr đậu nành/đậu tương
  • Khoảng 1 lít nước để ngâm đậu
  • 1,5 lít nước sạch để nấu và vắt sữa từ đậu
  • 30gr lạc/đậu phộng rang xơ, tách vỏ  (không bắt buộc)
  • 2-3 lá nếp/lá dứa
  • Máy xay sinh tố
  • Rá và khăn vải xô 
    Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm sữa đậu nành tại nhà
    Nguyên liệu chuẩn bị cho làm sữa đậu nành

     

Các bước thực hiện làm sữa đậu nành

Bước 1: Ngâm đậu nành

Đầu tiên các bạn chọn những hạt đậu tròn, bóng, không bị sâu. Sau đó đem đậu ngâm trong nước khoảng 8 tiếng. Chú ý phải đổ nước gấp 3,4 lần lượng đậu và để đậu ngâm ở chỗ thoáng mát, đậu ngâm không được để thời gian quá lâu sẽ làm đậu bị chua. 

Ngâm đậu nành là bước đầu tiên chúng ta cần làm trước khi xay đậu nành
Ngâm đậu nành

Bước 2: Xay đậu nành

Sau thời gian ngâm đậu đã mềm, các bạn cho đậu vào máy xay sinh tố xay cùng với đậu phộng (nếu có), sữa đậu nành sẽ càng thơm ngon nếu có thêm đậu phộng. Đậu phộng hòa trộn với đậu nành sẽ làm sữa béo ngậy, thơm ngon hơn. Trong lúc xay, vừa xay vừa châm nước từ từ để đậu nành được xay mịn và không bị tạo bọt.

Bạn nên dùng khoảng 750ml nước để xay đậu, sau đó cho thêm 250-300ml nước vào phần đậu vừa xay để hỗn hợp sữa đậu nành được loãng hơn. 

Xay đậu nành bằng máy xay sinh tố
Xay đậu nành bằng máy xay sinh tố

Bước 3: Đun sữa đậu nành

Đậu sau khi đã được xay mịn và loãng, bạn cho đậu vào nồi nấu chung với lá dứa cho đến khi bọt nổi đến miệng nồi thì tắt bếp. Lá dứa sẽ làm cho sữa có thêm mùi thơm, vị trở nên ngon hơn. Thông thường thời gian nấu sữa khoảng 10 phút.

Lưu ý, trong quá trình nấu sữa đậu nành, bạn nên để lửa nhỏ và khuấy đều tay để đậu không tiếp xúc với đáy nồi quá lâu, tránh việc sữa đậu nành bị cháy. 

Đậu nành được đun cẩn thận sau 10 phút để có mùi thơm vị ngon
Đun sữa đậu nành

Bước 4: Lọc sữa đậu nành

Để lọc sữa, bạn dùng một chiếc rá và khăn vải xô. Bạn cho đậu vừa nấu vào rá, sữa sẽ chảy qua khăn và rá xuống nồi phía dưới. Phần đậu còn lại trong rá còn nóng, bạn nên tận dụng cho thêm 500ml nước vào ép kiệt nước để có lượng sữa đậu nành nhiều hơn

Sữa đậu nành sau khi nấu xong có thể bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng được lâu. 

Lọc sữa đậu nành sẽ là bước cuối cùng trong quá trình làm sữa đậu nành
Lọc sữa đậu nành

Một số lưu ý khi sử dụng sữa đậu nành

Sữa đậu nành là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng, chúng ta nên sử dụng sữa đậu nành để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, việc sử dụng sữa đậu nành quá nhiều lại gây phản tác dụng và có hại cho sức khỏe. Các tác hại có thể kể đến như là:

  • Giảm tổng hợp hóc môn tuyến giáp

Theo một số tài liệu, sử dụng sữa đậu nành nhiều quá mức làm ảnh hưởng đến sự tổng hợp hóc môn tuyến giáp. Nguyên nhân do trong sữa đậu nành có Isoflavone. Để sản sinh ra loại hóc môn này, tuyến giáp cần sử dụng enzyme peroxidase để oxy hóa iot. Tuy nhiên, chất Isoflavone lại gây ức chế, cản trở hoạt động của enzyme peroxidase, khiến tuyến giáp thiếu hụt lượng hóc môn cần thiết, gây ra tình trạng cơ thể mệt mỏi, rụng tóc, trí nhớ kém và cả bệnh bướu cổ.

  • Dị ứng với trẻ em

Mặc dù tình trạng dị ứng sữa đậu nành không nhiều, nhưng những phụ huynh có ý định cho con uống sữa đậu nành thay vì sữa bò nên cân nhắc cẩn trọng. Đối với trẻ em, uống sữa đậu nành hoặc sử dụng chế phẩm từ đậu nành quá mức có thể gây ra tình trạng tổn thương thần kinh ở trẻ. Nguyên nhân là trong đậu nành có hàm lượng mangan cao gấp 200 sữa mẹ. Sử dụng quá mức sữa đậu nành làm cơ thể trẻ thừa mangan, gây ra tổn thương thần kinh cho trẻ.

  • Không phù hợp với người có bệnh gút, dạ dày, sỏi thận

Hàm lượng purine trong sữa đậu nành là mối đe dọa với người bệnh gút, nguyên do bệnh nhân mắc bệnh gút vì rối loạn chuyển hóa purine. Uống sữa đậu nành có thể làm niêm mạc của bạn kích ứng, gây đâu đớn và viêm nhiễm.

Bên cạnh đó, người bị bệnh về dạ dày hay thận cũng không nên sử dụng sữa đậu nành vì dễ gây ra tình trạng dư thừa axit trong dạ dày, gây đầy hơi. Oxalat trong sữa đậu nành kết hợp với calci trong thận dẫn đến hình thành sỏi thận, có hại cho sức khỏe.

Một số tác dụng khác của đậu nành

  • Hạt đậu nành có khả năng hút ẩm, khi lựa chọn mua đậu nành bạn nên mua những gói đậu có sẵn gói hút chân không, có ngày sản xuất, đóng gói thời gian gần đây. Nếu sử dụng không hết đậu, bạn nên cho hạt đậu nành vào lọ thủy tinh, đóng kín và bảo quản nơi khô thoáng.
  • Bã đậu nành có thể được sử dụng để làm món ăn chay như thịt viên chay, nấu súp hải sản... bạn nên tận dụng phần bã đậu nành còn để chế biến món ăn cho gia đình của mình, vừa tiết kiệm chi phí lại thơm ngon.
  • Sử dụng bã đậu nành để bón cho cây sẽ kích thích cây phát triển hơn.

 Sữa đậu nành là nguồn thức uống giàu dinh dưỡng lại bổ rẻ, tuy nhiên bạn nên sử dụng vừa phải để không gây hại cho cơ thể. Tủ thuốc 24h hi vọng những thông tin trên đã giúp ích cho bạn về cách làm cũng như những lưu ý khi sử dụng sữa đậu nành. 

TuThuoc24h.net